Skip to content
1900.6568

Trụ sở chính: Số 89, phố Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội

  • DMCA.com Protection Status
Home

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Về Luật Dương Gia
    • Luật sư điều hành
    • Tác giả trên Website
    • Thông tin tuyển dụng
  • Tư vấn pháp luật
  • Tổng đài Luật sư
  • Dịch vụ Luật sư
  • Biểu mẫu
    • Biểu mẫu Luật
    • Biểu mẫu khác
  • Văn bản pháp luật
  • Kinh tế tài chính
  • Giáo dục
  • Bạn cần biết
    • Từ điển pháp luật
    • Thông tin địa chỉ
    • Triết học Mác-Lênin
    • Hoạt động Đảng Đoàn
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
    • Tư vấn tâm lý
    • Các thông tin khác
  • Liên hệ
Home

Đóng thanh tìm kiếm
  • Trang chủ
  • Đặt câu hỏi
  • Đặt lịch hẹn
  • Gửi báo giá
  • 1900.6568
Trang chủ Bạn cần biết

Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích Chúa Bói Thượng Ngàn?

  • 07/02/202307/02/2023
  • bởi Cao Thị Thanh Thảo
  • Cao Thị Thanh Thảo
    07/02/2023
    Bạn cần biết
    0

    Ở vùng đất Lạng Sơn từ lâu đã nổi tiếng với nhiều truyền thuyết huyền ảo, trong số đó nổi bật nhất phải kể đến truyền thuyết về bà Chúa Cà Phê. Bài viết dưới đây hãy cũng chúng tôi tìm hiểu về truyền thuyết này từ đó cũng nhau trả lời những câu hỏi: Chúa Cà Phê là ai? Đền thờ và sự tích về Chúa Bói Thượng Ngàn?

      Mục lục bài viết

      • 1 1. Chúa Cà Phê là ai?
      • 2 2. Sự tích Chúa Bói Thượng Ngàn:
      • 3 3. Đền thờ Chúa Bói Thượng Ngàn:
      • 4 4. Văn thỉnh Chúa Cà Phê:
        • 4.1 4.1. Mẫu văn thỉnh bà Chúa Cà Phê đặc sắc nhất: 
        • 4.2 4.2. Mẫu văn thỉnh Chúa Cà Phê hay nhất: 
        • 4.3 4.3. Mẫu văn thỉnh Chúa Cà Phê linh thiêng nhất: 

      1. Chúa Cà Phê là ai?

      Chúa Cà Phê là một người phụ nữ dân tộc Nùng, bà được xem là nữ thần bói toán của các nữ tu từ xa xưa cho đến nay. Không có tài liệu nào cho bạn biết chính xác bà Chúa Cà Phê hạ phàm vào thời đại nào, nhưng tương truyền biết rằng bà ta có quyền lực lớn nhất trong số các vị thần thượng ngàn trên trời. Nên bà còn được gọi với một cái tên là Chúa Bói Thượng Ngàn.  Theo một số tín ngưỡng, bà Chúa Cà Phê là bà tổ nghề bói toán, tức là bà chúa bói toán đầu tiên của Việt Nam, nhưng bà sống ẩn dật trong núi, không sinh ra ở trần gian nên ít người biết đến bà.

      2. Sự tích Chúa Bói Thượng Ngàn:

      Không ai biết tên gọi chính xác của Chúa bói Thượng Ngàn hay Bà chúa Cà Phê bắt nguồn từ đâu. Tuy nhiên, có một câu chuyện dân gian kể rằng khi người Pháp mang cây cà phê đến trồng thử ở vùng đất này thì cây cà phê không phát triển được và những người lao động ở đây cũng liên tục ốm đau, bệnh tật và gặp phải tai họa xảy ra liên tục. Các công nhân sợ hãi, không biết tại sao, họ lập tức đến cầu nguyện tại ngôi đền được đặt trong rừng cà phê. Với hy vọng rằng từng chút một tình hình sẽ được cải thiện. Quả nhiên ngay sau đó, những cây và phê bắt đầu phát triển và họ cũng không còn gặp tai hoạ nữa.  Thấy ngôi đền vô cùng linh thiêng, những người thợ đã chung sức trùng tu lại ngôi đền và đặt tên là đền Cà Phê. Từ đó, người dân gọi vị Chúa được thờ trong chùa là Bà Chúa Cà Phê

      Theo tích cũ có từ thời vua Lý Thái Tổ, Bà Chúa Bói Thượng Ngàn hạ phàm được thuật lại như sau:

      “Trong tích cũ Lê triều Thái tổ

      Một thôn nghèo mái đỏ trên nương

      Lam chiều khói tỏa màn sương

      Chim kêu vượn hót ven đường hoa chen

      Ngày thiêng sổ chọn một giờ

      Trời sai tiên nữ cầm cờ giáng sinh

      Đêm thanh giờ tý hiện ra điện tiền

      Xem thêm: Sự vận dụng nguyên tắc chủ nghĩa Mác – Lênin giải quyết vấn đề tôn giáo của Đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay

      Khắp một vùng yên lặng màn đêm

      Sao sa sáng tỏ ở bên thềm

      Chợt nghe giáng hạ tiên nàng thánh linh”.

      Theo đó thì bà được cho là một vị tiên nữ từ cõi trời hạ phàm để giúp nhân dân tránh khỏi tai ương cũng như bệnh dịch.

      3. Đền thờ Chúa Bói Thượng Ngàn:

      Để tỏ lòng biết ơn bà, nhân dân đã lập đền thờ Bà Chúa Cà Phê hay Chúa Bói Thượng Ngàn. Ngày nay ngồi đền ấy tọa lạc tại xã Hòa Thắng, Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây được coi là một trong những ngôi đền lâu đời ở Việt Nam. Nhiều người đã đến đây đi lễ và cúng bái đều khẳng định rằng đây là một ngôi đền rất liêng thiêng. Xung quanh đền là khu rừng hẻo lánh và có phần hoang vu. Trước kia bởi vì đường xá còn chưa phát triển nên việc du khách thập phương muốn đến thắp hương cúng bái bà còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng hiện nay đường xá đã được trùng tu từ đó giao thông cũng trở nên thuận tiện, du khách có thể dễ dàng đến đền thờ bà Chúa Cà Phê để cúng bái. Trong năm, thông thường ngôi đền sẽ đông đúc và nhộn nhịp nhất vào những ngày rằm, mùng một và đặc biệt là vào ngày mùng sáu tháng 2 âm lịch.

      Du khách có thể dễ dàng di chuyển đến đền thờ Chúa Bói Thượng Ngàn bằng xe khách, ô tô hoặc xe máy. Quảng đường đi sẽ dài khoảng 100km từ trung tâm thành phố Hà Nội.

      4. Văn thỉnh Chúa Cà Phê:

      4.1. Mẫu văn thỉnh bà Chúa Cà Phê đặc sắc nhất: 

       Ai lên tới chín tư châu thổ

      Ngắm cảnh rừng bà chúa cà phê

      Xem thêm: Ảnh hưởng của tôn giáo đến văn minh Ấn Độ trong tiến trình lịch sử

      Một vùng phong cảnh sơn khê

      Hồn thiêng sông núi danh tài còn ghi

      Trong tích cũ Lê triều thái tổ

      Một thôn nghèo mán đỏ trên nương

      Lam chiều khói tỏa màn sương

      Chim kêu vượn hót ven đường hoa chen

      Ngày thiêng sổ chọn một giờ

      Trời sai tiên nữ cầm cờ giáng sinh

      Xem thêm: Cơ sở tôn giáo là gì? Điều kiện, thủ tục thành lập và công nhận cơ sở tôn giáo mới

      Đêm thanh giờ tý hiện ra điện tiền

      Khắp một vùng yên lặng màn đêm

      Sao sa sáng tỏ ở bên thềm

      Chợt nghe giáng hạ tiên nàng thánh linh

      Dáng phong tư hoa kỳ đua thắm

      Luyện phép tiên thái thượng lão quân

      Tử vi xem tướng như thần

      Bói trong gia sự mười phân vẹn mười

      Xem thêm: Các tôn giáo ở Ấn Độ? Ấn Độ theo tôn giáo nào nhiều nhất?

      Đoán thần tướng thương dân chính đạo

      Giải hạn tai chỉ bảo căn ro

      Giận loài tàn bạo bất lương

      Khuyên quay đầu lại tìm đường tu tâm

      Mang tài cứu nước cứu dân

      Chúa bà sáng tỏ trần phàm còn duyên

      Loài bất lương thượng thiên an bài

      Loài bất lương thượng thiên an bài

      Xem thêm: Tôn giáo là gì? Nội dung cơ bản của Luật tín ngưỡng tôn giáo?

      Giờ dần chúa ở thiên thai trở về

      Khắp hang động sơn khê chúa dạo

      Đức vua phong nữ đạo thần linh

      Du thuyền yên thế cứu dân

      Lập đền hương khói xa gần nhớ ơn

      Tiên nhớ cảnh thủy sơn bắc địa

      Giáng trần phàm cao lùng cà phê

      Núi non trăng nước hương khê

      Xem thêm: Có được chuyển nhượng đất của cơ sở tôn giáo không?

      Núi non trăng nước hương khê

      Chim kêu vượn hót hạc bày dâng hoa

      Môi son má phấn da ngà

      Thơm thơm tóc phượng rà rà lưng ong

      Chúa bà thơm thơm tóc phượng rà rà

      Áo chàm khăn thắm đai hoa kiềng vàng

      Khăn vắt ngang lưng đeo xà tích

      Tai hoãn vàng vòng ngọc kim cương

      Xem thêm: Chức sắc là gì? Khái niệm, đặc điểm và vai trò của chức sắc tôn giáo?

      Ấn phù đạo pháp cương thường

      Ngự đồng phán bói chỉ đường trần gian

      Có phen chơi cảnh bích động thanh nhàn

      Ngự lầu hồng phủ tía thênh thang

      Suối trong nước bạc rừng vàng

      Núi rừng trùng trùng điệp điệp thang mây

      Ngắm xem phong cảnh đền đây

      Thác reo uốn khúc thông cây rườm rà

      Xem thêm: Phân tích mối quan hệ giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực tôn giáo thông qua các ví dụ cụ thể

      Trăng soi bóng liễu la đà

      Rừng cấm chúa bà dạo bàn cờ ngự vui

      Chúa bà cà phê hách danh trần phàm

      Oai danh thần pháp chúa bà trừ gian

      Đêm cùng ngày chúa soi xét nhân gian

      Nghe chúa hạ lệnh giúp dân trừ tà

      Danh thơm còn mãi vang xa

      Tiếng lòng thổn thức chúa bà thương dân

      Xem thêm: Luật sư tư vấn các quy định của luật tín ngưỡng tôn giáo trực tuyến

      Công người như nước như non

      Trọn đời giữ tấm lòng son vì đời

      Ai hay lẽ sao trời vật đổi

      Lánh bụi trần về cõi hư không

      Đồi cao còn dấu tiên rồng

      Ban tiên đủng đỉnh gót hồng múa ca

      Ngũ âm tay đàn tang tích tình tang

      Tay đàn tang tích tình tang

      Xem thêm: Đất cơ sở tôn giáo là gì? Quy định về giao đất cho cơ sở tôn giáo?

      Tiếng tơ tiếng trúc dịu dàng bẻ bai

      Tiếng thổ tiếng mường khoan thai điểm đót

      Cảnh lâm thiền vượn hót chim kêu

      Mười hai cô thổ mán theo hầu

      Muôn loài khắp chốn đâu đâu vọng cầu

      Ba mươi sáu cửa động quy đầu làm tôi

      Ánh đuốc kia sáng tỏ ngân hà

      Đuốc soi sáng khắp gần xa

      Xem thêm: Quy định về đăng ký sinh hoạt tôn giáo và đăng ký hoạt động tôn giáo

      Soi cho đệ tử lộc tài bình an

      Đệ tử con khấu đầu vọng bái

      Xin chúa bà giáng phúc lưu ân

      Độ cho đệ tử thiên xuân thọ trường

      4.2. Mẫu văn thỉnh Chúa Cà Phê hay nhất: 

      Đệ tử con khấu đầu vọng bái.

      Tiến bản văn chầu chúa bói cà phê.

      Lạng sơn tú khí trung linh.

      Có người tiên nữ giáng sinh phàm trần.

      Xem thêm: An ninh tôn giáo là gì? Những khó khăn trong công tác an ninh tôn giáo?

      Anh linh nổi tiếng khác thường.

      Khắp bốn phương đâu đâu đều biết.

      Chúa bói ngàn nổi tiếng trâm oanh.

      Nét thanh thanh mày ngài mắt phượng.

      Vẻ tuyết ngọc hoa nhường nguyệt thẹn.

      Tóc rườm rà uốn lượn nét tiên.

      Thiên nhiên đẹp hữu tình một cảnh.

      Có khi ngự một thú thảnh thơi.

      Xem thêm: Quan điểm và ưu nhược điểm về cách tiếp cận văn hóa theo định nghĩa UNESCO

      Thất khê phố vị là nơi chúa đi về.

      Dù ai buôn bán trăm nghề.

      Tâm thành cửa chúa mọi bề ấm no.

      độ cho quốc phú an khang thịnh thái.

      Đệ tử con khấu đầu vọng bái.

      Tiến bản văn chầu chúa bói cà phê.

      Lạng sơn tú khí trung linh.

      Có người tiên nữ giáng sinh phàm trần.

      Xem thêm: Đất tín ngưỡng là gì? Phân biệt với đất của cơ sở tôn giáo?

      Anh linh nổi tiếng khác thường.

      Khắp bốn phương đâu đâu đều biết.

      Chúa bói ngàn nổi tiếng trâm oanh.

      Nét thanh thanh mày ngài mắt phượng.

      Vẻ tuyết ngọc hoa nhường nguyệt thẹn.

      Tóc rườm rà uốn lượn nét tiên.

      Thiên nhiên đẹp hữu tình một cảnh.

      Có khi ngự một thú thảnh thơi.

      Xem thêm: Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng, tôn giáo trong luật quốc tế

      Thất khê phố vị là nơi chúa đi về.

      Dù ai buôn bán trăm nghề.

      Tâm thành cửa chúa mọi bề ấm no.

      độ cho quốc phú an khang thịnh thái.

      4.3. Mẫu văn thỉnh Chúa Cà Phê linh thiêng nhất: 

      Nức danh xem bói như thần

      Tử vi, tướng số, hồng trần hanh thông

      Gia trung, vận hạn sổ hồng

      Xem trăm quẻ bói không sai quẻ nào

      Xem thêm: Cấp bìa đỏ đối với đất do cơ sở tôn giáo đang sử dụng

      Lạng Sơn Hữu Lũng đi vào

      Đền thiêng tiên cảnh biết bao uy hùng

      Mệnh danh Tiên Chúa Ngàn trùng

      Cà Phê Chúa bói người Nùng hiện thân

      Chúa Bà cứu nước thương dân

      Oai linh ban phép, ban ân cho đời

      Chúa Bà linh ứng cõi trời

      Lão Quân Thái Thượng ban lời, phép tiên

      Xem thêm: Thu hồi và bồi thường đất của cơ sở tôn giáo làm nghĩa địa

      Chúa thương cứu giúp con hiền

      Chúa ban cho phép, dở điên cũng lành

      Chúa thương lính ghế lòng thành

      Bái yết cửa Chúa, Chúa dành phần cho

      Chúa ban lộc bé lộc to

      Nhận xong khéo giữ, kẻo dò tới thân

      Chúa thương lính ghế xa gần

      Đường xa không quản, lộc trần chúa ban

      Xem thêm: Quy định về quản lý, sử dụng nhà, đất liên quan đến tôn giáo

      Chúa thương lính ghế cơ hàn

      Làm ăn vất vả, muôn vàn đau thương

      Gian nan, cơ cực, đủ đường

      Sai lầm, lỡ bước, âm dương mịt mù

      Thế lên con mới phải tu

      Công – dung – ngôn- hạnh – hoà nhu cõi trần

      Tu tâm tu khẩu dần dần

      Nhất tâm cửa Chúa, Chúa dành phần cho

      Xem thêm: Tội xâm phạm quyền hội họp, lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân

      Chúa ban lộc nhỏ lộc to

      Lộc buôn lộc bán, không lo con à

      Lộc soi, lộc bói, trừ tà

      Chúa ban lính ghế, lộc là lắm thay

      Chúa về chỉ bảo tận tay

      Gắng mà theo học, ngày ngày sáng tươi

      Chúa về chỉ bảo mười mươi

      Con trần nhớ học, tươi cười nức danh

      Xem thêm: Chuẩn mực tôn giáo đối với lĩnh vực pháp luật

      Tình thương, ân điển Chúa dành

      Không chịu tu sửa, Chúa hành tấm thân

      Chúa về thu lại hồng ân

      Thân làm nên tội, muôn phần khổ than

      Đắng cay, cơ cực, nghèo nàn

      Phải chịu tất cả,muôn vàn đau thương

      Đường đi nước bước tỏ tường

      Chúa về chỉ lối, soi đường, con nghe

      Xem thêm: Xung đột tôn giáo trong hôn nhân

      Xuân sang rồi lại đến hè

      Quanh năm, quanh tháng,bạn bè cùng nhau

      Cùng nhau đắp phúc làm giàu

      Giàu nhân giàu nghĩa, muôn màu đẹp tươi

      Chăm chỉ học hỏi, không lười

      Cùng tu cùng nổi, điểm mười chúa ban

      Chúa ban sẽ được chứa chan

      Gia đình hoà hợp, bình an mọi bề

      Nhà “Thánh” con phải giữ lề

      Tôn sư trọng đạo, Chúa về ứng thơ

      Làm “tôi” con phải tôn thờ

      Phụng sự nhang khói, từng giờ không quên

      Tu tâm tích đức cho bền

      Theo lời Chúa dạy, về bên Thánh hiền

      Sống thì đừng nặng chữ “tiền”

      Thật tâm mà sống, mọi miền giúp nhau

      Lỡ may nay ốm mai đau

      Người kia báo đáp, con hiền vui thay

      Nhất tâm nhất dạ từ nay

      Học theo phép Chúa, ngày ngày rạng danh

      Lời kia đã học, phải hành

      Nhất lòng tòng đạo, cho thành con ngoan

      Đường đi lối bước vô vàn

      Tu tâm tích đức, trên ngàn Chúa thương

        Theo dõi chúng tôi trên
        5 / 5 ( 1 bình chọn )
        Gọi luật sư ngay
        Tư vấn luật qua Email
        Báo giá trọn gói vụ việc
        Đặt lịch hẹn luật sư
        Đặt câu hỏi tại đây

        Tags:

        Giá trị văn hóa

        Tôn giáo


        CÙNG CHỦ ĐỀ

        Làm sao để biết được linh hồn nào đã được lên thiên đàng?

        Đối với những người theo đạo thiên chúa việc chết đi được nên thiên đang là một niềm vinh hành và khao khát khi được ở cùng với chúa ở thế giới bên kia và họ băn khoăn không biết những linh hồn nào sau khi chết thì sẽ ở với chúa thì sau đây bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu.

        Cầu nguyện là gì? Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Công giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới những không phải ai cũng hiểu những hoạt động của Công giáo. Bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Cầu nguyện là gì Tại sao người Công giáo lại cầu nguyện?

        Cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam

        Công giáo được xem là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các tín đồ công giáo trên khắp nơi hoạt động thông qua giáo hội ở từng khu vực. Vậy cơ cấu tổ chức, hàng giáo phẩm Giáo hội Công giáo Việt Nam như thế nào?

        Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận?

        Giáo hội Công giáo, còn được gọi là Giáo hội Công giáo Rôma, là giáo hội Kitô giáo hiệp thông hoàn toàn với vị giám mục Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô. Giáo hội Công giáo là hệ phái tôn giáo lớn nhất thế giới, với trên 2,5 tỉ thành viên, tính đến năm 2022. Vậy Giáo Hội Công Giáo có bao nhiêu vị thánh được công nhận? Hãy cùng tìm lời đáp thông qua bài viết sau.

        Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội?

        Bí tích Giải tội là một nghi lễ được thực hiện trong các nhà thờ công giáo (Thiên Chúa giáo). Vậy Bí tích Giải tội là gì? Điều kiện được lãnh nhận Bí tích Giải tội? Hãy theo dõi bài viết sau.

        Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa?

        Chúng ta nghe nhiều đến cụm từ "Bí tích Mình Thánh Chúa" hay "Bí tích Thánh thể" đặc biệt được sử dụng nhiều đối với những người tin vào Đức Chúa Jêsus. Vậy Mình Thánh Chúa là gì? Giáo lý về Bí tích Mình Thánh Chúa? Hãy có thời gian tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

        Người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?

        Pháp luật Việt Nam quy định mọi công dân được bình đẳng về hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ mà không bị phân biệt bởi dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, giới tính,.... Vậy người theo đạo Tin Lành có được phép ly hôn (ly dị) không?

        Khi kết hôn có buộc phải theo tôn giáo (đạo) của chồng?

        Liên quan đến vấn đề tôn giáo, nhiều người thắc mắc: “Khi kết hôn, người vợ có bắt buộc theo tôn giáo của chồng không?”. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn đọc giải đáp cho câu hỏi này.

        Những thành tựu văn hóa cổ đại được sử dụng đến ngày nay

        Văn hóa được hiểu như thế nào? Văn hóa cổ đại phương Đông? Văn hoá cổ đại phương Tây? Thành tựu văn hóa cổ đại phương Đông còn được sử dụng cho đến nay? Thành tựu văn hóa cổ đại phương Tây còn được sử dụng cho đến nay?

        Xem thêm

        Tìm kiếm

        Hỗ trợ 24/7: 1900.6568

        Đặt câu hỏi trực tuyến

        Đặt lịch hẹn luật sư

        Văn phòng Hà Nội:

        Địa chỉ trụ sở chính:  Số 89 Tô Vĩnh Diện, phường Khương Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: dichvu@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Trung:

        Địa chỉ:  141 Diệp Minh Châu, phường Hoà Xuân, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: danang@luatduonggia.vn

        Văn phòng Miền Nam:

        Địa chỉ: 248/7 Nguyễn Văn Khối (Đường Cây Trâm cũ), phường 9, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

        Điện thoại: 1900.6568

        Email: luatsu@luatduonggia.vn

        Bản quyền thuộc về Luật Dương Gia | Nghiêm cấm tái bản khi chưa được sự đồng ý bằng văn bản!
        Scroll to top
        • Gọi ngay
        • Chỉ đường
          • HÀ NỘI
          • ĐÀ NẴNG
          • TP.HCM
        • Đặt câu hỏi
        • Trang chủ