Khái quát chung về vấn đề thừa kế? Chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng? Thủ tục phân chia di sản thừa kế?
Tranh chấp chia di sản thừa kế không chỉ phức tạp trong việc nghiên cứu, đánh giá tài liệu, chứng cứ, mà việc nhận thức, áp dụng pháp luật trong xác định quyền thừa kế, di sản thừa kế… Thực tiễn, chồng chết, vợ được hưởng thừa kế của bố mẹ không vẫn là vấn đề mà rất nhiều người đặt ra câu hỏi.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Khái quát chung về vấn đề thừa kế:
Đối với tài sản của mình, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; người hưởng di sản có thể hưởng theo di chúc hoặc theo pháp luật (căn cứ điều 609
Theo quy định tại điều 612
Điều kiện của người hưởng thừa kế theo quy định tại điều 613 Bộ luật Dân sự 2015: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã hình thành thai trước khi người để lại di sản mất”. Như vậy, điều kiện đầu tiên để được hưởng thừa kế của người khác để lại là tại thời điểm mở thừa kế người thừa kế vẫn còn sống.
Người hưởng di sản có hai trường hợp đó là hưởng theo pháp luật hoặc hưởng theo di chúc. Trong trường hợp không có di chúc hay di chúc không hợp pháp thì mới áp dụng hưởng thừa kế theo pháp luật.
2. Chồng chết, vợ có được hưởng thừa kế của bố mẹ chồng?
2.1. Trường hợp thừa kế theo di chúc:
Căn cứ điều 624 Bộ luật dân sự 2015, di chúc là sự thể hiện ý chí của một cá nhân mục đích là chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Hình thức của di chúc phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Chương XXII Bộ luật dân sự 2015.
Pháp luật luôn đề cao và bảo vệ quyền sở hữu, quyền tài sản của một người. Trong lập di chúc pháp luật không giới hạn người được hưởng di sản mà người thừa kế hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản căn cứ điều 626 Bộ luật dân sự 2015 “Chỉ định người thừa kế”. Vì vậy, người để lại di sản có thể chỉ định bất cứ ai để làm người hưởng di sản trong đó có đối tượng là con dâu. Do đó nếu trong di chúc bố, mẹ chồng để lại di sản cho con dâu thì con dâu được hưởng phần thừa kế đó.
2.2. Trường hợp thừa kế theo pháp luật:
Thừa kế theo pháp luật căn cứ điều 649 Bộ luật dân sự 2015 là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật khi trong trường hợp này người để lại di sản không lập di chúc, di chúc không hợp pháp. Về người hưởng thừa kế thì không được chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di chúc và người đó phải có quyền hưởng di sản, không từ chối nhận di sản (căn cứ khoản 1 điều 650 Luật dân sự 2015). Đồng thời, thừa kế theo pháp luật còn áp dụng đối với phần di sản: không được định đoạt trong di chúc; tài sản định đoạt trong di chúc không có hiệu lực pháp luật; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng người thừa kế không có quyền thừa kế, chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản, từ chối nhận di sản, liên quan đến cơ quan được hưởng di sản nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Căn cứ khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản thừa kế bao gồm:
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Căn cứ quy định định trên thì con dâu không thuộc hàng thừa kế theo pháp luật của bố, mẹ chồng.
Trường hợp chồng chết trước hoặc cùng thời điểm với bố mẹ thì căn cứ điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì con của hai vợ chồng được hưởng phần di sản của chồng. nếu con cũng không còn thì cháu của hai vợ chồng được hưởng phần di sản đó.
Như vậy, khi chia di sản theo pháp luật của bố mẹ chồng thì con dâu không được hưởng theo quy định pháp luật
Tuy nhiên, Nếu chồng chết sau thời điểm bố mẹ mất thì con dâu được hưởng di sản đó. Cụ thể: Chia theo pháp luật thì con trai thuộc hàng thừa kế thứ nhất căn cứ khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015 nên được hưởng di sản. Nếu sau đó người con trai mất thì phần di sản được chia đều cho vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Như vậy, nếu chồng chết sau khi bố mẹ chồng chết thì con dâu có quyền được hưởng phần di sản của chồng.
3. Thủ tục phân chia di sản thừa kế:
Bước 1: Nộp các hồ sơ đến văn phòng công chứng. Nếu có nhiều người thừa kế theo pháp luật thì lập
– Phiếu yêu cầu công chứng
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy xác nhận tài khoản tiết kiệm, đăng ký xe ô tô…. giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản,…
– Di chúc (nếu có)
– Giấy tờ chứng minh nhân thân: chứng minh nhân dân/căn cước công dân, sổ hộ khẩu, giấy khai sinh; giấy chứng tử nếu người đó mất trước hoặc cùng lúc với người để lại di chúc.
– Giấy khai tử hoặc trích lục giấy khai tử
Bước 2: Tổ chức hành nghề công chứng nghiên cứu hồ sơ, kiểm tra tính xác thực của các loại giấy tờ trong hồ sơ. Thực tế, hồ sơ của người để lại di chúc và các con hay bị sai lệch về các thông tin. Trong trường hợp này, tổ chức hành nghề công chứng sẽ thông báo cho người yêu cầu công chứng để xác nhận của Ủy ban hay một số cơ quan có thẩm quyền như xin cấp giấy xác nhận nhân thân,…. Tổ chức hành nghề công chứng dựa trên thực để để soạn các văn bản: văn bản phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản cử người đại diện,….
Bước 3: Tổ chức hành nghề công chứng sẽ niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Nơi niêm yết là Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu không xác định được thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó. Với bất động sản hoặc động sản thì niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản (căn cứ khoản 1 điều 18
Bước 4: Sau thời gian niêm yết nếu không có khiếu nại, tố cáo; tổ chức hành nghề công chứng
Bước 5: Văn phòng công chứng, người yêu cầu phải nộp hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất hoặc Văn phòng đăng ký đất đai và các cơ quan nơi người để lại di chúc có tài sản(ví dụ: Ngân hàng,…):
Hồ sơ gồm:
– Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất.
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản hoặc văn bản khai nhận di sản.
– Giấy chứng tử của người chết (phải là bản sao đã được công chứng hoặc bản chính)
– Các giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân (phải là bản sao đã được công chứng hoặc bản chính)
– Tờ khai thuế: thu nhập cá nhân, Thuế phi nông nghiệp, lệ phí trước bạ, đăng ký biến động.
Bước 6: Văn phòng đăng ký đất đai hoặc cơ quan nơi người để lại di chúc có tài sản xem xét. (ví dụ: Ngân hàng,…)
Bước 7: Với bất động sản thì người hưởng di sản được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. Với các tài sản khác thì người nhận di sản được nhận lại phần mình đã được chia theo pháp luật hoặc di chúc.