Liên quan đến tội phạm xâm phạm về quyền sở hữu tài sản, ta thường nghe đến khái niệm chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Vậy chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là gì? D
Mục lục bài viết
1. Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?
Hiện nay, các vấn đề về tội phạm tại nước ta ngày càng có dấu hiệu ra tăng. Đặc biệt là các tội phạm liên quan đến việc xâm hại quyền sở hữu tài sản.
Thực tế, mỗi năm, tại Việt Nam ghi nhận hàng nghìn vụ việc liên quan đến trộm cắp tài sản, cướp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, thậm chí là giết người để chiếm đoạt tài sản. Mức độ cũng như số lượng của các vụ án “Cướp, giết, hiếp” ngày một tăng cao.
Song song đến việc xác định hành vi của người phạm tội, thiệt hại mà hành vi vi phạm gây ra, người ta còn đặc biệt quan tâm đến “nguồn chảy” của tài sản do người phạm tội có được.
Xét về bản chất mà động cơ, các hành vi liên quan đến chiếm đoạt tài sản, mục đích của chủ thể vi phạm là chiếm đoạt tài sản của nạn nhân để thu về lợi nhuận cho mình. Lợi nhuận có được đa phần từ việc đối tượng vi phạm này tiêu thụ tài sản phạm tội cho chủ thể khác.
Tuy nhiên, xét trong thực tế, có những vụ việc diễn ra nhanh, cơ quan chức năng tiếp cận kịp thời, khiến việc tiêu thụ tài sản phạm tội chưa được hoàn thiện. Lúc này, đối tượng vi phạm sẽ để tài sản có được do phạm tội cho một đối tượng khác chưa chấp. Lúc này, khi bị phát hiện, chủ thể chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có cũng được xét là chủ thể vi phạm pháp luật.
Vậy hiểu chưa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là gì?
Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi che giấu, che đậy, cầm giữ nguồn tài sản do người khác phạm tội mà có, dù đã biết nguồn gốc của tài sản. Tức cá nhân, tổ chức biết tài sản mà mình chứa chấp do người khác phạm tội mà có mà vẫn chứa chấp, thì bị quy về hành vi chứa chấp tài sản phạm tội.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị D và chị Nguyễn Thị H là bạn thân của nhau. Đầu năm 2020, do chơi nô để, chị H mất một số tiền lớn. Vì bị siết nợ, chị H đã nảy sinh ý định trộm cắp tài sản. Biết nhà anh Trần Văn B giàu có, mà buổi trưa chỉ có một mẹ già ở nhà, chị H đã lẻn vào nhà, cạy tủ, và lấy đi số tiền là 300 triệu đồng. Anh B trích xuất camera và phát hiện ra. Anh trình báo công an. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội, chị H đã mang số tài sản phạm tội mà có của mình đến nhà chị D, nhờ chị D giữ giúp. Chị D biết số tiền này do chị H ăn trộm mà có được, nhưng vẫn đồng ý giữ hộ. Sau khi điều tra, chị D bị bắt về hành vi trộm cắp tài sản. Còn chị D bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có.
2. Hậu quả của hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đem đến những hậu quả nặng nề cho chủ thể thực hiện hành vi chứa chấp, nạn nhân, cũng như công tác xác định, giải quyết vụ việc của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Cụ thể như sau:
2.1. Đối với nạn nhân:
Tài sản có được do phạm tội là hành vi chiếm đoạt tài sản từ những hoạt động cụ thể như: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; trộm cắp tài sản; cướp tài sản… Các hành vi này xâm hại trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản. Vậy nên, khi tài sản đó được chứa chấp, thậm chí là tiêu thụ, thì lợi ích vật chất của chủ sở hữu không được đảm bảo, khi khả năng lấy lại được tài sản của các nạn nhân là rất thấp. Vậy nên, có thể thấy, việc tiêu chứa chấp tài sản có được do phạm tội là hành vi tiếp tay, xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân.
2.2. Đối với chủ thể chưa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có:
+ Dù không phải là người trực tiếp tham gia vào hoạt động phạm tội, song, hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi tiếp tay, giúp tội phạm đó hoàn thành.
+ Khi bị phát giác, người chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có cũng được xem là người có tội, và sẽ bị xử lý, xử phạt theo quy định của pháp luật.
2.3. Đối với công tác quản lý trật tự an toàn xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền:
+ Chứa chấp tài sản có được do phạm tội mà có khiến công tác điều tra tội phạm của cơ quan chức năng có thẩm quyền gặp nhiều khó khăn. Trong rất nhiều trường hợp, đây được xem là nguyên nhân chính khiến việc điều tra đi vào ngõ cụt.
+ Việc chứa chấp tài sản phạm tội khiến thúc đẩy tâm lý của các đối tượng phạm tội, để chúng tiếp diễn hành vi phạm tội cho những lần tiếp theo. Thậm chí, mức độ của hành vi, cũng như tính chất của vụ việc còn có chiều hướng tăng cao.
+ Ngoài ra, việc chứa chấp tài sản do phạm tội mà có làm rối loạn trật tự an toàn xã hội; làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân; công tác quản lý Nhà nước của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Trên đây là những hậu quả mà hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có đem đến. Có thể thấy, hành vi này xâm phạm trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản của các cá nhân, quy chế xử phạt hành vi chiếm đoạt tài sản theo quy định chung của pháp luật. Nếu vi phạm, cơ quan Nhà nước sẽ đưa ra phương thức xử lý, xử phạt sao cho hợp lý, bảo đảm tính hợp pháp nhất.
3. Mức phạt đối với hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có:
Hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi vi phạm pháp luật, đem đến những hậu quả nặng nề, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân; cũng như công tác quản lý xã hội của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Chính vì vậy, Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý, xử phạt đối với hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Theo đó, mức phạt đối với hành vi chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có được quy định cụ thể như sau:’
Điều 323 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có với từng mức phạt phụ thuộc vào giá trị của tài sản.
– Cá nhân nào không hứa hẹn trước mà chứa chấp, tiêu thụ tài sản biết rõ là do người khác phạm tội mà có, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
– Chủ thể vi phạm phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm: Có tổ chức; Có tính chất chuyên nghiệp; Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; Thu lợi bất chính từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng; Tái phạm nguy hiểm.
– Cá nhân, tổ chức bị phạt tù từ 07 năm đến 10 năm nếu thuộc một trong các trường hợp vi phạm sau đây:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
+ Chủ thể này thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng.
– Chủ thể vi phạm bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm nếu thuộc một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Tài sản, vật phạm pháp trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;
+ Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trên đây là mức xử phạt đối với hành vi tiêu thụ, chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có. Có thể thấy, mức phạt đối với chủ thể vi phạm được áp dụng dựa trên giá trị của tài sản tiêu thụ (Tùy vào từng trường hợp vi phạm cụ thể mà cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ đưa ra mức xử phạt hợp lý cho đối tượng vi phạm). Điều đặc biệt, để áp dụng mức phạt trên đối với chủ thể vi phạm, chỉ khi cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định được yếu tố cho thấy một cá nhân biết rõ hành vi vi phạm, biết tài sản có được do hành vi vi phạm mà vẫn chứa chấp. Lúc này chủ thể vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định chung của pháp luật.
Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
Bộ luật hình sự 2015.