Theo quy định vượt đèn đỏ khi đưa người đi cấp cứu có thể được xem là tình thế cấp thiết, vì vậy khi có hành vi vi phạm hành chính trong trường hợp này, người lái xe sẽ được miễn xử phạt vi phạm hành chính.
Mục lục bài viết
1. Chở người đi cấp cứu vượt đèn đỏ có bị phạt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 10 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về tín hiệu đèn giao thông. Theo đó, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, cụ thể như sau:
-
Tín hiệu đèn xanh là tín hiệu phương tiện được lưu thông;
-
Tín hiệu đèn đỏ là tín hiệu cấm phương tiện lưu thông;
-
Tín hiệu vàng là tín hiệu yêu cầu phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, ngoại trừ trường hợp phương tiện đã đi qua vạch dừng thì sẽ được tiếp tục đi tiếp. Trong trường hợp tín hiệu màu vàng nhấp nháy thì vẫn được đi, tuy nhiên phương tiện cần phải giảm tốc độ, chú ý quan sát xung quanh và nhường đường cho người đi bộ khi qua đường.
Như vậy, về nguyên tắc thì tín hiệu giao thông chuyển sang màu đỏ, người tham gia giao thông đường bộ cần phải dừng lại. Hành vi vượt đèn đỏ là một trong những hành vi vi phạm quy định pháp luật, bị xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí gây ra hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tiếp tục căn cứ theo quy định tại Điều 11 của Văn bản hợp nhất Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2022 có quy định về những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính. Bao gồm:
-
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;
-
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;
-
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;
-
Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
Như vậy, có thể nhận thấy, quá trình chở nạn nhân đi cấp cứu được xem là một trong những tình thế cấp thiết, khi rơi vào trường hợp này hoặc một trong những trường hợp khác nêu trên thì cá nhân sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Nói tóm lại, trong trường hợp chở người đi cấp cứu có hành vi vượt đèn đỏ thì sẽ không bị xử phạt.
2. Chở người bệnh đi cấp cứu bằng xe gắn máy có được chở 02 người không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 30 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về người điều khiển và người ngồi trên phương tiện xe mô tô, xe gắn máy. Theo đó, người điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh, xe gắn máy sẽ chỉ được phép chở một người, ngoại trừ những trường hợp sau đây thì phương tiện đó có thể chở tối đa hai người, bao gồm:
-
Đưa người bệnh đi cấp cứu;
-
Trẻ em là người dưới 14 tuổi;
-
Áp giải cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì có 03 trường hợp được phép chở tối đa hai người trên phương tiện xe mô tô, xe gắn máy, trong đó bao gồm chở người bệnh đi cấp cứu, áp giải người thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật hoặc chở trẻ em trong độ tuổi dưới 14 tuổi.
Vì vậy, trong trường hợp đưa người đi cấp cứu trên xe máy thì hoàn toàn được phép chở tối đa là 02 người.
3. Phương tiện ô tô vượt đèn đỏ bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) có quy định về mức về mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ. Theo đó, phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
-
Không chấp hành đầy đủ hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông khi tham gia giao thông đường bộ;
-
Không chấp hành đầy đủ lạnh và hướng dẫn, chỉ dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông đường bộ;
-
Có hành vi đi ngược chiều trên đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có căm biển “cấm đi ngược chiều”, ngoại trừ trường hợp xe ưu tiên đang trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
-
Vượt phương tiện khác trong trường hợp không được vượt, vượt phương tiện tại đoạn đường có biển báo hiệu nội dung cấm vượt (áp dụng đối với loại phương tiện đang điều khiển); không có báo hiệu trước khi vượt phương tiện khác, vượt bên phải phương tiện khác trong trường hợp không được phép, ngoại trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường khác nhau cho xe đi cùng chiều, các làn đường đó được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường và phương tiện chạy trên làn đường bên phải chạy với tốc độ nhanh hơn phương tiện đang chạy trên làn đường phía bên trái;
-
Điều khiển phương tiện không đi bên phải theo chiều đi của mình, điều khiển phương tiện không đi đúng phần đường hoặc không đi đúng làn đường quy định (làn đường cùng chiều hoặc làn đường ngược chiều), ngoại trừ một số trường hợp khác được pháp luật quy định; có hành vi điều khiển phương tiện đi qua dải phân cách cố định giữa hai phần đường xe chạy; có hành vi điều khiển phương tiện đi trên hè phố, ngoại trừ trường hợp điều khiển phương tiện đi qua hè phố để vào nhà;
-
Tránh phương tiện đi một chiều tuy nhiên không đúng quy định của pháp luật, ngoại trừ hành vi vi phạm sử dụng đèn chiếu xa trong trường hợp tránh xe đi ngược chiều theo quy định của pháp luật; có hành vi không nhường đường cho phương tiện đi ngược chiều theo quy định tại nơi có đoạn đường hẹp, đoạn đường dốc hoặc nơi có chướng ngại vật trên làn đường xe chạy;
-
Không tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật khi ra hoặc vào đường cao tốc, có hành vi điều khiển phương tiện chạy ở phần đường khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc trong quá trình lưu thông; chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước khi chạy trên phần đường cao tốc; không tuân thủ đầy đủ quy định về khoảng cách an toàn đối với phương tiện chạy trước khi đang lưu thông trên đường cao tốc;
-
Điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định với mức độ từ 10km đến 20km/h.
Đồng thời, căn cứ theo điểm b khoản 11 Điều 5
-
Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2; điểm h, điểm i khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
-
Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: điểm a, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g khoản 1; điểm b, điểm d, điểm g khoản 2; điểm b, điểm g, điểm h, điểm m, điểm n, điểm r, điểm s khoản 3; điểm a, điểm c, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4; điểm a, điểm b, điểm e, điểm g, điểm h khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Như vậy có thể thấy, trong trường hợp điều khiển phương tiện xe ô tô và các loại phương tiện khác tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ thì sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, đồng thời còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng nếu gây ra tai nạn giao thông.
THAM KHẢO THÊM: