Chồng làm đơn ly hôn thì có phải bồi thường cho vợ không? Quy định của pháp luật về vấn đề ly hôn?
Trong cuộc sống hôn nhân không ít trường hợp các chị em phụ nữ bị chồng nộp đơn xin ly hôn trong khi mình không đồng ý ly hôn. Vậy, trường hợp chồng làm đơn ly hôn thì có phải bồi thường cho vợ không?
Cơ sở pháp lý:
Dịch vụ Luật sư
Mục lục bài viết
1. Chồng làm đơn ly hôn thì có phải bồi thường cho vợ không?
Trên thực tế, rất nhiều chị em phụ nữ thắc mắc rằng việc chồng tự làm đơn ly hôn với mình thì mình có được yêu cầu bồi thường hay không. Có người thì yêu cầu bồi thường về tuổi thanh xuân, có người lại yêu cầu bồi thường tổn thất về mặt tinh thần hoặc có người yêu cầu bồi thường về tài sản,…
Theo đó, ta sẽ tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề này.
Trước hết, ta cần hiểu, khi bước vào một cuộc hôn nhân, các bạn phải cùng nhau đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật và lúc này các bạn phải đáp ứng được các điều kiện về đăng ký kết hôn như:
– Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.
– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
– Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
– Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn như tảo hôn, kết hôn trong phạm vi ba đời,…
Như vậy, có thể hiểu rằng việc hai vợ chồng bạn kết hôn với nhau phải dựa trên cơ sở hai bên tự nguyện đồng ý xác lập mối quan hệ hôn nhân hợp pháp thông qua việc đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân nơi cư trú. Hay với cách khác, việc bạn kết hôn với chồng bạn là hoàn toàn do bạn quyết định chứ chồng bạn hay gia đình bạn không ép, mối quan hệ này hoàn toàn không có ai cưỡng ép mà là hai bạn muốn chung sống với nhau, tiến tới hôn nhân nên không thể coi tuổi trẻ, thanh xuân đã qua trong quá trình chung sống với nhau là lãng phí.
Pháp luật ở thời điểm hiện tại không có bất kỳ một quy định nào bắt buộc những người sau khi ly hôn thì một bên phải bồi thường tuổi thanh xuân cho bên kia cả. Vậy nên bạn hoàn toàn không thể yêu cầu chồng bạn phải bồi thường cho mình khi chồng bạn tiến hành giải quyết việc ly hôn tại tòa.
Hơn thế nữa, về mặt nguyên tắc, nếu được xác định là một khoản tiền bồi thường thì phải xác định được mức độ thiệt hại và hành vi trái pháp luật đã dẫn đến thiệt hại đó. Vì thế phải có đầy đủ các căn cứ này thì mới chứng minh được tổn thất tuổi thanh xuân, lúc đó mới có cơ sở yêu cầu tòa án giải quyết.
Tuy nhiên, khi ly hôn mà hai bên có thỏa thuận về mức bồi thường tuổi thanh xuân thì tòa án sẽ tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và chấp nhận tính hợp pháp của thỏa thuận này.
Còn đối với trường hợp nếu bạn gặp khó khăn, túng thiếu trong cuộc sống khi chồng bạn tiến hành ly hôn thì bạn có thể yêu cầu chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn theo quy định tại điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình. Theo quy định này có thể hiểu rằng khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.
Tuy nhiên việc cấp dưỡng này không phải lúc nào cũng là bắt buộc, chồng bạn chỉ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho bạn nếu như bạn đưa ra được lý do chính đáng cho sự khó khăn, túng thiếu đó ví dụ như bạn bị liệt người, mất khả năng lao động,…. Việc cấp dưỡng và mức cấp dưỡng có thể do các bên thỏa thuận hoặc theo phán quyết của tòa án dựa trên khả năng của của chồng bạn.
Còn trong trường hợp bạn muốn được bồi thường về tài sản thì theo quy định của pháp luật hiện hành để đảm bảo quyền lợi đặc biệt của phụ nữ do việc ly hôn phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn, khó khăn trong việc tạo lập cuộc sống mới nên khi giải quyết ly hôn tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, nội trợ, duy trì cuộc sống hôn nhân để chia tài sản chung của vợ chồng.
Cụ thể theo quy định tại điều 7,
Để đảm bảo quyền lợi của các bên trong việc tạo lập cuộc sống mới khi giải quyết ly hôn tòa án sẽ tính toán đến công sức đóng góp, duy trì cuộc sống hôn nhân, lỗi của các bên để giải quyết.
Như vậy, trong trường hợp này khi yêu cầu tòa án giải quyết việc ly hôn, bạn có thể cung cấp những chứng cứ chứng minh như: chồng bạn không chung thủy, không quan tâm chăm sóc con, chơi bời trác táng, phát tán tài sản,….và kèm theo yêu cầu bồi thường công sức nội trợ của mình. Hoặc bạn phải cung cấp được các chứng cứ chứng minh bạn là người có công sức đóng góp nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung của vợ chồng để yêu cầu tòa xem xét, quyết định phân chia tài sản chung, bảo đảm được quyền và lợi ích chính đáng của bạn và các con của mình. Đấy là một cách bồi thường tốt nhất trong trường hợp bị chồng nộp đơn ly hôn khi mình chưa đồng ý.
Do đó, nếu bạn thuộc trường hợp chỉ ở nhà làm nội trợ và bị chồng ly hôn nhưng bạn vẫn có thể được chia tài sản chung vì người nội trợ cũng có công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung.
Tóm lại, khi chồng tự làm đơn ly hôn thì hiện tại chưa có văn bản cụ thể nào quy định việc đòi bồi thường thanh xuân sau ly hôn hay bồi thường tổn thất về mặt tinh thần hoặc bồi thường tài sản sau ly hôn nên không có căn cứ và cơ sở pháp luật để giải quyết. Bên cạnh đó pháp luật cũng không có quy định về trường hợp khi ly hôn người chồng phải có nghĩa vụ bồi thường cho người vợ.
2. Quy định của pháp luật về vấn đề ly hôn?
Căn cứ theo quy định tại khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình quy định có thể hiểu ly hôn là việc các bên thực hiện các thủ tục để chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Khi hai người đã không còn muốn chung sống cùng với nhau thì họ có thể tiến hành thủ tục ly hôn để giải quyết về mặt giấy tờ pháp lý, xác nhận cả hai người không còn quan hệ vợ chồng hợp pháp nữa đồng thời tất cả quyền và nghĩa vụ của các bên cũng chấm dứt khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Ly hôn theo quy định của pháp luật thì có thể tiến hành theo hai hình thức là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương. Trường hợp nếu chồng bạn tự ý ly hôn mà không nhận được sự đồng ý từ bạn thì sẽ là ly hôn đơn phương hay theo thuật ngữ pháp luật quy định là ly hôn theo yêu cầu của một bên. Cụ thể, căn cứ theo quy định tại khoản 1, điều 51 và điều 56, Luật Hôn nhân và gia đình quy định thì có thể hiểu rằng: Vợ, chồng hoặc cả hai người đều có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn. Vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo đó, thì chồng bạn có quyền đơn phương ly hôn khi mâu thuẫn giữa hai vợ chồng nghiêm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được
Theo quy định của pháp luật, thủ tục ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện như sau:
Người có yêu cầu ly hôn nộp một bộ hồ sơ bao gồm: đơn yêu cầu ly hôn theo mẫu; Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc; Bản sao chứng minh nhân dân của hai vợ chồng ;Bản sao sổ hộ khẩu của hai vợ chồng; Bản sao giấy khai sinh các con, Bản sao các giấy tờ tài liệu liên quan đến tài sản chung của hai vợ chồng khi yêu cầu phân chia tài sản chung như: sổ đỏ, đăng ký xe,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ giấy tờ nêu trên thì người có yêu cầu gửi bộ hồ sơ đến tòa án nhân dân cấp quận/huyện/thành phố nơi mà vợ hoặc chồng mình đang cư trú để được giải quyết.
Lúc này, tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn hoặc trả lại đơn yêu cầu theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Nếu hồ sơ hợp lệ và đầy đủ tòa án sẽ gửi thông báo yêu cầu nộp tiền tạm ứng án phí thì người nộp đơn phải lên nộp án phí và gửi lại biên lai cho tòa án.
Sau đó, Toà án phải tiến hành hoà giải. Nếu hoà giải đoàn tụ thành mà người yêu cầu xin ly hôn rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án áp dụng pháp luật tố tụng dân sự ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án.
Trường hợp người nộp đơn xin ly hôn không rút đơn yêu cầu xin ly hôn thì Toà án lập biên bản hoà giải đoàn tụ thành. Sau 15 ngày; kể từ ngày lập biên bản; nếu vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng không có sự thay đổi ý kiến cũng như Viện Kiểm sát không phản đối thì Toà án ra quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành. Quyết định công nhận hoà giải đoàn tụ thành có hiệu lực pháp luật ngay và các đương sự không có quyền kháng cáo; Viện Kiểm sát không có quyền kháng nghị theo trình tự phúc thẩm.