Chủ doanh nghiệp tư nhân có được làm giám đốc công ty khác không? Phương án giải quyết nếu các thành viên không biểu quyết?
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty TNHH A có các thành viên với phần vốn góp cụ thể như sau: B: 10%; C: 20%, D: 30%, E: 30%, F: 5%; G: 5%. D được bổ nhiệm làm chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty. Hội đồng thành viên công ty A muốn bổ nhiệm G làm giám đốc nhưng B phản đối vì cho rằng G không làm giám đốc được vì vốn của G ít mà G hiện nay lại đang là giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân khác. G có làm giám đốc được không? Công ty đang muốn thay người đại diện theo pháp luật và thành lập thêm chi nhánh. Công ty dự định thực hiện một trong những phương án sau:
1. Gửi văn bản lấy ý kiến của tất cả các thành viên về hai quyết định trên.
2. Chỉ cần gửi văn bản lấy ý kiến của C, D, E về hai quyết định trên (vì đủ tỷ lệ vốn thông qua quyết định rồi)3. Tổ chức họp để thông qua hai quyết định trên. Phương án nào phù hợp với quy định?
Luật sư tư vấn:
Vấn đề 1: Hội đồng thành viên công ty A muốn bổ nhiệm G làm giám đốc nhưng B phản đối vì cho rằng G không làm giám đốc được vì vốn của G ít mà G hiện nay lại đang là giám đốc của một doanh nghiệp tư nhân khác. G có làm giám đốc được không?
Theo quy định tại
Điều 100. Tiêu chuẩn, điều kiện của Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của công ty.
2. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu.
3. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của thành viên Hội đồng thành viên.
4. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột của Phó Tổng giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng của công ty.
5. Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Kiểm soát viên công ty.
6. Không đồng thời là cán bộ, công chức trong cơ quan nhà nước hoặc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội.
7. Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
8. Không được kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
9. Các tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty.
Theo quy định này, việc bổ nhiệm giám đốc trong công ty sẽ do chủ tịch hội đồng quản trị quyết định, việc cổ phần nắm giữ ít hay nhiều không ảnh hưởng đến việc quản lý, hơn nữa để đảm bảo về vấn đề quản lý tốt thì luật cũng đưa ra tiêu chuẩn, điều kiện của giám đốc.
Mặt khác, ông G là giám đốc doanh nghiệp tư nhân, về bản chất theo
Theo đó pháp luật không cấm việc giám đốc doanh nghiệp tư nhân được làm giám đốc công ty cổ phần.
Vấn đề 2: Công ty đang muốn thay người đại diện theo pháp luật và thành lập thêm chi nhánh phải làm gì?
Thông thường trước mỗi sự thay đổi lớn của công ty cũng như mở rộng quy mô kinh doanh thì đều phải thông qua các cổ đông và lấy ý kiện của các cổ đông. Theo Luật doanh nghiệp 2014 thì:
Điều 153. Cuộc họp Hội đồng quản trị
4. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị khi có một trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của Ban kiểm soát hoặc thành viên độc lập;
b) Có đề nghị của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc hoặc ít nhất 05 người quản lý khác;
c) Có đề nghị của ít nhất 02 thành viên điều hành của Hội đồng quản trị;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
Đề nghị phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị quy định tại khoản 4 Điều này. Trường hợp Chủ tịch không triệu tập họp Hội đồng quản trị theo đề nghị thì Chủ tịch phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại xảy ra đối với công ty; người đề nghị có quyền thay thế Hội đồng quản trị triệu tập họp Hội đồng quản trị.
6. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập họp Hội đồng quản trị phải gửi
Thông báo mời họp được gửi bằng bưu điện, fax, thư điện tử hoặc phương tiện khác, nhưng phải bảo đảm đến được địa chỉ liên lạc của từng thành viên Hội đồng quản trị được đăng ký tại công ty.
7. Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc người triệu tập gửi thông báo mời họp và các tài liệu kèm theo đến các Kiểm soát viên như đối với các thành viên Hội đồng quản trị.
Kiểm soát viên có quyền dự các cuộc họp của Hội đồng quản trị; có quyền thảo luận nhưng không được biểu quyết.
8. Cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp. Trường hợp cuộc họp được triệu tập theo quy định khoản này không đủ số thành viên dự họp theo quy định thì được triệu tập lần thứ hai trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày dự định họp lần thứ nhất, trừ trường hợp Điều lệ quy định thời hạn khác ngắn hơn. Trường hợp này, cuộc họp được tiến hành, nếu có hơn một nửa số thành viên Hội đồng quản trị dự họp.
Theo quy định này, cuộc họp hội đồng quản trị được tiến hành khi các nội dung thay đổi, ảnh hưởng đến hoạt động công ty. Nếu mở cuộc họp thì phải gửi đơn đề nghị trong đó nêu rõ mục đích, vấn đề cần thảo luận và quyết định thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Chủ tịch Hội đồng quản trị phải triệu tập họp Hội đồng quản trị trong thời hạn 07 ngày làm việc và cuộc họp Hội đồng quản trị được tiến hành khi có từ ba phần tư tổng số thành viên trở lên dự họp.