Đấu giá hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó người bán hàng tự mình hoặc thuê người tổ chức đấu giá thực hiện việc bán hàng hóa công khai để chọn người mua trả giá cao nhất.
Đấu giá hàng hóa được định nghĩa tại Khoản 1 Điều 185
Đấu giá hàng hóa là một hình thức công khai, mà ở đó có tất cả những người tham gia đấu giá có quyền cạnh tranh bình đẳng để mua hàng hóa.việc bán đấu giá được tổ chức một cách công khai tại một nơi nhất định và vào một thời gian nhất định đã được
Chủ thể tham gia vào quan hệ đấu giá hàng hóa:
* Người bán hàng hóa:
Theo khoản 2, Điều 186 Luật thương mại 2005 quy định: “người bán hàng là chủ sở hữu hàng hóa, người được chủ sơ hữu hàng hóa ủy quyền bán hoặc người có quyền bán hàng hóa của người khác theo quy định của pháp luật”.
Người bán hàng chính là chủ sỏ hữu hàng hóa, đứng ra kí hợp đồng dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa với người tổ chức bán đấu giá hàng hóa hoặc người bán hàng có thể là trung gian, làm công việc cầu nối giữ người có hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp là một bên trung gian, người bán hàng hóa có thể đóng vai trò thay mặt người có hàng hóa thiết lập các quan hệ với người tổ chức đấu giá hàng hóa, vì quyền lợi của người có hàng, theo sự ủy quyền cua người có hàng. Mặt khác, người bán hàng hóa cũng có thể là những người không có quan hệ trực tiếp, không nhận được sự đồng thuận của người có hàng hóa nhưng lại có quyền bán hàng hóa. Quyền này có thể phát sinh từ những quan hệ pháp lý, những thỏa thuận trước đó giữa người có quyền bán hàng hóa giữa người có quyền bán hàng hóa và chủ sở hữu hàng hóa hoặc có thể phát sinh theo quy định của pháp luật. Quyền và nghĩa vụ của người bán hàng hóa được quy định tại Điều 191, Điều 192 Luật thương mại 2005.
* Người tổ chức bán đấu giá hàng hóa và người điều hành bán đấu giá:
Người tổ chức đấu giá là thương nhân có đăng kí kinh doanh dịch vụ đấu giá hoặc là người bán hàng của mình trong trường hợp người bán hàng tự tố chức đấu giá ( khoản 1, Điều 186 Luật thương mại 2005).
Như vậy, thuật ngữ người tổ chức đáu giá hàng hóa được đặt ra đối với cả trường hợp người bán hàng hóa tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa và cả trong trường hợp người tổ chức bán đấu giá là một thương nhân lấy hoạt động dịch vụ tổ chức bán đấu giá hàng hóa làm nghề nghiệp của mình. Có thể nói, xét về bản chất, người tổ chức bán đấu giá là người tiến hành các công việc cụ thể của một cuộc bán đấu giá hàng hóa. Trong trường hợp người bán hàng không tự mình tổ chức bán đấu giá hàng hóa mà thuê một người tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tiến hành bán đấu giá thì giữa hai người này phải hình thành một hợp động dịch vụ tổ chức bán đấu giá trước khi các công việc liên quan đến bán đấu giá hàng hóa được tiến hành. Đối với trường hợp người tổ chức bán đấu giá không phải là người bán hàng hóa có các quyền được quy định tại Điều 189 và nghĩa vụ được quy định tại điều 190 Luật thương mại 2005.
Ngoài ra, trong trường hợp giữa người bán hàng hóa và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa không có thỏa thuận về chi phí liên quan đến cuộc đấu giá thì người tổ chức đấu giá phải chịu chi phí bảo quản hàng hóa được giao, chi phí niêm yết, thông báo, tổ chức bán đấu giá và các chi phí khác có liên quan (khoản 2, Điều 212 Luật thương mại 2005)
* Người điều hành đấu giá:
Theo khoản 2, Điều 187 Luật thương mại 2005 quy định “người điều hành đấu giá là người tổ chức đấu giá ủy quyền điều hành bán đấu giá”.
Người điều hành đấu giá chính là người xuất hiện chủ yếu và điều khiển các phiên bán đấu giá theo một trình tự được pháp luật quy định với những điều kiện bán hàng do người bán hàng đưa ra.họ có quyền, nghĩa vụ theo quy định của người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong trương hợp người điều hành là người của tổ chúc bán đấu giá, hoặc là theo thỏa thuận giữa người điều hành và người tổ chức bán đấu giá hàng hóa trong các trường hợp khác.
* Người mua hàng hóa:
Chính là người tham gia đấu giá hàng hóa, bao gồm tổ chức, cá nhân đăng kí tham gia cuộc đấu giá (khoản 1, Điều 187 Luật thương mại 2005). Về đối tượng dăng kí mua hàng hóa, trên nguyên tắc nhà nước khuyến khích sự cạnh tranh rộng rãi trong hoạt động bán đấu giá. Tuy nhiên để đảm bảo tính trung thực và hợp pháp của các cuộc bán đấu giá, pháp luật cấm một số đối tượng không được tham gia trả giác các đối tượng đó được quy định tại Điều 198 Luật thương mại 2005. Pháp luật quy định người mua hàng có các quyền và nghĩa vụ bao gồm:
+ Quyền: tham gia trả giá; được quyền mua hàng hóa nếu đạt điều kiện trong cuộc bán đấu giá; được quyền nhận lại tiền đặt cọc trong trường hợp không mua được hàng hóa; được quyền trả lại hàng hóa trong trường hợp hàng hóa không đúng vớ niêm yết, thong báo; được quyền yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại đối với những sai sót thông tin về hàng hóa của tổ chức bán đấu giá.
+ Nghĩa vụ: Đặt cọc để đăng kí mua hàng theo yêu cầu của người tổ chức bán đấu giá; tham gia trả giá; chịu mọi chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá nếu đã được chọn là người mua hàng mà lại từ chối mua hàng dẫn đến cuộc bán đấu giá không thành.