Chủ thuê trọ không trả tiền cọc thuê nhà đúng như thỏa thuận xử lý thế nào? Hợp đồng thuê nhà, đặt cọc khi thuê nhà.
Chủ thuê trọ không trả tiền cọc thuê nhà đúng như thỏa thuận xử lý thế nào? Hợp đồng thuê nhà, đặt cọc khi thuê nhà.
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa Luật sư, em là sinh viên năm nhất thuộc đại học quốc gia. Khi lên đây học em và bạn em có thuê một phòng trọ với giá 1tr2/tháng, điện tính 3.600đồng/KW, nước 40.000đồng/tháng/người, tiền dọn vệ sinh 12.000đồng/tháng/người, tiền bảo vệ 35.000đồng/tháng/người. Và đặt cọc 3 tháng. Nhưng do nằm trong khu quy hoạch của làng đại học nhà trường yêu cầu chuyển vào nội trú ký túc xá hoặc chuyển ra ngoài khu làng đại học ở. Em và bạn dự định dọn đi. Sau khi hết tháng đầu tiên em và ba có qua thông báo cho bà chủ dọn đi. Bà chủ có nói sau khi dọn đi nếu có ai ở thì bà sẽ trả tiền cọc lại cho. Vì đăng kí vô kí túc xá trước bạn em nên em chuyển đồ vào ktx ở trước nhưng chúng em vẫn thuê thêm một tháng nữa. Do một mình bạn em ở nên nó chỉ trả tiền nước, bảo vệ, vệ sinh của một người. cuối tháng, bạn em cũng dọn đi và có người đến thuê phòng và bà chủ trả lại tiền cọc nhưng chỉ trả 1tr2. Em gặp hỏi bà chủ thì bà nói có một đứa thì bà chỉ trả lại một phần cho đứa ở lại sau. Nhưng chúng em không phải ở ghép. Phòng trọ do cả 2 cùng thuê. Như vậy bà chủ trả lại chỉ có một người là đúng hay không? Hay là trả lại cho bọn em đủ tiền cọc? Ngoài ra bà chủ còn làm chổ giữ xe trước cửa phòng em nữa? Em cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Nội dung tư vấn
Tại Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về đặt cọc như sau:
“Điều 328. Đặt cọc
1. Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.
2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
Như vậy, nếu như căn cứ vào quy định về đặt cọc của Bộ luật dân sự thì đặt cọc để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc.
Xem thêm: Cách tính thuế phải nộp cho thu nhập từ kinh doanh cho thuê nhà
Trong trường hợp của bạn, nếu như khoản tiền đặt cọc của bạn, nhằm đặt cọc cho thực hiện hợp đồng thuê phòng trọ, nhưng bạn không thực hiện hợp đồng thuê thì nhà chủ phòng trọ có quyền không trả lại khoản cọc lại cho bạn. Còn nếu như việc không thuê trọ của bạn không có thỏa thuận nào về việc thời gian thuê và thời gian chấm dứt việc thuê mà có thể chấm dứt bất kỳ khi nào không có nhu cầu thuê thì chủ nhà có trách nhiệm hoàn trả khoản cọc lại cho bạn.
>>> Luật sư tư vấn về đặt cọc thuê nhà qua tổng đài: 1900.6568
Bạn và người bạn của bạn cùng đứng ra thuê, nên 2 bên sẽ có trách nhiệm thỏa thuận với nhau về việc ai đứng ra nhận khoản cọc này.
Chủ nhà có thể làm chỗ giữ xe trước cửa phòng trọ của bạn nếu như không có thỏa thuận nào về việc này.