Đăng ký quyền sở hữu đối với nhà ở có cần ghi tên cả vợ và chồng? Chồng thế chấp nhà thì có cần ý kiến của vợ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, ba em có mua một căn nhà cách đây nhiều năm nhưng được hợp thức hóa. Hai bên chỉ mua bán viết tay. Nay ba em muốn hợp thức hóa căn nhà đó và làm sổ đỏ mà không có cần có chữu ký của mẹ em. Vậy sau này ba em có thể tự thế chấp căn nhà đó để vay ngân hàng mà không cần có chữ ký của mẹ em được không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ vào Điều 450 “Bộ luật dân sự 2015” thì
Trường hợp sau khi làm sổ đỏ mà chỉ có tên của bố bạn thì xảy ra các trường hợp sau:
Nếu căn nhà đó được mua trong thời kỳ hôn nhân nhưng bằng tài sản riêng của bố bạn (theo khoản 2 Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014) hoặc bố và mẹ bạn có thỏa thuận việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân thì ngôi nhà đó là của bố bạn (Điều 38 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Bố bạn có quyền đứng tên một mình trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà. Do đó, khi thế chấp để vay ngân hàng thì không cần có chữ ký của mẹ bạn.
Ngoài trường hợp được nêu ở trên thì còn lại là tài sản chung của hai vợ chồng. Căn cứ vào khoản 1 Điều 26 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì việc đại diện giữa vợ và chồng trong việc xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản chung có giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản chỉ ghi tên vợ hoặc chồng thì thực hiện theo quy định tại Điều 24 và Điều 25 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Điều đó được hiểu là khi xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch thì phải được sự đồng ý của cả hai vợ chồng, nếu như được thực hiện bởi vợ hoặc chồng thì giao dịch này chỉ có hiệu lực khi có sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng.
>>> Luật sư
Do đó, trong trường hợp này, trên sổ đó chỉ ghi tên bố bạn nhưng khi định đoạt thế nào phải cần có ý kiến của mẹ bạn. Trừ khi mẹ bạn có thỏa thuận ủy quyền cho bố bạn tự do định đoạt. Từ đó, bố bạn mới có thể thế chấp cho ngân hàng.