Chủ thể của Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng: hai dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của chủ thể đó là: độ tuổi và năng lực TNHS.
Tội phạm trước hết là một hành vi. Chính vì thế, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi chủ thể xác định. Không thể có hành vi xuất hiện ngoài thế giới khách quan mà không có chủ thể. Chủ thể của tội phạm được hiểu là người đã có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm, có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS theo luật định. Theo đó, ngoài dấu hiệu mặc nhiên được chấp nhận đó là chủ thể phải là người cụ thể đang sống thì hai dấu hiệu cơ bản, quan trọng nhất của chủ thể đó là: (i) độ tuổi và (ii) năng lực TNHS. Ngoài ra, đối với trường hợp chủ thể đặc biệt, thì ngoài hai dấu hiệu bắt buộc chung ở trên, thì còn những dấu hiệu riêng bổ sung (liên quan đến trách nhiệm, tính chất nghề nghiệp, chức vụ, tuổi tác, giới tính,….) của chủ thể đó để đảm bảo người thực hiện hành vi là chủ thể của tội phạm, nói cách khác, các dấu hiệu riêng bổ sung này mang tư cách là các dấu hiệu định tội bắt buộc của các CTTP tương ứng.
Mục lục bài viết
1. Điều kiện thứ nhất: đủ tuổi theo quy định của BLHS
Đối với Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, trước tiên chủ thể của tội phạm này phải thỏa mãn hai điều kiện cơ bản, bắt buộc đó là: đủ tuổi theo quy định của BLHS và có năng lực TNHS theo quy định tại Điều 12, Điều 13 BLHS.
Điều 12 BLHS quy định:
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu TNHS về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, tội hiếp dâm, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi,…. .
Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 360 BLHS có mức cao nhất của khung hình phạt được quy định tại khoản 1 là 05 năm tù, tại khoản 2 là 07 năm tù, tại khoản 3 là 12 năm tù. Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 BLHS quy định về phân loại tội phạm thì:
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù; c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;….
Do đó Tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 360 là tội phạm nghiêm trọng; quy định tại khoản 3 Điều 360 là tội phạm rất nghiêm trọng. Đối chiếu với quy định tại Điều 12 thấy rằng những chủ thể phải từ đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
2. Điều kiện thứ hai của chủ thể đó là có năng lực TNHS:
Năng lực TNHS là năng lực có thể phải chịu TNHS của một người nếu thực hiện hành vi phạm tội. Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định như thế nào là có năng lực TNHS mà chỉ quy định gián tiếp thông qua việc quy định trường hợp không có năng lực TNHS tại Điều 21 BLHS như sau:
Điều 21. Tình trạng không có năng lực TNHS
“Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu TNHS.”
Với quy định này, luật hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận người nào không rơi vào trường hợp quy định tại Điều 21 BLHS là người có năng lực TNHS. Theo đó, năng lực TNHS được đánh giá dựa trên khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của chủ thể. Một người có thể là chủ thể của tội phạm khi người đó phải có khả năng nhận thức tính nguy hiểm cho xã hội đối với hành vi của mình và khả năng điều khiển hành vi đó (khả năng lựa chọn cách ứng xử trong những trường hợp cụ thể) theo những yêu cầu chung của xã hội. Năng lực nhận thức có ở mỗi con người từ khi mới sinh ra. Nó phát triển và hoàn thiện theo sự phát triển của cấu tạo sinh học cơ thể con người qua quá trình lao động và giáo dục trong xã hội. Đến một thời điểm nhất định trong đời sống của con người thì năng lực này mới được xem là tương đối đầy đủ. Nói cách khác, đến một độ tuổi nhất định thì một người mới có đầy đủ năng lực TNHS. Do đó dấu hiệu tuổi chịu TNHS và năng lực TNHS luôn gắn bó chặt chẽ, hữu cơ với nhau và luôn được xem xét đồng thời mỗi khi cần đánh giá về chủ thể của tội phạm. Một cá nhân phải đủ tuổi chịu TNHS theo luật định và có năng lực TNHS mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Đối với tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, nhìn theo khía cạnh pháp lý hình sự thì điều kiện cần để trở thành chủ thể của tội phạm là phải từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS. Bên cạnh đó, nhìn theo khía cạnh pháp luật hành chính thì một người phải đủ tuổi luật định và có khả năng nhận thức, điều khiển hành vi mới có điều kiện để thực hiện hành vi này bởi người này phải là người “có chức vụ” – đây chính là điều kiện thứ ba bắt buộc cần có đối với chủ thể thực hiện hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Nói cách khác, tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng là loại tội có chủ thể đặc biệt.
Chủ thể của tội này không phải bất kỳ một cá nhân nào trong xã hội mà phải là “người có chức vụ”. BLHS 2015 định nghĩa về người có chức vụ được tại khoản 2 Điều 352 là: “… người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Theo khái niệm này, có rất nhiều căn cứ khác nhau để xác định một người có chức vụ như do được bổ nhiệm, do dân cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác … Hình thức khác ở đây có thể hiểu là bất cứ hình thức nào mà gắn những quyền năng nhất định của chủ thể với chức vụ mà họ có. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của chủ thế này là trong khi thực hiện “công vụ, nhiệm vụ”. Theo đó có hai khái niệm cần phải tìm hiểu:
Thứ nhất, “công vụ” có thể hiểu một cách đơn giản nhất là một loại hoạt động mang tính quyền lực – pháp lý được thực thi bởi đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước hoặc những người khác khi được nhà nước trao quyền nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong quá trình quản lý toàn diện các mặt hoạt động của đời sống xã hội. Công vụ là phục vụ nhà nước, phục vụ nhân dân, gắn với quyền lực nhà nước. Do đó công vụ luôn gắn với công quyền.
Thứ hai, “nhiệm vụ” đặt trong điều luật này được hiểu là những hoạt động không gắn với công quyền nhưng vẫn được thực hiện để phục vụ lợi ích chung của xã hội, của cộng đồng. Và những hoạt động này chính là những hoạt động ở trong “khu vực tư” – tại các doanh nghiệp, tổ chức ngoài nhà nước mà trước nay mới chỉ được điều chỉnh ở các văn bản QPPL khác như dân sự, thương mại, tài chính, mà chưa được quy định trong PLHS. Như vậy những hành vi phạm tội được thực hiện không chỉ trong khi thi hành công vụ mà cả khi thực hiện những hoạt động ngoài công vụ cũng có thể bị coi là phạm tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.Đây là điểm mới của BLHS 2015 so với quy định về người có chức vụ tại Điều 277 BLHS 1999.
Bên cạnh đó, để cụ thể hóa những trường hợp người nào được coi là “người có chức vụ”, tại khoản 4 Điều 2 Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP ngày 30/12/2020 của HĐTP
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định:
2. Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
a) Cán bộ, công chức, viên chức;
b) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân.
c) Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
d) Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
đ) Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Có thể thấy ở Luật phòng chống tham nhũng ban hành năm 2008 đã xác định “người có chức vụ” không chỉ là người “thực hiện công vụ” – người có chức vụ, quyền hạn trong các CQNN, tổ chức xã hội hưởng lương từ ngân sách nhà nước như cán bộ, công chức, sĩ quan mà cả những đối tượng khác như: người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức (ngoài nhà nước) hoặc người khác được giao thực hiện nhiệm vụ cũng được coi là người có chức vụ.
Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 2 của Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐTP cũng đã giải thích rõ: “Do một hình thức khác” quy định tại khoản 2 Điều của 352 BLHS là trường hợp không phải do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng nhưng được giao thực hiện nhiệm vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ đó. Ví dụ: Người được CQNN có thẩm quyền của tham gia trực tại chốt kiểm soát phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Trước đây vì chưa quy định cụ thể về cách xác định người có chức vụ như vậy mà nhiều vấn đề vướng mắc trong thực tiễn vẫn còn bỏ ngỏ như: những người được giao những nhiệm vụ như quản lý bệnh viện tư, hiệu trưởng trường học tư, công chứng viên của các phòng công chứng tư nhân… có được xem là người có chức vụ hay không? Hay trường hợp cầu thủ bóng đá của đội tuyển quốc gia nhận tiền để cố tình đá thắng hoặc thua đội bạn thì phạm tội nhận hối lộ hay là
Đối với trường hợp chủ thể của tội phạm là người có chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ đã có rất nhiều vụ án xảy ra trên thực tiễn. Ví dụ như: Vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại công trường xây dựng Sở Tài chính Nghệ An vào ngày 2/1/2021. Theo đó, ông Lê Tiến L – Giám đốc Công ty Cổ phần thi công cơ giới và xây lắp 171 đã bị xét xử về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng vì là người có quyền hạn, trách nhiệm trong việc kiểm định vận thăng, tuyển dụng nhân sự nhưng đã thiếu trách nhiệm trong công việc dẫn đến hậu quả vận thăng lồng bị rơi tự do từ tầng 5 xuống mặt đất gây thiệt hại đến tính mạng của con người.
Trường hợp chủ thể của tội phạm không phải là người có chức vụ, quyền hạn trong khi thực thi công vụ mà là người được giao thực hiện nhiệm vụ có thể minh họa bằng ví dụ sau: Vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng được