Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp các cặp đôi yêu nhau, hứa hẹn đủ điều nhưng khi bạn gái có bầu thì bạn trai thường thoái thác trách nhiệm, không chịu nhận đứa trẻ là con của mình. Vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi chối bỏ trách nhiệm làm cha có vi phạm pháp luật không?
Mục lục bài viết
1. Chối bỏ trách nhiệm làm cha có vi phạm pháp luật không?
Trước hết cần phải khẳng định, quyền được sống chung với cha mẹ và quyền được đoàn tụ với cha mẹ là một trong những quyền cơ bản của trẻ em. Căn cứ theo quy định tại Điều 13 của Luật Trẻ em năm 2016 có quy định về quyền được khai sinh và có quốc tịch của trẻ em. Theo đó, trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh, khai tử, có quyền có họ tên, có quốc tịch; có quyền được xác định cha mẹ phải xác định dân tộc và giới tính theo đúng quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 của Luật Trẻ em năm 2016 có quy định về quyền được đoàn tụ phải liên hệ và tiếp xúc với cha mẹ. Theo đó, trẻ em hoàn toàn có quyền được biết cha đẻ, mẹ đẻ của mình, ngoại trừ trường hợp ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích tốt nhất của trẻ em; trẻ em được quyền duy trì mối quan hệ và tiếp xúc với cả cha và cả mẹ khi trẻ em, cha mẹ cư trú ở các quốc gia khác nhau hoặc trong trường hợp bị tạm giữ, trục xuất; trẻ em được tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất/nhập cảnh để có thể đoàn tụ với cha mẹ của mình; được bảo vệ không bị đưa ra nước ngoài trái quy định của pháp luật; và đồng thời được cung cấp đầy đủ thông tin khi cha mẹ của mình bị mất tích.
Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại Điều 88 của Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về vấn đề xác định cha mẹ. Theo đó:
-
Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân được xác định là con chung của cả hai vợ chồng;
-
Con được sinh ra trong khoảng thời gian 300 ngày được tính bắt đầu kể từ thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân cũng được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân;
-
Con sinh ra trước thời điểm đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận thì cũng được coi là con chung của cả hai vợ chồng;
-
Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con cái thì bắt buộc phải có bằng chứng và phải được Tòa án xác định.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về quyền nhận cha mẹ. Theo đó:
-
Con cái có quyền nhận cha, nhận mẹ của mình; kể cả trong trường hợp cha hoặc mẹ của mình đã qua đời;
-
Con đã thành niên nhận cha, không bắt buộc cần phải có sự đồng ý của mẹ; hoặc nhận mẹ mà không cần phải có sự đồng ý của cha.
Như vậy, trẻ em có quyền nhận cha/mẹ Sau khi ra đời. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người đã tự mình chối bỏ trách nhiệm làm cha. Việc chối bỏ trách nhiệm làm cha vừa là hành vi vi phạm quy định của pháp luật vừa là hành vi vi phạm nghiêm trọng đạo đức, tình cảm con người.
Theo quy định của pháp luật hiện nay, mỗi đứa trẻ sinh ra đều có quyền nhận cha mẹ của chính mình. Thế nhưng pháp luật cũng chưa có bất kỳ điều luật cụ thể nào đưa ra chế tài xử lý đối với hành vi không nhận con sau khi đứa trẻ được sinh ra trên thực tế. Vì vậy nhiều người cha đã không nhận con của mình bất chấp dư luận xã hội. Mặc dù vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì người cha cũng phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con. Hành vi trốn tránh hoặc từ chối nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Điều kiện và mức cấp dưỡng được thực hiện theo quy định như sau: Việc cấp dưỡng sẽ được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận của các bên, trong trường hợp các bên không thể thỏa thuận được thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Dù các bên có thỏa thuận với nhau về chế độ cấp dưỡng hay yêu cầu Toà án giải quyết vấn đề cấp dưỡng cho con thì cũng cần phải dựa trên thu nhập và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng.
2. Cần phải làm gì khi người cha chối bỏ trách nhiệm nhận con?
Căn cứ theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con.
Theo đó:
TH1: Xác định cha, mẹ, con không có yếu tố nước ngoài theo Điều 101 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014:
+ Trong trường hợp các bên không có tranh chấp, thẩm quyền xác định thuộc về cơ quan đăng ký hộ tịch (Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi các bên cư trú);
+ Trong trường hợp các bên có tranh chấp, thẩm quyền xác định thuộc về Toà án. Cụ thể, Tòa án có thẩm quyền giải quyết yêu cầu xác định cha, mẹ, con trong 03 trường hợp:
(1) Có tranh chấp;
(2) Người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết;
(3) Người có yêu cầu xác định cha, mẹ, con chết.
TH2: Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài căn cứ theo quy định tại Điều 128 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014. Theo đó chia thành các trường hợp sau:
+ Đối với trường hợp không có tranh chấp:
Xác định cha, mẹ, con có yếu tố nước ngoài mà không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài hoặc không có tranh chấp giữa công dân Việt Nam với nhau nhưng ít nhất một bên định cư ở nước ngoài hoặc không có tranh chấp giữa những người nước ngoài với nhau nhưng ít nhất một bên thường trú ở Việt Nam theo quy định của pháp luật về hộ tịch thì sẽ được cơ quan đăng ký hộ tịch Việt Nam giải quyết, cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người được nhận là cha, mẹ, con thực hiện đăng ký nhận cha, mẹ, con.
+ Đối với trường hợp có tranh chấp:
Đối với trường hợp này, Tòa án Việt Nam mà cụ thể là Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết trong các trường hợp sau đây:
(1) Cha, mẹ không thừa nhận con;
(2) Xác định con trong trường hợp người không được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó là con mình hoặc người được nhận là cha, mẹ của một người có thể yêu cầu Tòa án xác định người đó không phải là con mình;
(3) Con nhận cha, mẹ trong trường hợp cha, mẹ đã chết;
(4) Bên mang thai hộ không giao đứa trẻ cho bên nhờ mang thai hộ;
(5) Bên nhờ mang thai hộ từ chối nhận con;
(6) Giải quyết tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ trong trường hợp chưa giao đứa trẻ mà bên nhờ mang thai hộ chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
(7) Các tranh chấp khác ngoài các tranh chấp trên.
Vì vậy, khi người cha chối bỏ trách nhiệm nhận con (có phát sinh tranh chấp) thì người mẹ có thể thực hiện thủ tục khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Toà án). Cụ thể thủ tục như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
-
Đơn khởi kiện yêu cầu xác định cha cho con;
-
Giấy khai sinh của con;
-
Văn bản, giấy tờ có giá trị chứng minh mối quan hệ cha con như kết quả giám định ADN, tài liệu, phim ảnh, người làm chứng…
Bước 2: Nộp hồ sơ. Đối với trường hợp người cha không muốn nhận con (có xảy ra tranh chấp giữa các bên) thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết việc xác định quan hệ cha con. Tòa án sẽ xác định mối quan hệ cha và con thông qua việc yêu cầu giám định huyết thống và căn cứ vào những chứng cứ, giấy tờ có giá trị chứng minh quan hệ cha con mà các bên cung cấp trong quá trình giải quyết vụ việc.
Trong trường hợp Toà án đã ra quyết định xác nhận cha con thì người mẹ có quyền yêu cầu người cha thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con trong trường hợp người cha không trực tiếp nuôi con. Đồng thời, quyết định của Tòa án về việc xác định cha cho con sẽ được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch, tức là ghi tên của người cha vào Giấy khai sinh của con và gửi cho các bên khác có liên quan.
3. Ai là người có quyền yêu cầu Tòa án xác nhận cha cho con?
Điều 102 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014 có quy định về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con. Bao gồm:
-
Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự sẽ có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch thực hiện thủ tục xác định cha, con, mẹ cho mình trong trường hợp các bên không có tranh chấp;
-
Cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự sẽ có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ, con cho mình trong trường hợp các bên có phát sinh tranh chấp hoặc trong trường hợp người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã qua đời;
-
Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác gồm:
+ Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
+ Người giám hộ;
+ Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
+ Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, những chủ thể nêu trên sẽ là người có quyền yêu cầu xác định cha cho con theo từng trường hợp khác nhau (các bên có tranh chấp hoặc không có tranh chấp).
THAM KHẢO THÊM: