Cholesterol máu cao là một trong những yếu tố dẫn đến xơ vữa động mạch và nhiều biến chứng tim mạch nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, tăng huyết áp, bệnh mạch máu ngoại biên,… Do vậy, kiểm soát ngăn ngừa cholesterol máu cao có vai trò quan trọng trong nâng cao sức khỏe tim mạch.
Mục lục bài viết
1. Cholesterol cao là gì?
Ta thường nghe về bệnh cholesteron hay cholesterron trong máu cao nhưng thực chất đây không phải là thành phần xấu của máu. Cholesterol (Cô- lét-tơ-rôn) là một thành phần của lipid máu, đóng vai trò vô cùng quan trọng với hầu hết các hoạt động của cơ thể. Phần lớn cholesterol trong máu là do cơ thể tự tổng hợp (khoảng 75%), phần còn lại lấy từ thức ăn. Có cholesterol thành 2 loại chính là LDL (cholesterol xấu) và HDL (cholesterol tốt).
Cholesterol cao là tình trạng khi bạn bị tăng nồng độ Cholesterol trong máu, các phân tử Cholesterol này sẽ lắng đọng ở thành mạch máu hay chính là lắng đọng mỡ ở thành mạch máu và gây cản trở sự lưu thông của máu trong lòng mạch hay gây sơ vữa động mạch. Khi sự lưu thông máu bị cản trở dẫn đến tim không được cung cấp đủ máu giàu oxy làm tăng nguy cơ gặp phải cơn nhồi máu cơ tim. Bên cạnh đó, giảm lưu lượng máu đến não có thể gây đột quỵ.
Nồng độ mỡ máu cao có thể do di truyền, nhưng đây thường là kết quả của lối sống không lành mạnh do cơ thể tự sản sinh từ chế độ ăn uống nên tình trạng có thể được phòng ngừa và điều trị. Ăn uống lành mạnh, tập luyện điều độ và điều trị phù hợp có thể giúp bệnh nhân có cuộc sống khỏe mạnh bình thường.
2. Các dấu hiệu, biểu hiện và triệu chứng của bệnh Cholesterol cao:
Cholesterol cao diễn ra khá âm thầm, các phân tử cholesteron hay mỡ trong máu chỉ từ từ tích tụ lại, ban đầu gần như không có triệu chứng rõ ràng. Nhiều người chỉ phát hiện ra tình trạng bệnh khi thực hiện các xét nghiệm máu hoặc khi đã gặp các biến chứng nguy hiểm, chẳng hạn như xơ vữa động mạch, đau tim, đột quỵ,… Vì vậy, chúng ta nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Chỉ số cholesteron cao hay mỡ máu cao là khi có kết quả xét nghiệm được xác định là Nồng độ cholesterol toàn phần cao hơn 5.2 mmol/L. Ngoài ra, nếu nồng độ LDL – cholesterol > 2.58 mmol/L có thể gây tắc nghẽn động mạch, hoặc nồng độ HDL – cholesterol nhỏ hơn 1.03 mmol/L sẽ làm giảm khả năng loại bỏ chất béo ra khỏi cơ thể.
Ở độ tuổi nào cũng cần được tầm soát bệnh và thực hiện các xét nghiệm lại sau mỗi 5 năm. Nếu kết quả xét nghiệm của bạn không nằm trong khoảng bình thường thì cần thực hiện xét nghiệm thường xuyên hơn, nhất là khi gia đình bạn có tiền sử tăng cholesterol máu, bệnh tim mạch hay bản thân bạn có các yếu tố nguy cơ khác như hút thuốc, tiểu đường hay tăng huyết áp.
3. Cholesterol cao là do di truyền hay do nguyên nhân nào?
3.1. Nguyên nhân di truyền:
Cholesteron cao có thể do nguyên nhân di truyền bởi gen. Gen được truyền từ cha mẹ sang con cái, trong đó có một số gen có vai trò điều hòa chuyển hóa cholesterol và chất béo. Khi bố hoặc mẹ bạn mắc cholesteron cao có nghĩa là các gen điều khiển cơ thể xử lý cholesterol và chất béo gặp vấn đề nên có thể gây ảnh hưởng đến nguy cơ mắc cholesteron cao ở con. Nếu bố mẹ bạn có cholesterol máu cao hoặc có tiền sử bệnh về tim mạch thì bạn hay con của bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn. Trong một số ít trường hợp đặc biệt, cholesterol máu cao là do bệnh tăng cholesterol máu gia đình, sự rối loạn di truyền này ngăn cơ thể bạn loại bỏ LDL-c.
Với nguyên nhân này, không thể phòng ngừa việc cholesterol tăng cao song vẫn có thể kiểm soát được nó để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm cho tim mạch.
3.2. Nguyên nhân từ thói quen ăn uống, sinh hoạt:
Hầu hết bệnh nhân cholesteron máu cao do bản thân tự sản sinh cholesteron bởi nguyên nhân từ chế độ ăn uống, sinh hoạt thiếu lành mạnh khiến cholesterol tích tụ trong máu và gây ảnh hưởng đến tim mạch. Cụ thể những thói quen ăn uống, sinh hoạt xấu gây ra tình trạng này bao gồm:
– Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa nhiều chất béo no, khó tiêu hóa như như thịt đỏ, gan và nội tạng động vật, các loại sữa, kem, bơ, phomai, sô cô la, bánh ngọt, và các món chiên rán như khoai tây chiên, gà rán … làm nạp vào cơ thể lượng lớn cholesteron xấu. Nhưng cholesteron này khó hấp thu và chuyển hóa nên vẫn được lưu hành trong máu lượng với số lượng này càng tăng, từ đó tích tụ lại gây hình thành mảng xơ vữa mạch máu.
– Lười vận động: Những người ngồi hoặc nằm quá nhiều, lười vận động có nguy cơ cao bị cholesterol trong máu cao hơn so với những người sinh hoạt thể thao thường xuyên. Vì vậy cần duy trì lối sống tập thể dục thể thao đều đặn, vận động nhiều sẽ giúp giảm triglycerid để cơ thể tiêu hao bớt lượng chất béo dư thừa trong cơ thể.
– Thói quen hút thuốc: Nhiều người mới chỉ biết hút thuốc gây hại đến phổi và gây ra các bệnh về đường hô hấp do các hóa chất độc hại có trong thuốc, tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra, khói thuốc lá còn gây giảm cholesterol tốt trong máu, giảm HDL-cholesterol tốt. Từ đó dẫn đến mất cân bằng cholesterol khiến lượng cholesterol xấu chiếm ưu thế, nguy cơ biến chứng mạch máu vì vậy cũng cao hơn.
– Sử dụng chất kích thích thường xuyên: Việc thường xuyên sử dụng bia, rượu và các chất kích thích khách gây hại cho gan và dẫn tới tình trạng tăng cholesterol trong cơ thể.
– Tuổi và giới tính: Ngoài những thói quen sinh hoạt không lành mạnh kể trên, sau mãn kinh có thể là nguyên nhân khiến mức cholesterol tăng cao ở phụ nữ
– Thuốc và bệnh tật: Một số loại thuốc khi sử dụng để điều trị bệnh khác cũng có thể làm ảnh hưởng đến nồng độ cholesteron trong máu, có thể làm tăng triglycerid. Ví dụ như thuốc điều trị bệnh lao. Những người mắc phải một số bệnh như tiểu đường, suy giáp sẽ làm tăng hàm lượng cholesterol trong cơ thể.
4. Có thể điều trị cholesterol máu cao không?
Khi nghi ngờ bị cholesterol máu cao, bạn hãy làm xét nghiệm mái để xác định chính xác nồng độ cholesterol trong máu của mình. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn phương pháp điều trị hoặc cách kiểm soát nồng độ cholesterol cho bạn một cách an toàn.
4.1. Điều trị cholesterol trong máu cao bằng thuốc:
Với trường hợp bệnh cholesteron nặng, cần kiểm soát nồng cholesterol trong máu sớm thì phương pháp điều trị thích hợp là dùng thuốc. Các thuốc có tác dụng điều trị, giảm cholesterol máu bao gồm:
– Statin: nhóm thuốc stanin hay thuốc hạ mỡ máu có tác dụng ngăn gan sản xuất thêm cholesterol, hạn chế cholesterol thừa trong máu và giúp cơ thể tái hấp thu cholesterol lắng đọng thành mạch tốt hơn.
– Resin kết nối acid mật: Thuốc này có tác dụng tích thích gan sử dụng cholesterol nhiều hơn để sản xuất acid mật và làm giảm nồng độ cholesteron trong máu.
– Thuốc ức chế hấp thu cholesterol: ruột là nơi tiêu hóa thực phẩm, sẽ hấp thu cholesterol và đưa vào máu, loại thuốc này có tác dụng hạn chế quá trình hấp thu này của ruột, từ đó giảm cholesterol trong máu. Thuốc ức chế hấp thu Ezetimibe thường dùng kết hợp với thuốc Statin để tăng hiệu quả.
4.2. Điều trị cholesterol máu cao với chế độ sinh hoạt phù hợp:
Các trường hợp cholesterol máu cao nhẹ và các trường hợp đang điều trị bằng thuốc vẫn cần thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, phù hợp với bản thân nhằm kiểm soát lượng chất này trong máu ở mức an toàn cũng như ngăn ngừa biến chứng.
– Chế độ ăn uống hợp lý: Hạn chế chất béo động vật, ưu tiên dùng chất béo thực vật với lượng thích hợp, dùng ít muối, nhiều rau củ, trái cây, ngũ cốc với thực phẩm giàu chất xơ khác.
– Bỏ hút thuốc lá.
– Giảm cân, duy trì cân nặng phù hợp.
– Hạn chế uống rượu bia.
– Tập thể dục đều đặn, ít nhất 30 phút mỗi ngày hầu hết các ngày trong tuần.