Cuối năm 2010 tôi có mua một mảnh đất của ông B sau khi thỏa thuận với số tiền là 84.000.000 đồng.đồng. Hai bên đã làm hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy viết tay chưa có chứng nhận của địa phương.
Tóm tắt câu hỏi:
Cuối năm 2010 tôi có mua một mảnh đất của ông B sau khi thỏa thuận với số tiền là 84.000.000 đồng.đồng. Hai bên đã làm hợp đồng chuyển nhượng bằng giấy viết tay chưa có chứng nhận của địa phương.
Tôi đã đặt cọc số tiền lần 1 là 20.000.000đồng và lần 2 là 50.000.000đồng. Đến tháng 9 năm 2011 tôi và ông B đã đến chính quyền địa phương và được ông chủ tịch UBND xã cử cán bộ địa chính đi đến thực địa để xác đinh rõ số đất của ông B. Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cấp có thẩm quyền câp, hiện tại không có tranh chấp. Sau khi đo đất, cắm mốc lộ giới giao cho tôi xong. Cán bộ địa chính xã làm biên bản và thủ tục chuyển nhượng nhưng ông B không ký hồ sơ chuyển nhượng cho tôi và bảo đất đã bán cho tôi sẽ không có gì thay đổi. Hiện nay số đất đó tôi vẫn đang sử dụng ông B không gây khó khăn gì. Nhưng tôi không yên tâm. Tôi đã làm đơn đề nghị chính quyền địa phương giúp đỡ và được trả lời là do ông B không hợp tác. Vậy tôi phải làm gì để sang tên đươc mảnh đất tôi đã mua.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Xét về mặt hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của nhà bạn: Hình thức của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định chung tại Điều 689 Bộ luật Dân sự: “Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất quy định tại Điều 127 Luật Đất đai cũng nêu rõ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có công chứng, chứng thực.
Trong trường hợp của bạn, việc chuyển nhượng chỉ được thực hiện thông qua “giấy tay”, nhưng không được công chứng, chứng thực. Như vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn chưa được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục luật định.
Một khi phát sinh tranh chấp, hợp đồng nêu trên sẽ có thể bị tòa án tuyên vô hiệu. Hệ quả là các bên sẽ khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận – điều 137 Bộ luật dân sự.
Để việc chuyển nhượng trên hợp pháp bạn và ông B tiến hành ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói trên có công chứng xác nhận và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính để được sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Thị Thu Thảo