Theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, hai bên cần phải có thái độ tôn trọng tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng. Vậy người chồng có hành vi lấy trộm tiền của vợ thì có bị xử lý hình sự hay không?
Mục lục bài viết
1. Chồng lấy trộm tiền của vợ có bị xử lý hình sự không?
Trước hết, căn cứ theo quy định tại Điều 43 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về tài sản riêng của vợ chồng. Cụ thể như sau:
– Tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các loại tài sản mà mỗi người có được trước khi thực hiện thủ tục kết hôn, tài sản được nhận thừa kế riêng, tài sản được nhận tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân, tài sản được chia riêng cho vợ hoặc tài sản được chia riêng cho chồng căn cứ theo quy định tại Điều 38, Điều 39 và Điều 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014, các loại tài sản được sử dụng nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của vợ chồng, các loại tài sản khác mà theo quy định của pháp luật sẽ thuộc quyền sở hữu riêng của vợ chồng;
– Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ chồng cũng sẽ được xem là tài sản riêng. Hoa lợi và lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Như vậy có thể nói, vợ chồng trong quan hệ hôn nhân sẽ cần phải tôn trọng tài sản riêng vào tài sản chung của vợ chồng. Quá trình định đoạt tài sản chung của vợ chồng cần phải có sự thống nhất ý chí. Người chồng không được phép trộm cắp tài sản chung hoặc tài sản riêng của người vợ. Bản chất của hành vi trộm cắp sẽ được coi là hoạt động lén lút, xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người vợ trái quy định của pháp luật khi chưa được người vợ đó đồng ý. Vì vậy, dù có lấy trộm tiền của vợ mình thì đó cũng bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, tùy vào mức độ khác nhau mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi chồng lấy trộm tiền của vợ nếu thỏa mãn đầy đủ cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản thì hoàn toàn người trong đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản căn cứ theo quy định tại Điều 173 của Bộ luật hình sự năm 2015. Người chồng có thể sử dụng thủ đoạn lén lút để chiếm đoạt tài sản của người vợ khi chưa được sự đồng ý của người vợ. Hành vi trộm cắp tài sản của người chồng sẽ cấu thành tội trộm cắp tài sản khi thỏa mãn một trong những dấu hiệu sau:
– Trộm cắp tài sản có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên;
– Đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản;
– Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản hoặc kết án về tội được quy định tại Điều 290 của Bộ luật hình sự năm 2015 nhưng chưa thực hiện thủ tục xóa án tích;
– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội;
– Tài sản đó được xem là phương tiện kiếm sống chính của người vợ và gia đình;
– Tài sản được xem là di vật, cổ vật. Duy vật theo quy định của pháp luật sẽ được xem là hiện vật lưu truyền lại từ đời trước và có giá trị lịch sử văn hóa khoa học. Còn cổ vật là khái niệm để chỉ các loại hiện vật được lưu truyền lại từ đời trước có giá trị tiêu biểu về lịch sử văn hóa và có tuổi đời từ 100 năm trở lên căn cứ theo quy định tại luật di sản văn hóa.
Theo đó thì có thể nói, chồng lấy trộm tiền của vợ nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội trộm cắp tài sản thì có thể sẽ bị chịu hình phạt với khung hình phạt thấp nhất là cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt cao nhất có thể phải chịu đó là phạt tù từ 12 năm đến 20 năm trong trường hợp thỏa mãn các tình tiết định định khung tăng nặng như sau:
– Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng trở lên;
– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh và tình trạng khẩn cấp để chiếm đoạt tài sản.
2. Chồng lấy trộm tiền của vợ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt thế nào?
Bên cạnh bức chi cứu trách nhiệm hình sự theo như phân tích nêu trên, người chồng lấy trộm tiền của vợ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính (nếu hành vi của người đó chưa đến mức bị coi là tội phạm, tức là số tiền trộm cắp chưa đến mức tối thiếu 2 triệu). Căn cứ theo quy định tại Điều 15 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, có quy định cụ thể về mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức và cá nhân khác trong xã hội. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi trộm cắp tài sản, có hành vi xâm nhập trái quy định của pháp luật vào nhà ở/kho bãi hoặc các địa điểm thuộc quyền quản lý của người khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản;
+ Công nhiên chiếm đoạt tài sản tuy nhiên chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Sử dụng các thủ đoạn gian dối hoặc sử dụng hành vi bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác, hoặc đến thời điểm cần phải hoàn trả lại tài sản xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay mượn, thuê tài sản của người khác, nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có đầy đủ điều kiện và có đầy đủ khả năng để hoàn trả nhưng cố tình không trả;
+ Không trả lại tài sản cho người khác xuất phát từ các giao dịch dân sự như vay mượn, thuê tài sản của người khác, hoặc có được tài sản của người khác thông qua hình thức hợp đồng hợp pháp, tuy nhiên sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp, dẫn đến tình thế không còn đủ khả năng để hoàn trả lại tài sản đó;
+ Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của nhà nước, tài sản của các tổ chức, cơ quan và doanh nghiệp.
Như vậy, chồng lấy trộm tiền của vợ nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
3. Chồng lấy trộm tiền của vợ được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?
Pháp luật hiện nay có quy định cụ thể về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Theo đó, người chồng lấy trộm tiền của vợ theo như phân tích nêu trên vẫn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo các điều luật tương ứng khi thực hiện các hành vi phạm tội gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến khách thể do pháp luật hình sự bảo vệ, tuy nhiên vẫn sẽ được miễn trách nhiệm hình sự nếu thỏa mãn đầy đủ các căn cứ miễn trách nhiệm hình sự. Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự hiện nay đang được quy định cụ thể tại Điều 29 của Bộ luật hình sự năm 2015. Cụ thể như sau:
– Người phạm tội theo quy định của pháp luật sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ cơ bản sau đây:
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của pháp luật, do có sự xuất hiện hoặc có sự thay đổi về chính sách pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội;
+ Khi có quyết định đại xá bởi chủ thể có thẩm quyền.
– Người phạm tội có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ cơ bản như sau:
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, truy tố, xét xử do biến chuyển của tình hình, mà người phạm tội không còn có khả năng gây nguy hiểm cho xã hội;
+ Trong quá trình tiến hành hoạt động điều tra, truy tố hoặc xét xử, người phạm tội mắc các chứng bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội;
+ Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác trên thực tế, người phạm tội đã có hành vi tự thú, khai rõ và trình báo rõ ràng về sự việc, góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình phát hiện và điều tra tội phạm của các lực lượng chức năng, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm, có hành vi lập công lớn tại cơ quan có thẩm quyền, có công hiến đặc biệt và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền và xã hội thừa nhận.
– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội nghiêm trọng xuất phát từ lỗi vô ý hoặc phạm tội ít nghiêm trọng, gây thiệt hại về tính mạng hoặc sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa và bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật, đã có hành vi khắc phục hậu quả trong phạm vi cần thiết, được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện bãi nại trên thực tế, những người đó đã có đơn đề nghị miễn trách nhiệm hình sự cho người phạm tội, thì theo quy định của pháp luật, trong trường hợp này người phạm tội cũng có thể sẽ được miễn trách nhiệm hình sự.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật hôn nhân gia đình 2014