Tùy vào từng loại xe và loại hàng hóa vận chuyển mà pháp luật có quy định khác nhau về chiều cao xếp hàng hóa của phương tiện giao thông đường bộ. Vậy với hành vi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe xử lý thế nào?
Mục lục bài viết
- 1 1. Chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe xử lý thế nào?
- 2 2. Quy định về chiều cao hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
- 3 3. Quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa đối với phương tiện giao thông đường bộ:
- 4 4. Kế cấu xe có được phép thay đổi không?
- 5 5. Những lưu ý khi xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
1. Chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe xử lý thế nào?
Với hành vi chở hàng vượt quá kích thức thành thùng xe sẽ bị xử ký vi phạm hành chính như sau:
Thứ nhất, xử phạt từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng:
– Hành vi chở hàng trên nóc thùng xe.
– Hành vi chở hàng vượt quá bề rộng thùng xe.
– Hành vi chở hàng vượt phía trước, phía sau thùng xe trên 10% chiều dài xe.
(căn cứ điểm b khoản 2 Điều 24
Thứ hai, xử phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng:
– Hành vi thực hiện chở hàng quá chiều cao cho phép đối với xe ô tô tải (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc).
(căn cứ điểm b khoản 4 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi điểm c Khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Ngoài bị xử phạt tiền như trên, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
Đồng thời, căn cứ tại khoản 8 Điều 30
Nếu như hành vi chở hàng hóa vượt quá kích thước thùng xe gây ra hậu quả làm cần đường bị hư hỏng thì phải có trách nhiệm khôi phục lại tình trạng ban đầu.
2. Quy định về chiều cao hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
Căn cứ Điều 18 Thông tư số
Loại xe | Quy định chiều cao xếp hàng hóa |
Xe tải thùng hở có mui | – Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất. – Chiều cao giới hạn trong phạm vi thùng xe theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. |
Xe chuyên dùng và xe chở container | Chiều cao xếp hàng hóa không quá 4,35 mét. Lưu ý: chiều cao sẽ được tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên |
Xe chở hàng rời, vật liệu xây dựng như đất, đá, cát, sỏi, than, quặng hoặc các hàng có tính chất tương tự | Chiều cao không được phép vượt quá chiều cao của thùng xe ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 5 tấn trở lên | Chiều cao không quá 4,2 mét |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở từ 2,5 tấn đến dưới 5 tấn | Chiều cao không quá 3,5 mét |
Xe tải thùng hở không mui có khối lượng hàng hóa chuyên chở dưới 2,5 tấn | Chiều cao không quá 2,8 mét |
Có thể nhận thấy tùy theo loại phương tiện mà có chiều cao xếp hàng hóa tối đa là khác nhau, mức để tính lỗi chở hàng vượt quá kích thước thành thùng xe về chiều cao cũng khác nhau.
3. Quy định về chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa đối với phương tiện giao thông đường bộ:
* Về chiều rộng xếp hàng hóa: Chiều rộng xếp hàng hóa được hiểu là chiều rộng của thùng xe căn cứ trên cơ sở là thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
* Về chiều dài xếp hàng hóa:
– Không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc;
– Không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
– Chiều dài xếp hàng hóa tối đa là 20 mét.
Lưu ý: Phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ nếu thuộc trường hợp thực hiện chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe.
– Đối với xe mô tô, xe gắn máy: khi chở hàng hóa không được phép xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét; đồng thời không được vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét.
Còn với chiều cao: không vượt quá 1,5 mét tính từ mặt đường xe chạy.
– Đối với xe chở khách: tuyệt đối không được xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
– Đối với xe thô sơ:
+ Không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
+ Không được vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét.
4. Kế cấu xe có được phép thay đổi không?
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ, chủ phương tiện giao thông phải giữ nguyên thiết kế ban đầu của nhà sản xuất, tuyệt đối không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo. Trường hợp chủ phương tiện muốn thay đổi về thiết kế của xe cần phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Bên cạnh đó, chủ phương tiện và người lái xe ô tô sẽ có trách nhiệm duy trì tình trạng của phương tiện một cách an toàn theo đúng quy định về tiêu chuẩn khi tham gia giao thông.
(căn cứ Điều 55 Luật giao thông đường bộ).
Trường hợp người điều khiển xe ô tô có hành vi thay đổi kích thường thùng xe sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Khoản 9 Điều 2 Nghị định số 123/2021/NĐ-CP như sau:
– Xử phạt với người điều khiển xe:
+ Trường hợp người điều khiển xe ô tô tải (bao gồm cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) mà kích thước thùng xe không đúng với tiêu chuẩn thông số kỹ thuật theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe: mức phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Ngoài bị phạt tiền như trên, người thực hiện hành vi vi phạm còn phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định.
– Xử phạt chủ phương tiện xe:
+ Đối với cá nhân: phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng.
+ Đối với tổ chức: phạt tiền từ 12 triệu đồng đến 16 triệu đồng.
(căn cứ khoản 9 Điều 30 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).
5. Những lưu ý khi xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ:
Theo như đã phân tích ở các mục trên, việc chở hàng hóa trên xe phải đảm bảo đúng kích thước về chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Do đó, để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính về giao thông, người điều khiển xe cũng như chủ phương tiện xe phải có những lưu ý sau đây:
– Việc xếp hàng hóa trên xe đảm bảo gọn gàng, chằng buộc chắc chắn, không để rơi vãi dọc đường, không kéo lê hàng hóa trên mặt đường và không cản trở việc điều khiển xe.
– Vào ban ngày phải có cờ báo hiệu màu đỏ; còn khi trời tối hay vào ban đêm thì phải có đèn đỏ báo hiệu nếu như xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau xe.
Do đó, để vận chuyển hàng hóa trên đường thì cần phải sắp xếp hàng hóa đúng quy chuẩn, tránh việc xô lệch và rơi vãi hàng hóa ra đường gây tai nạn giao thông cho các phương tiện tham gia giao thông cùng. Nếu vi phạm người điều khiển phương tiện giao thông sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Theo đó mức xử phạt là từ 600 nghìn đồng đến 800 nghìn đồng với hành vi không chằng buộc hoặc có chằng buộc nhưng không chắc chắn đối với hành hóa vận chuyển bắt buộc phải chằng buộc.
(căn cứ tại khoản 1 Điều 24 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 123/2021/NĐ-CP).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
Luật giao thông đường bộ 2008 23/2008/QH12 mới nhất.
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
Nghị định số 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng.
Thông tư số 46/2015/TT-BGTVT quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ; lưu hành xe quá tải trọng, xe quá khổ giới hạn, xe bánh xích trên đường bộ; vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng; giới hạn xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi tham gia giao thông trên đường bộ.