Hiện nay chúng ta đang sống trong thời đại phát triển của công nghệ, đó là sự phát triển liên quan đến hệ thống vật lý không gian mạng Internet. Thương mại điện tử là một trong những lĩnh vực phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn phạm vi. Vậy thương mại điện tử là gì? Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử?
Mục lục bài viết
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (tiếng Anh là Electronic commerce, viết tắt là E- commerce) hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như thương mại trực tuyến (online trade), “thương mại phi giấy tờ” (paperless commerce), “thương mại điều khiển học” (cyber trade). Thương mại điện tử là một khái niệm khá mới trong thực tiễn kinh doanh hiện nay.
Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa hẹp được hiểu là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là sử dụng Internet và các mạng viễn thông để mua bán hàng hóa dịch vụ. Còn theo APEC, thì “Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số. “
Như vậy, thương mại điện tử theo nghĩa hẹp chỉ gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua mạng Internet mà không bao gồm các hoạt động thương mại sử dụng các phương tiện điện tử khác như điện thoại, fax,…. Thương mại điện tử bị hạn chế trong phạm vi giao dịch với khách hàng và thực hiện thanh toán thông quan Internet.
Còn về thương mại điện tử theo nghĩa rộng, thì trong Luật mẫu về Thương mại điện tử của Ủy ban Liên hợp quốc về
– Các giao dịch nào về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ, thỏa thuận phân phối;
– Giao dịch đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng (factoring), cho thuê dài hạn (leasing);
– Giao dịch về xây dựng các công trình; tư vấn, kỹ thuật công trình (engineering);
– Giao dịch trong hoạt động đầu tư; cấp vốn, ngân hàng;
– Giao dịch trong lĩnh vực bảo hiểm;
– Hoặc thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng, liên doanh và các hình thức về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh;
– Các giao dịch trong lĩnh vực chuyên chở hàng hóa hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ.
Bên cạnh đó, phạm vi điều chỉnh của Luật mẫu UNCITRAL là mọi hoạt động thông tin dưới dạng một thông điệp dữ liệu và trong khuôn khổ các hoạt động thương mại. Thông điệp dữ liệu và thông tin được tạo ra, gửi đi, tiếp nhận hoặc lưu trữ bằng phương tiện điện tử, quang học hoặc các phương tiện tương tự, nhưng chỉ bao gồm trao đổi dữ liệu điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo hoặc fax. Như vậy, có thể thấy phạm vi hoạt động của thương mại điện tử rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, trong đó hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ chỉ là một phạm vi rất nhỏ trong thương mại điện tử.
Trong pháp luật Việt Nam, thì tại
Từ các quy định của pháp luật trên, có thể thể hiểu Thương mại điện tử là việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ các bước của hoạt động thương mại điện tử bằng cách truyền thông tin dưới dạng thông điệp dữ liệu, các thông điệp này được kết nối Internet, mạng viễn thông di động và các mạng mở khác.
2. Đặc điểm của thương mại điện tử:
Đặc điểm đầu tiên, đó là trong thương mại điện tử, các bên giao dịch không tiếp xúc trực tiếp và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên thường gặp nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện dựa trên nguyên tắc vật lý, như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo… Các phương tiện viễn thông như telex, fax,… chỉ được sử dụng để trao đổi số liệu kinh doanh. Việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ được để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác cùng một giao dịch. Còn thương mại điện tử cho phép mọi người ở bất cứ nơi đâu đều có thể tham gia, hay cũng có thể kết nối đối với các đối tác từ bất cứ nơi nào. Điều này tạo cơ hội cho mọi người ở khắp nơi đều có thể kết nối tham gia bình đẳng như nhau vào thị trường giao dịch toàn cầu.
Trong thương mại điện tử không tồn tại khái niệm “biên giới quốc gia” như trong thương mại truyền thống, do vậy, thương mại điện tử chính là thị trường mở, thị trường toàn cầu. Thương mại điện tử tác động trực tiếp môi trường cạnh tranh toàn cầu. Với thương mại điện tử, các chủ thể hoàn toàn có thể tham gia vào thị trường toàn cầu mà không cần phải ra khỏi đất nước. Điều khó khăn trong thương mại điện tử, thì sẽ gặp khó khăn trong việc xác định địa điểm kinh doanh của thương nhân, doanh nghiệp, khiến cho giao dịch sẽ trở nên khó xác định hơn so với việc thực hiện hoạt động thương mại truyền thống.
Trong thương mại điện tử, mạng lưới thông tin là thị trường kinh doanh, và thông qua thương mại điện tử, nhiều loại hình kinh doanh được ra đời. Thương mại điện tử có thể được thực hiện trên các website điện tử trên máy tính, laptop hoặc các ứng dụng trên điện thoại di động.
Hoạt động giao dịch điển từ có sự tham gia của bên thứ ba. Ngoài những chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như quan hệ giao dịch thương mại truyền thống, đã xuất hiện thêm bên thứ ba; đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thứ… Đó là những người tạo ra môi trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi và lưu trữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử.
Các loại hình giao dịch thương mại điện tử rất đa dạng: Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp; giao dịch giữa doanh nghiệp với khách hàng; giao dịch giữa doanh nghiệp với Chính phủ, giao dịch trực tiếp giữa các cá nhân với nhau,…
Thương mại điện tử phụ thuộc vào mức độ số hóa (thương mại số hóa). Tùy thuộc vào các mức độ số hóa của nền kinh tế và khả năng hội nhập số hóa nền kinh tế toàn cầu mà thương mại điện tử có thể đạt được các cấp độ từ thấp đến cáo. Bắt đầu từ sử dụng thư điện tử, rồi đến sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin mà đặt hàng trực tuyến và dịch vụ trực tuyến, tiếp đến là xây dựng các website cho hoạt động kinh doanh và cuối cùng là áp dụng các giải pháp toàn diện về thương mại điện tử.
3. Chủ thể của hoạt động trong thương mại điện tử là những ai?
Chủ thể của hoạt động thương mại điện tử được quy định tại Điều 24
“1. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân tự thiết lập website thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng).
2. Các thương nhân, tổ chức thiết lập website thương mại điện tử để cung cấp môi trường cho thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ (thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử).
3. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng website của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ của mình (người bán).
4. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân mua hàng hóa hoặc dịch vụ trên website thương mại điện tử bán hàng và website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (khách hàng).
5. Các thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử (thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng).
6. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng thiết bị điện tử có nối mạng khác để tiến hành hoạt động thương mại.”
Như vậy, chủ thể của hoạt động trong thương mại điện tử được chia thành năm nhóm chính, đó chính là: nhóm người sử hữu website thương mại điện tử để bán hàng; nhóm cung cấp dịch vụ thương mại điện tử; nhóm người bán; nhóm là khách hàng và nhóm cung cấp hạ tầng. Bên cạnh đó, trong thương mại điện tử còn có thể có sự tham gia của các chủ thể là cơ quan, tổ chức chứng thức, hoặc giám sát đảm bảo đảm an toàn trong thương mại điện tử. Các thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; hoặc thương nhân, tổ chức nước ngoài có sự hiện diện tại Việt Nam thông qua hoạt động đầu tư, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc thiết lập website dưới tên miền Việt Nam là những chủ thể tham gia vào thương mại điện tử, đóng các vai trò khác nhau của hoạt động thương mại điện tử nên trên.