Cho vay tiền qua Zalo không đòi được xử lý thế nào? Mượn tiền và bỏ trốn xử lý như thế nào?
Cho vay tiền qua Zalo không đòi được xử lý thế nào? Mượn tiền và bỏ trốn xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và Na quen nhau qua mạng zalo. Được biết Na quê ở Đà Nẵng vào Sài Gòn hoc kế toán. Mới ra trường và làm việc cho 1 công ty ở đường Lê Trọng Tấn quận Tân Phú. Do mới đi thuê trọ đi làm nên còn khó khăn nên tôi đã cho Na mượn 1 triệu đồng đóng tiền nhà. Hôm sau Na mới nói là cty điều đi công tác ở Đồng Nai mà hk có tiền đi Na hỏi mượn tôi 2 triệu nữa để đi. Trưa hôm sau Na có gọi điện thoại cho tôi nói là lỡ bỏ quên ví ở nhà nên ko có tiền thuê nên xin mượn tôi thêm 5 triệu nữa chuyển khoản. Và tôi đã chuyển cho mượn 5tr vào stk ngân hàng đông á. Na nói Na xem tôi như người yêu và muốn dọn nhà qua gần phòng tôi nhưng ko có xe đi làm. Na nói tôi cho mượn thêm 5 triệu nữa để mua xe chị 2 ngoài quê gửi vô. Rồi kế đến nửa là nói tôi cho mượn thêm 2 triệu để nhận hàng mẫu dùm mẹ. Tổng cộng Na mượn của tôi 15tr đồng. Đến cuối tuần Na đi công tác về có gọi điện cho tôi lúc trưa bảo tôi qua lấy tiền nhưng lúc đó vì đang giờ làm nên ko đi được. Nên tôi hẹn chiều qua nhà lấy tiền. Tôi có gọi điện nhưng bị chẵn cuộc gọi. Zalo thì xóa nick. Khiến tôi hoang mang. 2 ngày rồi tôi liên lạc ko được. Tôi chỉ biết người đó tên Phạm Thị Ly Na. Sinh năm 1994. Sdt là 01673 194 687. Mỗi lần tôi gặp nhau tôi muốn vô nhà cho biết nhưng Na nói là sợ bà cô thấy đồn mấy người trong họ hàng nên ko thích. Chỉ gặp nhau trước quan cafe Hoa Xứ Lạnh. Số 353 đường Tân Sơn Nhì. Quận Tân Phú. Tôi còn giữ giấy chuyển khoản và tất cả những tn Na đã gửi cho tôi trên máy tính. Mong được sự giup đỡ của Luật sư ạ.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;
– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003
2. Giải quyết vấn đề:
Theo như thông tin anh cho biết, anh và bạn Na quen nhau qua mạng zalo. Vì quen biết, nên anh có cho bạn Na mượn tiền, tổng số tiền anh cho mượn là 15 triệu đồng. Bạn Na có hứa hẹn trả và sau đó có hẹn thời gian trả. Nhưng sau đó, anh liên lạc để lấy tiền nhưng không liên lạc được. Như vậy, căn cứ vào thông tin anh cung cấp ở trên, ta chia làm hai trường hợp như sau:
Trường hợp 1:
Vì quen biết, coi nhau như người yêu nên Na đã lạm dụng điều đó để vay tiền của anh. Ở đây, ta thấy có xuất hiện dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:
“Điều 140. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
đ) Tái phạm nguy hiểm;
e) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về đồi lại tiền cho vay qua mạng: 1900.6568
Trường hợp 2:
Căn cứ tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009 quy định về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Điều 139. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Như vậy, trong trường hợp này, cũng có thể bạn Na quen anh là có mục đích, tạo nên lòng tin đối với anh và lợi dụng điều đó để chiếm đoạt tài sản của anh. Việc bạn Na quen anh, hứa hẹn sẽ trả tiền cho anh cũng có thể chỉ là thủ đoạn gian dối để tạo lòng tin đối với anh.
Vì vậy, ở đây có dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009. Anh cũng biết được người đó tên là Phạm Thị Ly Na, sinh năm 1994 và số điện thoại là 01673194687. Như vậy, trong trường hợp này anh nên làm đơn tố cáo ra cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản”.
Tuy nhiên, khi tố cáo anh cần phải cung cấp thêm một số thông tin, bằng chứng chứng minh về hành vi vi phạm của bạn Na có trên thực tế như: giấy chuyển khoản và tất cả những tin nhắn bạn Na đã gửi cho anh trên máy tính để cơ quan có thẩm quyền sẽ có căn cứ, cơ sở để việc điều tra được dễ dàng và nhanh chóng hơn.