Các trường hợp người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động? Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động?
Tóm tắt câu hỏi:
Nhờ luật sư tư vấn: Công ty chấm dứt hợp đồng lao động với tôi mà không báo trước. Lý do là tôi và công ty không đạt được thoả thuận: tôi có viết phép xin nghỉ ngày thứ 7 và được trưởng phòng ký duyệt, sau đó phó giám đốc (con ông chủ) không cho tôi nghỉ và đưa ra điều kiện, nếu tôi nghỉ thứ 7 thì nghỉ luôn, còn tiếp tục làm thì làm luôn ngày thứ 7. Nghỉ thứ 7 tôi vẫn bị trừ lương ( tôi chấp nhận). Do mẫu thuẫn từ trước với phó giám đốc nên tôi quyết định nghỉ, và họ bắt tôi làm đơn nghỉ việc ngay sau hôm đó và biên bản bàn giao. Tôi bức xúc vì họ quá nhẫn tâm không cho tôi tìm được việc khác trước khi nghỉ nên tôi có ý định kiện công ty vì chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Tôi muốn hỏi là tôi có kiện đúng không? Vì tôi đã lỡ viết đơn nghỉ việc theo yêu cầu của họ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Điều 38 “
– Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;
– Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;
– Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn hợp đồng tại Điều 33 của “
Đồng thời, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải tuân thủ thời hạn báo trước như sau:
– Ít nhất 45 ngày đối với
– Ít nhất 30 ngày đối với
– Ít nhất 03 ngày làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này và đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Trường hợp của bạn, do mâu thuẫn với người trong công ty nên bạn đã viết đơn xin nghỉ việc và công ty đồng ý. Do đó, không có căn cứ cho rằng công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật với bạn. Điều 36 “Bộ luật lao động 2019” quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động
1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật này.
2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
4. Người lao động đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội và tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật này.
5. Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Toà án.
…”
Do đó, trường hợp của bạn được hiểu là hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng. Do đó, bạn không thể yêu cầu công ty bồi thường thiệt hại do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.