Một số bậc phụ huynh khi lái xe ô tô thường có con em ngồi ở ghế đầu cạnh tài xế hoặc thậm chí là cùng ngồi ở ghế lái. Hành vi này không chỉ gây mất an toàn khi tham gia giao thông mà trong một số trường hợp còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của chính tài xế và đứa trẻ.
Mục lục bài viết
1. Trẻ em ngồi chung ghế lái với tài xế có bị phạt không ?
Ngày nay, việc các gia đình sở hữu riêng cho mình những chiếc ô tô dần trở nên rất phổ biến. Điều này không chỉ giúp các gia đình có những chuyến đi chơi cùng nhiều thành viên được thoải mái hơn mà còn không sợ nắng mưa hay ảnh hưởng thời tiết làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển hằng ngày. Chính sự tiện lợi này mà những đứa trẻ trong gia đình cũng được tiếp xúc với những chiếc ô tô từ rất sớm. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích to lớn thì việc người lớn thường có tâm lý cho trẻ khám phá mọi vật từ sớm đã gây ra không ít hậu quả khôn lường. Cụ thể, hành vi cho trẻ em ngồi chung ghế lái với tài xế trong quá trình người này điều khiển phương tiện tham gia giao thông thường xuyên diễn ra một cách ngang nhiên và công khai. Thực tế, không ít người thậm chí còn cho rằng hành động này vô cùng thú vị, tạo ra những sự thích thú với trẻ và còn quay lại các video để khoe lên mạng xã hội như một chiến tích. Nhưng rõ ràng thấy rằng, đây là một hành vi vô cùng nguy hiểm, gây mất an toàn giao thông không chỉ cho các phương tiện khác đang cùng lưu thông mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của đứa trẻ, tài xế và những người có mặt trên xe.
Dẫu biết, đây là một hành vi vô cùng sai trái, tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, mất an toàn giao thông và gây mất trật tự công cộng nhưng theo pháp luật về an toàn giao thông, hành vi cho trẻ em ngồi chung ghế lái với tài xế lại chưa được quy định trong một văn bản luật cụ thể.
Do đó, hành vi cho trẻ em ngồi chung ghế lái với tài xế không bị xem là hành vi vi phạm pháp luật nhưn không vì thế mà các bậc phụ huynh, tài xế chủ quan, tiếp tục để hành vi nguy hiểm này diễn ra. Mọi người khi tham gia giao thông cần phải nâng cao ý thức của mình, đảm bảo khi bản thân là tài xế trực tiếp điều kiện phương tiện tham gia giao thông thì phải luôn tuân thủ theo quy định của Luật An toàn giao thông năm 2008 và không được để bất kì yếu tố ngoại lực nào tác động trực tiếp đến mình trong quá trình lái xe. Mặt khác, để đảm bảo an toàn cho con trẻ, bậc phụ huynh và tài xế nên để trẻ ngồi ở ghế ngồi chuyên biệt được lắp đặt ở hàng ghế sau và có sự giám sát của người lớn, không nên để trẻ ngồi ở ghế phụ và tuyệt đối không được cho trẻ cùng ngồi ở ghế lái với tài xế khi xe đang tham gia giao thông để tránh không có những tai nạn thương tiếc xảy ra.
2. Có nên không việc cấm trẻ em không được ngồi chung ghế lái với tài xế ?
Hiện nay, theo pháp luật về an toàn giao thông, không có chế tài nào cụ thể quy định về việc cấm trẻ em không được ngồi chung ghế lái với tài xế khi đang tham gia giao thông mặc dù đây là hành vi vô cùng nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của đứa trẻ, của tài xế mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông và trật tự an toàn xã hội.
Chính vì nhận thấy được tầm quan trọng của việc ban hành quy định pháp luật về việc cấm trẻ em không được ngồi chung ghế lái với tài xế khi tham gia giao thông nên mới đây, tại Phiên thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại Tòa nhà Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp cấn thiết phải quy định chi tiết điều khoản này trong dự thảo luật.
Mặt khác, theo thông tin đưa ra bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì tổ chức này cho rằng, tất cả các trẻ em không phân biệt độ tuổi hay chiều cao, nên được cho ngồi ở hàng ghế sau của ô tô và có sự giám sát cả người lớn trong quá trình xe di chuyển. Hoặc tốt nhất, các bậc phụ huynh và tài xế nên để các em ngồi ở ghế chuyên biệt an toàn được lắp đặt ở hàng ghế sau của xe. Chính những điều này sẽ giúp trẻ em được an toàn hơn và ước tính sẽ giảm đến 14% tỷ lệ nguy cơ bị chấn thương.
Như vậy, trong thời gian chờ thảo luận và thông qua dự luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, mỗi bậc phụ huynh cần chú trọng hơn đến việc đảm bảo an toàn cho con em mình khi ngồi trên xe ô tô và cần thiết để các em ngồi ở hàng ghế sau tài xế để khi tai nạn ngoài ý muốn xảy ra, các em vẫn được đảm bảo an toàn tốt nhất.
3. Hành vi nào của người tham gia giao thông bị xem là gây nguy hiểm theo Luật An toàn giao thông?
Bên cạnh hành vi cho trẻ em ngồi cùng ghế lái với tài xế khi đang điều khiển phương tiện giao thông rất nguy hiểm nhưng không được quy định trong Luật thì còn rất nhiều trường hợp khác được quy định trong Luật An toàn giao thông là hành vi gây nguy hiểm cho bản thân và người cùng tham gia giao thông. Đây đều là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và người vi phạm phải chịu các chế tài thích đáng. Theo đó, căn cứ quy định tại Điều 8 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, các hanh vi được liệt kê dưới đây là những hành vi bị cấm theo pháp luật về giao thông:
– Hành vi phá hoại các công trình phục vụ giao thông như cầu, hầm, đường, các cột đèn tín hiệu hoặc biển báo hiệu, các hệ thống ống cống thoát nước, hệ thống giải phân cách, các bến đỗ xe, bến đỗ phà,…
– Những hành vi tác động trực tiếp đến hạ tầng giao thông làm hư hỏng, sai lệch công dụng sử dụng như: hành vi cắt xẻ, khoan đục, đào bới để hành thành các lối đi, đường đi trái pháp; lắp đặt các chướng ngoại vật trên đường mà không có sự cho phép của cán bộ có thẩm quyền; thực hiện rải các vật kim loại sắc nhọn như đinh, ốc ít, các thanh sắt nhỏ hoặc các chất phế thảo, rác ra đường; tháo dỡ trái phép các công trình như nắp cống, biển báo an toàn,…
– Những hành vi trực tiếp gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông của các chủ thể điều khiển phương tiện gồm: tổ chức đua xe trái phép; thay đổi các bộ phận cơ giản của phương tiện cơ giới; đã sử dụng các chất kích thích nhưng vẫn tự mình điều khiển phương tiện giao thông; bốc đầu, bấm coi in ỏi, rồ ga,…
– Các hành vi ảnh hưởng không chỉ nguy hiểm với người tham gia giao thông mà còn ảnh hưởng đến đạo đức, trật tự xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc như: sử dụng vũ lực, lời nói xúc phạm và thậm chí là đe dọa, bắt ép người khác phải sử dụng dịch vụ vận tải của mình; gây tai nạn nhưng bỏ mặc nạn nhân, bỏ chạy nhằm trốn tránh trách nhiệm; …
– Hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn và nghề nghiệp của mình để uy hiếp hoặc xin cán bộ đang thi hành nhiệm vụ giảm lỗi cho mình khi vi phạm an toàn giao thông;
– Hành vi chứng kiến người tham gia giao thông gặp nạn nhưng không giúp đỡ, ngược lại còn xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của họ như ngang nhiên chiếm đoạt tài sản của người gặp nạn,…
– Hành vi vận chuyển, lưu thông các loại chất cấm, hàng hóa thuộc danh mục bị cấm như ma túy, cần sa, nhóm động vật nguy cấp,…
– Hành vi cơi nới các phương tiện cơ giới nhằm gia tăng trọng tải so với thực tế sức chứa để có thể chuyên chở được nhiều hàng hóa hơn;
– Các hành vi khác của người tham gia giao thông đường bộ gây mất an toàn giao thông và mất trật tự xã hội.
Căn cứ pháp lý trong bài:
Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
THAM KHẢO THÊM: