Mọi giao dịch của doanh nghiệp đều được thực hiện thông qua người đại diện hợp pháp. Vậy Chủ tịch Hội đồng quản trị có được ký hợp đồng khi giám đốc đã đi vắng?
Mục lục bài viết
1. Chủ tịch HĐQT có được ký hợp đồng khi giám đốc đi vắng?
Khoản 24 Điều 4 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất
– Lập chương trình, lập kế hoạch hoạt động của Hội đồng quản trị;
– Chuẩn bị chương trình, nội dung, tài liệu phục vụ cho cuộc họp; triệu tập, chủ trì và làm chủ tọa cuộc họp Hội đồng quản trị;
– Tổ chức việc thông qua các nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
– Giám sát quá trình tổ chức thực hiện những nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
– Chủ tọa của cuộc họp Đại hội đồng cổ đông;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Còn đối với giám đốc công ty thì có những quyền và nghĩa vụ sau:
– Quyết định những vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
– Tổ chức thực hiện những nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị;
– Tổ chức thực hiện các
– Kiến nghị các phương án cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty;
– Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm những chức danh quản lý trong công ty, trừ các chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị;
– Quyết định tiền lương và lợi ích khác đối với người lao động ở trong công ty, kể cả người quản lý thuộc thẩm quyền bổ nhiệm của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
– Tuyển dụng người lao động;
– Kiến nghị về phương án trả cổ tức hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
– Quyền và nghĩa vụ khác theo các quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
Thêm nữa, Điều 12 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp để thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách là người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và những quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
– Công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc là có nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Nếu như công ty có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì trong Điều lệ công ty quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật. Trường hợp việc phân chia quyền, nghĩa vụ của mỗi người đại diện theo pháp luật chưa được quy định rõ ở trong Điều lệ công ty thì mỗi người đại diện theo pháp luật của công ty sẽ đều là đại diện đủ thẩm quyền của doanh nghiệp ở trước bên thứ ba; tất cả người đại diện theo pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp theo các quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
– Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú ở tại Việt Nam. Khi mà chỉ còn lại một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam thì người này khi mà xuất cảnh khỏi Việt Nam phải ủy quyền bằng văn bản cho các cá nhân khác cư trú tại Việt Nam thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Ở trường hợp này, người đại diện theo pháp luật vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã ủy quyền.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng chủ tịch hội đồng quản trị chỉ được phép ký hợp đồng khi giám đốc đi vắng (những giao dịch thuộc thẩm quyền của giám đốc) trong những trường hợp sau:
– Điều lệ công ty có quy định hoặc là theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng quản trị.
– Có văn bản ủy quyền của giám đốc (những giao dịch thuộc thẩm quyền của giám đốc).
2. Hậu quả xảy ra khi Chủ tịch HĐQT ký hợp đồng vào thời điểm giám đốc đi vắng mà không đúng thẩm quyền:
Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện, Điều này quy định giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không có làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:
– Người được đại diện đã công nhận về giao dịch;
– Người được đại diện biết mà không phản đối ở trong một thời hạn hợp lý;
– Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc là không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.
Như vậy, khi Chủ tịch HĐQT ký hợp đồng vào thời điểm giám đốc đi vắng mà không đúng thẩm quyền thì giao dịch đó sẽ không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ các trường hợp vừa nêu trên. Hợp đồng được ký kết bởi chủ tịch hội đồng quản trị mà không thuộc thẩm quyền của mình dẫn đến hậu quả là không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì Chủ tịch HĐQT vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp là người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
3. Người đã ký hợp đồng với chủ tịch hội đồng quản trị mà không đúng thẩm quyền có được đơn phương chấm dứt hợp đồng:
Khoản 3 Điều 142 Bộ luật Dân sự quy định người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc là huỷ bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó đã biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc là trường hợp người được đại diện đã công nhận giao dịch đó. Như vậy, người đã ký hợp đồng với chủ tịch hội đồng quản trị mà không đúng thẩm quyền thì hoàn toàn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng đã giao kết với chủ tịch hội đồng quản trị, trừ các trường hợp sau:
– Người đó biết hoặc phải biết về việc chủ tịch hội đồng quản trị không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.
– Người được đại diện đã công nhận về giao dịch.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2022 hợp nhất Luật Doanh nghiệp.
– Bộ luật Dân sự 2015.