Khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào? Chủ thể nào, người nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
Trong đời sống thường ngày thì cá nhân, tổ chức, cơ quan hay gọi chung là các chủ thể trong xã hội, thực hiện các giao kết dân sự để thỏa mãn nhu cầu của mình. nhưng bên cạnh những mặt đạt được thì không phải lúc nào các giao kết này cũng được diễn ra suôn sẻ mà không có tranh chấp, có rủi ro cả. Chính vì vây mà một khi đã sảy ra tranh chấp và không thể hòa giải và thỏa thuận được thì các bên trong quá trình thực hiện giao kết có quyền kiện ra Tòa án yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích của mình đối với vụ việc dân sự đó.
Tuy nhiên, không phải ai cũng có quyền khởi kiện vụ án dân sự, mà chỉ có những người được pháp luật quy định thì mới có quyền thực hiện quyền khởi kiện của mình đối với vụ việc đó. Vậy pháp luật dân sự quy định chủ thể nào, người nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự? thì chắc hẩn có rất nhiều người quan tâm đến vấn đề này. Do đó, trong bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giúp quý bạn đọc hiểu thêm về những chủ thể nào, người nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự như sau:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
–
1. Khởi kiện vụ án dân sự là như thế nào?
Tranh chấp dân sự theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự được xác định là các tranh chấp nảy sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và các quan hệ dân sự trong đời sống xã hội khác. Từ đó có thể nhận định rằng các tranh chấp dân sự được coi là vụ án dân sự khi có chủ thể trong quan hệ tranh chấp đó đưa vấn đề tranh chấp ra trước Tòa án để được giải quyết, việc đưa vấn đề tranh chấp đó ra trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước được gọi là “khởi kiện”.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì chưa có quy định nào quy định cụ thế về khởi kiện vụ án dân sự là gì? Bên cạnh đó thì pháp luật tố tụng dân sự có quy định đối với việc các cá nhân, tổ chức, cơ quan có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Từ những quy định được nêu ở trên thì có thể hiểu “khởi kiện vụ án dân sự là hành vi của các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền, tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa vấn đề có tranh chấp ra trước tòa án có thẩm quyền theo trình tự và thủ tục pháp luật quy định nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”.
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì quyền khởi kiện được khẳng định là một trong những quyền cơ bản của công dân, được ghi nhận trong Hiến pháp và quy định cụ thể tại Điều 186
2. Chủ thể nào, người nào có quyền khởi kiện vụ án dân sự?
Trước quy định của pháp luật tố tụng hiện hành thì đới với một vụ án dân sự thì chủ thể nào, người nào có quyền thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự. Để giải đáp thắc mắc này thì trong mục 2, tác giả sẽ đi sâu vào tìm hiểu về quy định này. Trên cơ sở quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định quyền khởi kiện vụ án: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”.
Bên cạnh đó cũng theo như quy định tại khoản 2 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người được xác định là nguyên đơn trong vụ án dân sự là người cho rằng quyền và hợp pháp của mình bị xâm phạm và là người khởi kiện, hoặc người “được người khác khởi kiện thay”. Chính vì để làm rõ quy định này mà tại Điều 186 và Điều 187 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì người khởi kiện được xác định là chủ thể tự khởi kiện vì cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, hoặc người khởi kiện thay chủ thể khác: khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc lợi ích công cộng hay lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm.
Đồng thời, theo khoản 2 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: “2. Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.” Từ quy định này, khi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, thì họ cá khả năng tự mình thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc có thể ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự. Do vậy, quyền khởi kiện của nguyên đơn phụ thuộc vào năng lực hành vi của họ. Nếu không có năng lực hành vi thì phải thông qua người đại diện hợp pháp của họ.
Không những thế mà theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự:
“4. Đương sự là người chưa đủ sáu tuổi hoặc người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện.
5. Đương sự là người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện”.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của họ, việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ được xác định theo quyết định của Tòa án. Theo quy định tại Điều 2
“Khi xét thấy cần khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, thì cá nhân, cơ quan, tổ chức phải làm đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 2 Điều 164 của Bộ luật Tố tụng dân sự và cần phân biệt như sau:
1. Đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
2. Đối với cá nhân là người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi không mất năng lực hành vi dân sự, không bị hạn chế năng lực hành vi dân sự đã tham gia lao động theo
3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều 2), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Đối với cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 2 là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án và phải có người làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận việc khởi kiện và nội dung khởi kiện vào đơn khởi kiện trước mặt người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận trước mặt người khởi kiện và người làm chứng.
5. Đối với cơ quan, tổ chức, thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó…”
Do đó, đối với cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sư, thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Hoặc đối với những cá nhân không đủ năng lực hành vi dân sự (khoản 2,3,4,5) thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm đơn khởi kiện vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của họ sẽ làm đơn khởi kiện vụ án.
Như vậy, Tất cả các nguyên đơn đều phải tự mình thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án, hoặc có thể nhờ người khác hoặc người đại diện hợp pháp của họ thực hiện quyền khởi kiện vụ án dân sự tại Tòa án.