Chở người không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt hành chính không? Chiến sỹ công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?
Chở người không đội mũ bảo hiểm có bị xử phạt hành chính không? Chiến sỹ công an có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, em ở Đồng Tháp. Em có vấn đề muốn tham khảo ý kiến là: Công an xã phối hợp với công an huyện Tháp Mười đi tuần tra nhưng không có cảnh sát giao thông. Em ở xã, do đi làm về gấp quá em không đội mũ bảo hiểm thì anh công an chạy chặn đầu xe em, không thổi còi và đòi xem giấy tờ xe. Giấy tờ xe của em đầy đủ và người ngồi phía trước có mũ bảo hiểm thì em có bị phạt không thưa luật sư? Và anh công an xưng hô mày tao với em thì có chấp nhận được không thưa luật sư? Mong luật sư cho em xin ý kiến em cám ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật hình sự 1999;
– Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
2. Luật sư tư vấn:
Căn cứ điểm i, điểm k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định:
"3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy hoặc đội mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật."
Như vậy, mặc dù mang đầy đủ giấy tờ nhưng bạn không đội mũ bảo hiểm nên vẫn bị xử phạt hành chính về hành vi vi phạm này, đồng thời, người chở bạn đằng trước cũng bị xử phạt về hành vi "Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm…".
Theo quy chế ngành công an có ghi nhận chiến sỹ công an phải:
"Nêu cao tinh thần phục vụ nhân dân không điều kiện. Có thái độ niềm nở, lịch sự, đúng mực khi tiếp xúc với mọi người; kính trọng người già, yêu mến trẻ em, tôn trọng phụ nữ, giúp đỡ người tàn tật. Không hách dịch, cửa quyền, thô bạo, gây phiền hà, sách nhiễu đối với nhân dân."
Như vậy, người công an này đã vi phạm quy chế của ngành. Do đó, bạn có quyền làm đơn tố cáo hành vi của người công an này đến cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết, xử lý kỷ luật đối với người này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Người công an có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a, khoản 1 Điều 5 của
"Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1 . Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”
Hoặc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 về tội làm nhục người khác:
"1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Đối với nhiều người;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”