Báo trước khi nghỉ việc là một trong những nghĩa vụ của người lao động phải thực hiện để nghỉ việc một cách hợp pháp. Vậy chưa ký hợp đồng lao động muốn nghỉ có phải báo trước?
Mục lục bài viết
1. Chưa ký hợp đồng lao động muốn nghỉ có phải báo trước không?
Theo quy định của pháp luật về lao động chính là sự thỏa thuận, thống nhất quan điểm ý chí giữa người lao động và người sử dụng lao động; nội dung được ghi nhận trong hợp đồng này thông liên quan đến các nội dung là việc làm có trả công, tiền lương, cùng với đó là những nội dung về điều kiện lao động quyền, nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Cũng theo quy định thì trường hợp
Như vậy, hợp đồng lao động có những tính chất thể hiện sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Người sử dụng lao động khi tiến hành tuyển người lao động vào làm việc cho mình có trách nhiệm trả công, tiền lương. Mặc dù những văn bản được ký kết giữa các bên nếu không có quy định là hợp đồng lao động nhưng chứa đựng những thông tin thể hiện về việc trả công, tiền lương và nằm trong sự quản lý, kiểm soát của người sử dụng lao động thì văn bản này vẫn có tính ràng buộc đối với các bên trong quan hệ lao động.
Việc ký kết hợp đồng lao động đối với các bên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc xác nhận các thông tin, khẳng định về quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia vào lao động. Nhưng trên thực tế vẫn có một số trường hợp người sử dụng lao động chưa ký hợp đồng lao động đối với người lao động. Điều này đặt ra vấn đề là khi người sử dụng lao động không ký hợp đồng liệu khi người lao động nghỉ việc thì có bắt buộc phải tiến hành xin nghỉ việc theo đúng quy định là những ngày báo trước đã được
Quan hệ lao động được hiểu là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động, cùng với đó là các tổ chức, đại diện của các bên cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quan hệ lao động bao gồm các quan hệ lao động cá nhân và quan hệ lao động tập thể. Như vậy, giữa người lao động và người sử dụng lao động có phát sinh quan hệ lao động đối với những hành vi trên thực tế đó là việc thuê mướn, sử dụng và có trả lương thì mặc dù người lao động chưa ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì cá nhân này vẫn phải chịu trách nhiệm với việc thông báo trước khi nghỉ theo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Hiện nay về hình thức hợp đồng lao động cũng đã được ghi nhận tại Điều 14 của Bộ luật này, theo đó các bên khi ký hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và chia thành 02 bản, người lao động sẽ giữ 01 bản và người sử dụng lao động giữ 01 bản để làm cơ sở giải quyết với những các nội dung đã được thỏa thuận. Ngoài ra, luật lao động cũng cho phép các bên có thể tiến hành giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật. Pháp luật cũng đã khẳng định giá trị của hợp đồng lao động giao kết thông qua phương tiện điện tử có giá trị như hợp đồng bằng văn bản; Đối với những hợp đồng có thời hạn dưới 1 tháng thì hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động thông qua lời nói, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 điều 18 và điểm a khoản 1 điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
Đối với quy định nêu trên thì liên quan đến mặt hình thức của hợp đồng bắt buộc phải tiến hành lập văn bản, trừ những trường hợp đã được phân tích nêu trên. Chính vì vậy, công ty hoặc người sử dụng lao động trong khoảng thời gian sử dụng người lao động trên thực tế không tiến hành giao kết hợp đồng là sai với quy định của pháp luật nhưng điều này cũng phân biệt rõ ràng với việc mặc dù công ty sai nhưng vẫn đang tồn tại mối quan hệ lao động trên thực tế nên khi tiến hành nghỉ việc người lao động vẫn phải tuân thủ việc thông báo trước theo đúng nội quy cũng như pháp luật liên quan đã ghi nhận.
2. Thời gian tiến hành báo trước đối với trường hợp chữ ký hợp đồng muốn nghỉ việc:
Người lao động khi tham gia vào quan hệ lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đương nhiên vẫn phải đảm bảo những điều kiện theo từng loại hợp đồng lao động quy định trường hợp đơn phương chấm dứt lao động trái pháp luật. Người lao động vì những lý do khách quan, chủ quan nghỉ việc tại doanh nghiệp hoặc công ty, tổ chức thì cần căn cứ vào tính chất công việc cũng như thỏa thuận giữa các bên với nhau để xác định chính xác loại hợp đồng tương ứng với mối quan hệ lao động mình đang thực hiện.
Theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 thì đối với những trường hợp hợp đồng lao động khác nhau thì cũng sẽ có mức thời gian tiến hành thông báo trước khác nhau. Hiện nay, tồn tại các loại hợp đồng tương ứng với quan hệ lao động như hợp đồng không xác định thời hạn hợp đồng xác định thời hạn hợp đồng theo mùa vụ hoặc công việc có thời hạn dưới 12 tháng, theo đó:
– Người lao động phải tuân thủ việc thông báo ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Đối với trường hợp khi người lao động có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì phải tuân thủ việc báo trước ít nhất 30 ngày;
– Thời gian báo trước được áp dụng trong việc thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng là 3 ngày làm việc.
Lưu ý: Đối với những công việc đặc thù nhất định thì thời hạn báo trước vẫn có sự thay đổi thực hiện theo quy định mà Chính phủ đã ban hành.
Trong Luật Lao động 2019 cụ thể là tại khoản 2 Điều 35 cũng đã ghi nhận các trường hợp mà người lao động hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước mà cũng không vi phạm pháp luật. Có thể đánh giá, đây là một trong những nội dung có tính đổi mới nổi bật nhất trong bộ luật.
+ Theo đó, nếu người sử dụng lao động có hành vi vi phạm về việc bố trí công việc, địa điểm làm việc hoặc những điều kiện làm việc mà các bên thỏa thuận với nhau nhưng người sử dụng lao động lại không tuân thủ; liên quan đến vấn đề trả đủ lương hoặc trả lương lại không đúng thời hạn đã được ghi nhận trong hợp đồng;
+ Cá nhân là người lao động có hành vi bị ngược đãi, đánh đập hoặc bị xúc phạm, lăng nhục ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự hoặc thậm chí bị cưỡng bức lao động;
+ Không chỉ là người lao động nữ mà trong trường hợp nếu lao động nam bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc hoàn toàn có thể chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước;
+ Liên quan đến chế độ về nghỉ việc do người lao động nữ mang thai hoặc đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với tất cả người lao động, trừ các trường hợp có thỏa thuận khác thì cũng có thể tiến hành vi phương chấm dứt hợp đồng nếu bị vi phạm về quyền lợi này;
+ Khi tham gia vào quan hệ lao động nếu nhận thấy người sử dụng lao động cố tình cung cấp các thông tin không trung thực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện hợp đồng.
3. Thông báo nghỉ việc trước 45 ngày có tính cả những ngày nghỉ lễ, Tết hay không?
Như đã phân tích, việc cá nhân không thực hiện ký hợp đồng lao động với người sử dụng lao động nhưng trên thực tế nếu vẫn tồn tại quan hệ lao động thì người lao động vẫn có trách nhiệm thực hiện việc báo trước tùy thuộc vào thời gian tham gia lao động đã thỏa thuận với người sử dụng lao động. Liên quan đến nội dung về việc báo trước thì tại khoản 1 điều 35 Bộ luật Lao động 2019 cũng đã khẳng định và quy định chi tiết về các nội dung này. Tuy nhiên một trong những vấn đề mà người lao động hay thắc mắc đó là việc người lao động nghỉ việc phải báo trước 45 ngày cộng dồn cả những ngày nghỉ lễ, Tết hay phải tính dựa trên những ngày làm việc trên thực tế. Theo quy định, người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn muốn nghỉ việc phải báo trước ít nhất 45 ngày và thời gian báo trước đối với trường hợp ký hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên được xác định là theo những ngày thông thường.
Có thể thấy, 45 ngày thông báo trước sẽ bao gồm cả ngày lễ Tết thứ bảy và chủ nhật. Đây là một trong những điều khác biệt cơ bản so với việc thông báo nghỉ việc với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng. Ở trong trường hợp này, người lao động phải thông báo ít nhất là 3 ngày làm việc và thời gian này là ngày làm việc trên thực tế sẽ không bao gồm ngày lễ Tết thứ bảy và chủ nhật.
Hiện nay, Bộ luật lao động vẫn chưa có quy định cụ thể về hình thức báo trước khi nghỉ việc nên người lao động hoàn toàn có thể lựa chọn việc chủ động gọi điện, nhắn tin, gửi email hoặc viết đơn xin nghỉ thông báo đến bộ phận phụ trách về nhân sự của doanh nghiệp.
Văn bản pháp luật được sử dụng: