Theo như quy định của pháp luật hiện hành, có thể biết đến doanh nghiệp bao gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty hợp danh,... Các công ty đều có sự điều hành bởi chủ tịch công ty theo như quy định pháp luật hiện hành. Cùng tìm hiểu về chủ tịch công ty TNHH một thành viên.
Mục lục bài viết
1. Chủ tịch công ty là gì?
Trong nội dung bài viết này, trước khi đi sâu vào tìm hiểu về nội dung pháp luật quy định về chủ tịch công ty như thế nào, thì bước đầu tiên là tìm hiểu về quy định chung mà pháp luật hiện hành quy định về chủ tịch là gì? Hiện nay, khái niệm về Chủ tịch là một khái niệm rất phổ biến và được bắt gặp ở nhiều nơi, Chủ tịch là người đứng đầu một tổ chức như ủy ban, công ty, hay nghị viện. Do đó, theo tùy từng tính chất công việc khác nhau mà người giữ chức chủ tịch thường được các thành viên của nhóm đó bầu theo hình thức do điều lệ tổ chức hoặc pháp luật quy định, và có nhiệm vụ chỉ đạo nhóm đó trong các cuộc họp một cách kỷ luật. Trong quy định về quản lý và cơ cấu tổ chức thì có thể nói chủ tịch có một vị trí cao và quan trọng đối với tổ chức, đồng thời nhận được sự tín nhiệm từ các thành viên khác.
Từ quy định về
Mặt khác thì Chủ tịch công ty chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp năm 2020 và quy định khác của pháp luật hiện hành có liên quan đến vấn đề này. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật Doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, từ những khái niệm và các quy định được nêu ra ở trên thì có thể hiểu Chủ tịch Công ty một cách đơn giản nhất là chủ sở hữu của công ty, quyết định mọi vấn đề của Công ty, chức danh có quyền lực lớn nhất. Đông thời có thể thấy, chức danh chủ tịch là một vị trí có quyền hạn và nghĩa vụ quan trọng trong bộ máy của công ty.
2. Chủ tịch công ty TNHH một thành viên:
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với bất kỳ công ty nào, khi muốn được tham gia vào quá trình hoạt động kinh tế thì việc cơ cấu tổ chức quản lý bao giờ cũng quan trọng, vì chỉ một công ty có một cơ cấu tổ chức và cơ quan điều hành công ty hoàn thiện và tốt thì mới có thể giúp cho công ty hoạt động một cách hiệu quả nhất. Do việc thực hiện quyền và nghĩa vụ đã được quy định rõ ràng đối với các cấp quản lý, các cá nhân đảm nhiệm vai trò nào trong cơ cấu quản lý chịu trách nhiệm với quyền và nghĩa vụ của mình. Chính vì điều này mà pháp luật hiện hành đã có quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu mà cụ thể, được quy định theo Điều 79 của Luật này chia ra 2 trường hợp lần lượt là:
Theo như quy định tại Khoản 1 Điều này thì khi công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:
Một là, chủ sở hữu và hoạt động của công ty dựa trên sư tổ chức quản lý và hoạt động của Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
Hai là, tổ chức quản lý và hoạt động của Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
Từ quy định nêu ra ở mục trên có thể thấy rằng việc quy định về chức danh chủ tịch công ty đối với mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được xác định là không bắt buộc mà việc tổ chức quản lý và hoạt động của công ty này có thể lựa chọn một trong hai hình thức theo khoản 1 Điều 79 được nêu ra ở trên ở trên. Đồng thời thì theo như quy định tại Khoản 3 điều 79 của
“3. Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty”.
Từ quy định nêu trên, có thể thấy rằng việc pháp luật này đã quy định về công ty khi đi vào hoạt động thì phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật kiêm luôn chủ tịch công ty là hoàn toàn tuân thủ các quy định của pháp luật này. Bên cạnh đó thì chủ tịch công ty có phải đóng thuế thu nhập cá nhân không phụ thuộc vào chức danh trong công ty mà sẽ tuân theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân do đó nếu chủ tịch công ty có phát sinh thu nhập chịu thuế thì vẫn phải đóng thuế thu nhập cá nhân.
3. Quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty TNHH một thành viên:
Ngoài các quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì Luật Doanh nghiệp năm 2020 cũng đã có các quy định về quyền và nghĩa vụ của chủ tịch công ty cần phải thực hiện khi trở thành chủ tịch của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Việc này được quy định rất chi tiết tại Điều 81 Luật này như sau:
“Điều 81. Chủ tịch công ty
1. Chủ tịch công ty do chủ sở hữu công ty bổ nhiệm. Chủ tịch công ty nhân danh chủ sở hữu công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Quyền, nghĩa vụ và chế độ làm việc của Chủ tịch công ty được thực hiện theo quy định tại Điều lệ công ty, Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Quyết định của Chủ tịch công ty về thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty có hiệu lực kể từ ngày được chủ sở hữu công ty phê duyệt, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác”.
Như vậy Chủ tịch công ty do chủ sở hữu bổ nhiệm cho nên chủ tịch công ty được nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, nhân danh công ty thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Theo như quy định này thì có các quyền, nghĩa vụ, chế độ thù lao, lương, thưởng của Chủ tịch công ty phải theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 và không thể nào thiếu và không nhắc đến ở đây là cần phải tuân thủ theo quy định trong Điều lệ công ty. Mặt khác, Khi chủ tịch công ty ra quyết định các vấn đề trong phạm vi quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu thì quyết định đó chỉ có hiệu lực từ lúc khi chủ sở hữu đồng ý phê duyệt.
Từ đó, có thể nhận thấy rằng theo như quy định này thì chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có các quyền cơ bản đó là, nhân danh chủ sở hữu thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu công ty; Nhân danh công ty thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ quyền và nghĩa vụ của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cuối cùng là chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Doanh nghiệp năm 2020