Thẩm phán là người đóng vai trò “cầm cân nảy mực” trong các vụ án được đưa ra xét xử. Tuy nhiên, trong quá trình xét xử, thuật ngữ Chủ tọa phiên tòa tuy đã không còn xa lạ với mọi người nhưng vẫn gây nhầm lẫn.
Mục lục bài viết
1. Phiên tòa là gì? Chủ tọa phiên tòa là gì?
Phiên tòa là hình thức hoạt động xét xử của Tòa án.
Các vụ án hình sự, dân sự, hành chính được đưa ra xét xử công khai, trực tiếp tại phiên tòa. Tuỳ theo tính chất của thủ tục xét xử vụ án mà có phiên tòa sơ thẩm, phiên tòa phúc thẩm, phiên tòa giám đốc thẩm và phiên tòa tái thẩm.
Thuật ngữ “Chủ toạ phiên toà” đã được quy định trong các văn bản pháp luật trước đây. Theo Sắc lệnh số 13 ngày 24.01.1946 về tổ chức các Toà án và ngạch Thẩm phán thì Toà án sơ thẩm chỉ có một Thẩm phán xét xử, Toà án đệ nhị cấp khi xét xử Bến việc tiểu hình ngoài Chánh án làm chủ toạ phiên tòa còn có thêm hai Phụ thẩm nhân dân, khi xét xử việc đại hình thì hội đồng xét xử có 5 người gồm Chánh án làm chủ toạ, hai Thẩm phán làm Phụ thẩm chuyên môn và hai Phụ thẩm nhân dân; Toà thượng thẩm có Chánh án làm chủ toạ, hai Thẩm phán làm Hội thẩm và hai Phụ thẩm nhân dân.
Theo Sắc lệnh số 463 ngày 23.8.1946 về tổ chức Toà án binh lâm thời thì Hội đồng xét xử của Toà án binh lâm thời gồm có Chánh án làm chủ toạ và hai Hội thẩm, trong đó một Hội thẩm là Thẩm phán, một Hội thẩm là quân nhân. Luật tổ chức Toà án nhân dân đầu tiên (ngày 14.7.1960) quy định thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm có một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trong trường hợp những vụ án nhỏ, giản đơn và không quan trọng thì Toà án nhân dân có thể xử không có Hội thẩm nhân dân; thành phần Hội đồng xét xử phúc thẩm của Toà án nhân dân tối cao gồm có ba hoặc năm Thẩm phán do Chánh án làm chủ toạ phiên toà hoặc chỉ định một Thẩm phán làm chủ toạ phiên toà.
Kế thừa các văn bản pháp luật trước đây, tùy vào việc xét xử vụ án theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm mà
Như vậy có thể hiểu Chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán hoặc Thẩm phán được chỉ định trong trường hợp có từ 2 Thẩm phán trở lên.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thẩm phán – Chủ tọa phiên tòa:
Theo Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
1. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
2. Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.
Dẫn chiều sang Điều 2 của Luật này quy định Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân
1. Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.
Tòa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Bằng hoạt động của mình, Tòa án góp phần giáo dục công dân trung thành với Tổ quốc, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, tôn trọng những quy tắc của cuộc sống xã hội, ý thức đấu tranh phòng, chống tội phạm, các vi phạm pháp luật khác.
2. Tòa án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và giải quyết các việc khác theo quy định của pháp luật; xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện các tài liệu, chứng cứ đã được thu thập trong quá trình tố tụng; căn cứ vào kết quả tranh tụng ra bản án, quyết định việc có tội hoặc không có tội, áp dụng hoặc không áp dụng hình phạt, biện pháp tư pháp, quyết định về quyền và nghĩa vụ về tài sản, quyền nhân thân.
Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
3. Khi thực hiện nhiệm vụ xét xử vụ án hình sự, Tòa án có quyền:
a) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các hành vi, quyết định tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Luật sư trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; xem xét việc áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn chặn; đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án;
b) Xem xét, kết luận về tính hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Viện kiểm sát, Kiểm sát viên thu thập; do Luật sư, bị can, bị cáo và những người tham gia tố tụng khác cung cấp;
c) Khi xét thấy cần thiết, trả hồ sơ yêu cầu Viện kiểm sát điều tra bổ sung; yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc Tòa án kiểm tra, xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự;
d) Yêu cầu Điều tra viên, Kiểm sát viên và những người khác trình bày về các vấn đề có liên quan đến vụ án tại phiên tòa; khởi tố vụ án hình sự nếu phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm;
e) Ra quyết định để thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
4. Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ để giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, hành chính và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của luật tố tụng.
5. Xử lý vi phạm hành chính; xem xét đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước và quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính liên quan đến quyền con người, quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật.
6. Ra quyết định thi hành bản án hình sự, hoãn chấp hành hình phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt, xóa án tích, miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước; thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật hình sự, Luật thi hành án hình sự, Luật thi hành án dân sự.
Ra quyết định hoãn, miễn, giảm, tạm đình chỉ chấp hành biện pháp xử lý hành chính do Tòa án áp dụng và thực hiện các quyền hạn khác theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
7. Trong quá trình xét xử vụ án, Tòa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm trả lời Tòa án kết quả xử lý văn bản pháp luật bị kiến nghị theo quy định của pháp luật làm cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án.
8. Bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
9. Thực hiện quyền hạn khác theo quy định của luật.
Bên cạnh đó, Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán tại Điều 39 như sau:
“1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên toà;
b) Tham gia xét xử các vụ án hình sự ;
c) Tiến hành các hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán được phân công chủ tọa phiên tòa, ngoài những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại khoản 1 Điều này còn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật này;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà;
đ) Tiến hành các hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Toà án theo sự phân công của Chánh án Toà án.
3. Thẩm phán giữ chức vụ Chánh tòa, Phó Chánh tòa Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao có quyền cấp, thu hồi giấy chứng nhận người bào chữa.
4. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi và quyết định của mình.”
3. Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa:
– Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa khi thi hành nhiệm vụ như sau:
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trongkhi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
– Trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa, phiên họp trong việc công bố bản án, quyết định theo nghị quyết 03/2017/NQ-HĐTP
1. Khi phổ biến quyền, nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng trong quá trình xét xử, giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án, Chủ tọa phiên tòa, phiên họp phải giải thích cho những người tham gia tố tụng biết về những bản án, quyết định được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án và quyền của họ về việc yêu cầu Tòa án không công bố những nội dung liên quan đến bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật kinh doanh.
2. Chủ tọa phiên tòa, phiên họp chịu trách nhiệm về việc mã hóa, số hóa và công bố bản án, quyết định trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án theo hướng dẫn tại Nghị quyết này.
Như vậy, chủ tọa trong phiên tòa, phiên họp không chỉ có trách nhiệm giải quyết vụ việc, mà còn có trách nhiệm giải thích cho những người tham gia tố tụng được các bản án, quyết định đó sẽ được công bố trên cổng thông tin điện tử của tòa án, và giải thích cho người tham gia tố tụng quyền của những người tham gia tố tụng trong việc công bố các nội dung đó. Bên cạnh đó chủ tọa phiên tòa còn có trách nhiệm về mã hóa các số liệu trước khi công bố trên cổng thông tin điện tử, việc mã hóa thông tin được thực hiện theo quy định của pháp luật, và các quy định khác mà pháp luật có quy định.