Lãi suất cho vay theo quy định pháp luật hiện hành? Cho vay lãi 2000/ngày/triệu? Các trường hợp cho vay nặng lãi bị phạt nặng từ năm 2022? Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự?
Trong giao dịch dân sự, lãi suất cho vay được các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, mức thỏa thuận đó phải tuân thủ quy định pháp luật về lãi suất tối đa được áp dụng. Khi lãi suất vượt quá mức tối đa pháp luật cho phép, hành vi này được xem là cho vay nặng lãi. Vậy cho vay lãi 2000/ngày/triệu có phải cho vay nặng lãi không? Để trả lời được câu hỏi này, cần xác định các lãi suất thực tế có vượt quá lãi suất theo quy định hay không. Pháp luật điều chỉnh như thế nào trong trường hợp cho vay nặng lãi được thực hiện?
Căn cứ pháp lý:
–
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Lãi suất cho vay theo quy định pháp luật hiện hành:
Lãi suất được quy định cụ thể trong Điều 468 của
“Điều 468. Lãi suất
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Kết luận:
Từ các quy định trên mà ta xác định được cách tính, mức tính lãi suất cho từng trường hợp thực tế. Thông thường các bên sẽ được tự do thỏa thuận về lãi suất khi cho vay. Điều này đảm bảo tính chất của một giao dịch dân sự. Bên vay nhận được tiền để sử dụng vào mục đích cần thiết, trong khi bên cho vay sẽ nhận được lãi. Các bên thống nhất, thỏa thuận để đảm bảo các lợi ích tốt nhất được thực hiện.
Hiện nay lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố là 9%/ năm. Còn theo luật dân sự thì tối đa mức lãi suất này là 20%/năm tức là không quá 1,667%/tháng.
2. Lãi suất cho vay 2000/ngày/triệu là bao nhiêu %?
Hợp đồng vay tiền với số tiền cho vay là 1 triệu VNĐ, các bên đã thỏa thuận với nhau về mức lãi suất sẽ thanh toán. Tuy nhiên, để xem đây có phải hành vi cho vay nặng lãi không, cần xem mức lãi suất này có thấp hơn hoặc bằng 20%/năm không.
Theo quy định pháp luật thì mức lãi suất tối đa mà các bên có thể thỏa thuận khi vay tiền là:
20%/năm tương ứng với 1 triệu sẽ là 200 nghìn. Tương ứng là 16.667 VND /tháng và 556 VND/ngày
Thực tế bạn đang cho vay với lãi suất là 2000/ngày/triệu. Do đó, bạn đang lấy lãi cao hơn gấp 3,6 lần mức lãi suất tối đa pháp luật cho phép thỏa thuận.
Như vậy, bạn đã cho vay với mức lãi suất cao hơn quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2015. Cũng tức là phần lãi thỏa thuận này không đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ tương ứng của các bên được pháp luật bảo vệ.
Vậy nên khi có tranh chấp xảy ra, pháp luật sẽ không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của bạn với phần lãi suất vượt quá của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Nếu trong trường hợp phát sinh tranh chấp, lãi suất vượt quá không được coi là nghĩa vụ bên vay phải thực hiện. Ngoài ra, bên cho vay còn bị xử lý về hành vi cho vay nặng lãi theo quy định pháp luật tương ứng.
3. Cho vay lãi 2000/ngày/triệu có phải là cho vay nặng lãi không?
Bạn cung cấp số liệu cho vay 2 nghìn đồng/triệu/ngày tức là 60 nghìn/triệu/tháng. Tức là lãi suất 6%/ tháng. Thực tế, lãi suất tối đa chỉ được xác định là 20%/năm tức là 1,666667%/tháng. Như vậy đã vượt quá lãi suất tối đa mà nhà nước cho phép là 3,6 lần. Mức cao hơn được tính vào phần vượt quá theo quy định pháp luật.
Với hành vi, cần xem xét giá trị nguồn lợi bất chính bạn thu được. Tức là căn cứ trên hành vi thực hiện, trên giá trị thực tế thu được từ nguồn lợi bất chính để kết luận về tội phạm, vi phạm. Bạn phải thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên mới cấu thành tội cho vay nặng lãi theo quy định của Bộ luật Dân sự. Trong trường hợp còn lại, bạn đang vi phạm và phải chịu xử phạt vi phạm hành chính.
Gần đây, nhiều quy định mới liên quan đến xử phạt hành vi cho vay nặng lãi đã được ban hành và chính thức áp dụng từ năm 2022. Trong đó, việc kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền với lãi suất cho vay vượt quá 20%/năm có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Quy định mới này cũng tăng lên mức phạt, tăng giá trị tiền phạt so với quy định cũ.
4. Các trường hợp cho vay nặng lãi bị phạt nặng từ năm 2022:
Trước đây,
Tuy nhiên, từ 01/01/2022 – Nghị định 144/2021/NĐ-CP chính thức có hiệu lực thay thế Nghị định 167 đã bãi bỏ quy định trên. Đồng thời nâng cao mức phạt, giá trị tiền phạt nếu hành vi này bị xử lý vi phạm hành chính.
Cụ thể, Nghị định mới quy định phạt tiền từ 10 – 20 triệu đồng đối với các hành vi:
– Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự. Tức là không tuân thủ mức lãi suất tối đa được pháp luật cho phép khi tiến hành giao kết hợp đồng. Tiền lãi được xác định không hợp lý, không đảm bảo hiệu quả vay-cho vay theo quan hệ của pháp luật dân sự.
– Không đăng ký ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự mà cho vay tiền có cầm cố tài sản hoặc không cầm cố tài sản với lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;
– Lợi dụng việc tổ chức họ để cho vay lãi nặng mà lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự.
Thông qua các hình thức trên, để thực hiện cho vay với lãi suất cao. Khi các hành vi chưa cấu thành tội phạm, thì đều bị xử phạt vi phạm hành chính.
Kết luận:
Hiện nay, theo quy định tại Điều 468
Quy định xử phạt vi phạm hành chính:
Như vậy từ năm 2022, nếu cho vay với lãi suất vượt quá 20%/năm, các hiệu cầm đồ, các đối tượng kinh doanh dịch vụ cho vay lấy lãi nhưng không đăng ký kinh doanh và các đối tượng lợi dụng tổ chức họ để cho vay lãi nặng đều có thể bị phạt đến 20 triệu đồng. Đây là nội dung quy định tại điểm d khoản 4 Điều 12 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP:
“Điều 12. Vi phạm các quy định về quản lý ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
d) Kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay tiền có cầm cố tài sản nhưng lãi suất cho vay vượt quá tỷ lệ lãi suất theo quy định của Bộ luật Dân sự;”
5. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự:
Để được xem là tội cho vay nặng lãi thì cần đáp ứng điều kiện quy định tại điều 201
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Kết luận:
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn cho vay với mức lãi suất cao hơn 3,6 lần so với mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định. Trong khi các điều kiện cấu thành tội cho vay nặng lãi chưa được đáp ứng. Nên hành vi của bạn chưa cấu thành tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.
Hành vi cho vay nặng lãi này bị xử phạt hành chính. Chưa cấu thành tội phạm theo quy định của
Xét các yếu tố cấu thành Tội cho vay nặng lãi là:
– Lãi suất cho vay gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất theo quy định. Trong khi lãi suất đang được thỏa thuận là 3,6 lần.
– Thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên: Thực tế trong trường hợp tình huống này, không nói đến thời gian cho vay là bao lâu. Do đó không thể xác định được giá trị số tiền thu lợi bất chính. Tuy nhiên dù thực tế số tiền do thu lợi bất chính lớn hơn hay nhỏ hơn 30 triệu thì Cho vay lãi 2000/ngày/triệu cũng không cấu thành Tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự.