Người lái đò sông Đà là một tác phẩm không thể bỏ qua trong thể loại tùy bút ở Việt Nam. Vậy chủ đề của tác phẩm Người lái đò Sông Đà là gì? Thể loại của tác phẩm Người lái đò Sông Đà là gì? Bài viết dưới đây cung cấp cho các bạn chủ đề và thể loại bài văn Người lái đò sông Đà.
Mục lục bài viết
1. Chủ đề, thể loại của tác phẩm Người lái đò Sông Đà là gì?
- Thể loại của tác phẩm Người lái đò sông Đà: Thể tùy bút.
- Chủ đề: Qua hình tượng Sông Đà và người lái đò, Nguyễn Tuân muốn thể hiện niềm yêu mến thiết tha với thiên nhiên đất nước và ngợi ca những con người lao động – chất vàng mười của cuộc sống.
2. Tìm hiểu tác phẩm Người lái đò Sông Đà:
2.1. Tóm tắt tác phẩm:
Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa, phản chiếu trời xuân nắng thu: “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”. Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh, cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà. Đó là một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, từng gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó. Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên. Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào cuộc sống. Sau khi vượt sông Đà, ông lái đò trở về cuộc sống đời thường thanh thản của mình, ông neo thuyền chỗ khúc sông bình lặng, nấu ống cơm lam và bàn tán về cá anh vũ, cá dầm xanh.
2.2. Tìm hiểu chung:
Xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
– Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà (1960), là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.
– Thành quả thu hoạch được sau chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây bắc rộng lớn, xa xôi.
Bố cục (3 phần)
– Phần 1 (từ đầu đến “gậy đánh phèn”): Sự dữ dội, hung bạo của sông Đà.
– Phần 2 (tiếp đến “dòng nước sông Đà”): Cuộc sống con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò.
– Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của sông Đà.
Giá trị nội dung
Người lái đò sông Đà là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
Giá trị nghệ thuật
Tác phẩm đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nét tài hoa thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác…
3. Bài tập tự luyện và đáp án:
Câu 1: Cảm hứng trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân được khơi gợi từ:
A. Vẻ đẹp của sông Đà và sự tài hoa của người lái đò sông Đà.
B. Cuộc sống mới của người dân Tây Bắc.
C. Lịch sử của con sông Đà
D. Vẻ đẹp của núi rừng Tây Bắc gắ liền với sông Đà.
Đáp án: A
Câu 2: Thông tin nào về tập “Sông Đà” là chưa chính xác?
A. Tác phẩm được xuất bản vào năm 1960 và là kết quả của nhiều dịp Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp và đặc biệt là chuyến đi thực tế năm 1958.
B. Tác phẩm chủ yếu hướng tới ngợi ca nhân dân Tây Bắc trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
C. Tác phẩm vừa mang yếu tố truyện,vừa thoải mái bàn bạc, nghị luận, triết luận.
D. Tác phẩm gồm 15 bài tùy bút và bài thơ ở dạng phác thảo.
Đáp án: B
Câu 3: Nguyễn Tuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Vũ Bằng cùng có sở trường ở thể loại nào sau đây?
A. Tiểu thuyết.
B. Kí.
C. Truyện vừa.
D. Truyện ngắn.
Đáp án: B
Câu 4: Nguyễn Tuân đã cho biết trên con sông Đà có bao nhiêu cái thác chưa đặt tên?
A. 70 thác.
B. 71 thác
C.72 thác.
D. 73 thác.
Đáp án: C
Câu 5: Bố cục văn bản gồm mấy phần?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Đáp án: B
Giải thích:
Bố cục: 3 phần
– Phần 1 (từ đầu đến gậy đánh phèn): Sự dữ dội, hung bạo của con sông Đà
– Phần 2 (tiếp đến dòng nước sông Đà): Cuộc sống của con người trên sông Đà, hình tượng người lái đò
– Phần 3 (còn lại): Vẻ hiền hòa, trữ tình của con sông Đà
Câu 6: Giá trị nội dung của tùy bút “Người lái đò sông Đà” là:
A. Tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, vừa trữ tình, thơ mộng của thiên nhiên Tây Bắc
B. Vẻ đẹp của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc
C. Cả hai đáp án trên đều đúng
D. Cả hai đáp án trên đều sai
Đáp án: C
Giải thích: Tùy bút “Người lái đò sông Đà” là một áng văn đẹp được làm nên từ tình yêu đất nước say đắm, thiết tha của một con người muốn dùng văn chương để ca ngợi vẻ đẹp vừa kì vĩ, hào hùng, vừa trữ tình, thơ mông của thiên nhiên, và nhất là của con người lao động bình dị ở miền Tây Bắc.
Câu 7: Đáp án nào dưới đây không phái giá trị nghệ thuật của tùy bút “Người lái đò sông Đà”:
A. Vận dụng vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế, tài hoa.
B. Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ.
C. Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác.
Đáp án: A
Giải thích:
Giá trị nghệ thuật:
– Ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo, mới mẻ
– Vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác
Câu 8: Tên một tác phẩm tùy bút được học trong chương trình Ngữ văn THCS
A. Bài học đường đời đầu tiên
B. Một thứ quà của lúa non : Cốm
C. Bắc Sơn
D. Bến quê
Đáp án: B
Giải thích: Tùy bút Một thức quà của lúa non : Cốm (Thạch Lam). Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm và tấm lòng trân trọng, tác giả đã phát hiện được nét đẹp văn hóa dân tộc trong thứ sản vật giản dị mà đặc sắc ấy.
Câu 9: “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
A. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Đông Bắc rộng lớn, xa xôi
B. Là thành quả thu hoạch được trong chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi
C. Trong một lần tác giả về thăm người thân
D. Trong một lần tác giả đi công tác qua sông Đà
Đáp án: B
Giải thích: Hoàn cảnh sáng tác: Thành quả thu hoạch của chuyến đi gian khổ và hào hứng tới miền Tây Bắc rộng lớn, xa xôi.
Câu 10: Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” là sáng tác trước cách mạng tháng Tám của Nguyễn Tuân. Đúng hay sai?
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Giải thích: Tác phẩm Người lái đò sông Đà được sáng tác sau cách mạng tháng Tám (1960).
Câu 11: Thể loại của “Người lái đò sông Đà” là:
A. Bút kí
B. Truyện ngắn
C. Tùy bút
D. Phóng sự
Đáp án: C
Giải thích: Người lái đò sông Đà là tùy bút xuất sắc của Nguyễn Tuân.
Câu 12: “Người lái đò Sông Đà” được sáng tác năm bao nhiêu?
A. 1958
B. 1959
C. 1960
D. 1961
Đáp án: C
Giải thích: Người lái đò Sông Đà được sáng tác năm 1960.
Câu 13: Tác phẩm “Người lái đò Sông Đà” được in trong tập truyện nào?
A. Vang bóng một thời
B. Sông Đà
C. Một chuyến đi
D. Đường vui
Đáp án: B
Giải thích: Người lái đò sông Đà in trong tập Sông Đà, là tùy bút xuất sắc nhất của Nguyễn Tuân.
THAM KHẢO THÊM: