Nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư trên lãnh thổ Việt Nam và đầu tư từ Việt Nam ra nước ngoài.
Luật Đầu tư 2020 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 với nhiều thay đổi, bổ sung tích cực. Song, liên quan đến chủ thể của Luật Đầu tư vẫn còn giữ nguyên so với
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật Dương Gia, kính mong Quý Công ty có thể tư vấn giúp tôi về chủ thể của Luật Đầu tư bao gồm những đối tượng nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Đầu tư 2020
2. Nội dung tư vấn
Căn cứ khoản 18, 19, 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định:
18. Nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
19. Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
20. Nhà đầu tư trong nước là cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.”
Theo đó, Nhà đầu tư nói chung là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật Việt Nam, bao gồm:
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập theo
+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập theo Luật hợp tác xã;
+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập trước khi Luật này có hiệu lực;
+ Hộ kinh doanh, cá nhân;
+ Tổ chức, cá nhân nước ngoài; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
+ Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
– Nhà đầu tư nước ngoài:
+ Là cá nhân, tổ chức nước ngoài bỏ vốn thực hiện hoạt đồng tư tại Việt Nam. Cá nhân, cổ đông thành viên công ty khi tuân theo pháp luật quốc tịch.
+Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật nước ngoài, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp với 100% vốn nước ngoài, doanh nghiệp được thành lập và hoạt đông có vốn nước ngoài từ 49% trở lên.
– Nhà đầu tư trong nước là các cá nhân có quốc tịch Việt Nam, tổ chức kinh tế mà không có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đầu tư, Nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước khác nhau, với sự phân công, phân cấp thẩm quyền quản lý cho từng cơ quan một cách phù hợp. Theo Luật Đầu tư năm 2020, trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư được phân cấp như sau:
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.
– Bộ kế hoạch và đầu tư chút trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
– Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về đầu tư trong phạm vi cả nước.
– Bộ kế hoạch và đầu tư chút trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đầu tư.
– Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư đối với lĩnh vực được phân công.
– Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về đầu tư trên địa bàn theo phân cấp của Chính phủ
– Ban quản lý khu Công nghiệp, khu kinh tế
Khi xem xét tư cách chủ thể của cơ quan nhà nước trong các quan hệ pháp luật đầu tư, cần phân biệt hoạt động quản lý nhà nước về đầu tư với hoạt động đầu tư vốn kinh doanh của nhà nước. Khi nhà nước đầu tư vốn để kinh doanh, nhà nước có tư cách của một nhà đầu tư tổ chức. Nhà nước (thông qua các cơ quan, tổ chức và công chức nhà nước) phải tuân thủ pháp luật về đầu tư và được đối xử bình đẳng với các nhà đầu tư khác trong xã hội.
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư
Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư là nội dung cơ bản của quan hệ pháp luật đầu tư. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được ghi nhận bởi pháp luật. Trong quá trình thực hiện hoạt động đầu tư, trên cơ sở pháp luật, nhà chung cư còn có thể tạo ra các quyền và nghĩa vụ cho mình, những quan hệ đầu tư cụ thể.
Luật Đầu tư năm 2020 quy định (ở mức độ nguyên tắc) những quyền và nghĩa vụ cơ bản của nhà đầu tư. Ngoài ra, gắn với từng dự án đầu tư, các quyền và nghĩa vụ cụ thể của nhà đầu tư được quy định trong các văn bản pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau như: pháp luật về tổ chức doanh nghiệp, pháp luật về lao động, pháp luật về đất đai, tài nguyên, pháp luật về thuế, pháp luật về quản lý ngoại hối, pháp luật về bảo vệ môi trường,…
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.