Khái quát về hợp đồng vay tài sản? Khái quát về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản? Cho vay lãi suất thế nào là đúng? Thế nào bị coi là cho vay nặng lãi?
Nhằm giải quyết nhu cầu về tài chính, nguồn vốn, các cá nhân, tổ chức đã lựa chọn thiết lập hợp đồng vay tổ chức với các cá nhân, tổ chức khác, điều này dường như được lí giải bởi gần như quan hệ “cung-cầu” khi một bên có nhu cầu vay vốn và một bên sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình đem cho vay để lấy lãi. Quan hệ này hầu như thỏa mãn được nhu cầu cho cả hai bên. Hợp đồng vay tài sản đã ra đời từ rất lâu và là chế định quan trọng nhất được ghi nhận trong Bộ luật dân sự, trong đó quy định về lãi suất là một trong những quy định dẫn đến “biến tướng’ nghiêm trọng trong xã hội, làm mất đi bản chất “nhân văn” vốn có của hợp đồng vay tài sản khi thực hiện các chủ thể thực hiện hành vi cho vay nặng lãi.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về hợp đồng vay tài sản?
Giao dịch vay tài sản là một trong những giao dịch phổ biến và có lịch sử hình thành lâu đời, tồn tại và phát triển song song với sự tồn tại và phát triển của các quan hệ kinh tế, xã hội trong xã hội loài người. Ngay từ thời La Mã cổ đại, hợp đồng vay tài sản, lúc đó là hợp đồng vay nợ đã rất thông dụng và được hiểu là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên cho vay chuyển tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên vay (tiền, lương thực, thực phẩm, rượu, bơ, sữa,…) bên vay có nghĩa vụ trả vật cùng loại hoặc số tiền đã vay khi hết hạn của hợp đồng.
Khái niệm hợp đồng vay tài sản đã được pháp luật nước ta ghi nhận qua các thời kỳ, chẳng hạn như trong Bộ Dân Luật sài Gòn, Pháp lệnh hợp đồng dân sự năm 1991,
Mặc dù được thể hiện dưới những cách thức, từ ngữ khác nhau, nhưng xét cho cùng, khái niệm hợp đồng vay tài sản của Việt nam cũng không khác nhiều so với khái niệm hợp đồng vay tài sản trong Luật La Mã cổ đại, cung như trong pháp luật một số nước trên thế giới. Tất cả đều coi “sự thỏa thuận” là vấn đề cốt lõi tạo nên nội dung của hợp đồng vay tài sản, tuy nhiên sự thỏa thuận ấy không được xâm hại tới lợi ích chung, lợi ích của người khác, không được trái với đạo đức xã hội- điều này dẫn đến viẹc pháp luật không chấp nhận thỏa thuận lãi nặng có tính chất bóc lột, lãi mẹ đẻ lãi con trong hợp đồng vay tài sản.
2. Khái quát về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản?
Trong hầu hết các hợp đồng vay tài sản, người vay thường phải trả thêm một phần giá trị ngoài phần vốn gốc ban đầu. Phần tăng thêm này so với phần vốn vay ban đầu được gọi là lãi. Lãi phải được trả bởi lẽ đồng tiền ngày hôm nay có giá hơn đồng tiền nhận được ngày mai khi tính đến giá trị thời gian của tiền tệ, nói cách khác, nền kinh tế thị trường luôn đi kèm với những mặt trái mà điển hình là lạm phát.
Khi xây dựng các quy định của Bộ luật dân sự nói chung và nhóm các quy định về hợp đồng vay tài sản nói riêng,
Tuy nhiên, không khó để tìm ra khái niệm “lãi’ trong khoa học nói chung và khoa học pháp lý nói riêng và nội hàm của khái niệm lãi dưới các gốc độ khác nhau cũng không khác nhau nhiều về bản chất., ví dụ:
Trong Từ điển Tiếng việt thông dụng giải thích: “Lãi là thu vượt chỉ sau một quá trình kinh doanh hay sản xuất nào đó”
Theo Từ điển Luật học: “Lãi là phần giá trị lớn hơn, thu được do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ so với giá thành và chi phí tiêu thụ sản phẩm”
Suy cho cùng có thể hiểu “lãi trong hợp đồng vay tài sản là một khoản tiền hoặc vật, ngoài vốn gốc, mà bên vay phải trả cho bên cho vay khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”. Để xác định lãi trong hợp đồng vay tài sản, thông thường các bên phải thông qua một một giá trị khác phức tạp hơn khái niệm “lãi”, đó là lãi suất.
Theo từ điển Luật học thì lãi suất là tỉ lệ phần trăm tính trên vốn đầu tư để xác định lãi của người đầu tư.
Dưới góc độ kinh tế, lãi suất còn gọi là tỉ suất lợi tức, là tỉ lệ phần trăm giữa tổng số lợi tức thu được trong một thời gian (ngày, tuần, tháng, quý năm…) với tổng số vốn bỏ ra cho vay trong thời gian đó.
Dưới góc độ pháp lý: Luật Ngân hàng quy định về lãi suất: “1.Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất tái cấp vốn, lãi suất cơ bản và các loại lãi suất khác để điều hành chính sách tiền tệ, chống cho vay nặng lãi”. Lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ nhất định tính trên tổng số tài sản vay và kỳ hạn vay mà bên vay phải trả thêm vào số tiền hoặc tài sản đã vay tính theo đơn vị thời gian.
Trên cơ sở xem xét khái niệm về lãi suất dưới các góc độ khác nhau, có thể hiểu lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là tỷ lệ phần trăm (%) nhất định mà người vay phải trả thêm vào số tài sản đã vay tính trên một đơn vi thời gian, nếu các bên có thỏa thuận về việc trả lãi hoặc pháp luật có quy định về việc trả lãi. Lãi suất thường được tính theo tuần, tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
Lãi suất là một trong các điều khoản được các bên trong hợp đồng vay tài sản đặc biệt quan tâm và có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, lãi suất được phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản. Tại sao nói như vậy, bởi lãi vẫn xuất hiện trong các hợp đồng thuê tài chính, đầu tư, nhưng cơ sở để tính lãi còn dựa trên nhiều yếu tố khác như chi phí bỏ ra, công sức đóng góp còn trong hợp đồng vay thì cơ sở để tính lãi chủ yếu vẫn là lãi suất do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định.
Thứ hai, lãi suất là điều khoản tùy nghị trong hợp đồng vay tài sản. Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên tự thỏa thuận. Điều khoản tùy nghi là điều khoản phải thỏa thuận vì tính chất của hợp đồng và những điều khoản mà pháp luật đã quy định trước.
Thứ ba, lãi suất không được phát sinh một cách độc lập, nó chỉ phát sinh do thỏa thuận của các bên sau khi đã thỏa thuận được số vay gốc.
Thứ tư, lãi suất được tính dựa trên thời hạn vay, còn đối với các hợp đồng vay mà các bên không thỏa thuận về lãi thì hợp đồng này được xác định là hợp đồng không lãi.
Phân loại lãi suất cũng là vấn đề quan trọng khi nghiên cứu khoa học về lãi suất, trong đó dựa vào các tiêu chí khác nhau thì lãi suất được chia thành các loại như sau:
– Căn cứ theo ý chí của các chủ thể có liên quan: Lãi suất theo thỏa thuận; lãi suất do luật định; lãi suất theo quyết định của Tòa án.
– Căn cứ vào tình trạng pháp lý của việc áp dụng lãi suất: Lãi suất trong hạn; lãi suất quá hạn
– Căn cứ vào lãi suất tín dụng Ngân hàng: lãi suất cơ bản; lãi suất kinh doanh.
Vai trò của lãi suất:
Dưới góc độ kinh tế, lãi suất là công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế, là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô,…
Dưới góc độ pháp lý: các quy định về lãi suất trong Bộ luật dân sự đã tạo ra hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ vay tài sản. Một mặt, các quy định này giúp bảo vệ người đi vay, giúp họ không bị chèn ép với mức lãi suất quá cao, nhất là khi đang gặp khó khăn. Mặt khác, những quy định về lãi suất đã minh bạch hóa cách xác định lãi trong hợp đồng vay tài sản.
3. Cho vay lãi suất thế nào là đúng? Thế nào bị coi là cho vay nặng lãi?
Pháp luật hiện hành quy định về lãi suất thỏa thuận và trần lãi suất tại Khoản 1, Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:
“Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”
Theo đó, lãi suất vay là do các bên thỏa thuận, nêu vay có lãi thì lãi suất thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm (xấp xỉ 1,7%/tháng) của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác.
Tuy nhiên quy định trên vẫn thế hiện tính chất ngoại lệ cho mức lãi suất trần, khi trong Thông tư 39/ 2016/TT-NHNN nêu rõ: “lãi suất cho vay sẽ do tổ chức tín dụng và khách hàng tự thỏa thuận theo thị trường nhưng không vượt qua mức lãi suất cho vay tối đa cho Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định trong từng thời kỳ”
Theo quy định của Bộ luật dân sự thì việc vượt quá mức lãi trần là 20%/năm thì được xác định là cho vay nặng lãi. Có ý kiến cho rằng, giải pháp thuyết phục hơn cả là hợp đồng vay nặng lãi không có hiệu lực đối với lãi suất thỏa thuận và thay vào đó là lãi suất thấp nhất. Những người theo quan điểm này lập luận “giải pháp này làm giảm ý định cho vay nặng lãi và tạo ra sự công bằng giữa người có ý thức tôn trọng pháp luật và người không có ý thức tôn trọng pháp luật.