Mỗi khi tết đến xuân về thì người dân lại đi mua quất, đào,... để về trang trí cho ngôi nhà của mình chuẩn bị chào đón một năm mới. Vậy chở đào, quất ngày Tết trên xe máy có thể bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Chở đào, quất ngày Tết trên xe máy có thể bị xử phạt?
Điều 30 Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ quy định về người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, Điều này quy định người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy như sau:
– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được chở một người, trừ những trường hợp sau thì người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy được chở tối đa hai người:
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chở người bệnh đi cấp cứu;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chở trẻ em dưới 14 tuổi.
– Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải có đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
– Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được thực hiện những hành vi sau đây:
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đi xe dàn hàng ngang;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác, mang, vác và chở vật cồng kềnh;
+ Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh;
+ Các hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
– Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện những hành vi sau đây:
+ Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy mang, vác vật cồng kềnh;
+ Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy sử dụng ô;
+ Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác;
+ Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái;
+ Những hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Theo quy định trên, có thể thấy rằng pháp luật quy định đối với cả người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không được mang, vác và chở vật cồng kềnh. Căn cứ khoản 4 Điều 19 Thông tư
Như vậy, nếu người điều khiển phương tiện giao thông là xe máy tham gia giao thông đường bộ có chở đào, quất thì sẽ có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mang, vác vật cồng kềnh nếu như người điều khiển xe máy mang, vác, chở hoặc người ngồi trên xe máy mang, vác cây đào, quất mà cây đào, quất được xếp trên xe máy mà bị vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên là 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét, chiều cao xếp cây đào, quất tính từ mặt đường xe chạy vượt quá 1,5 mét. Còn nếu như khi chở cây quất, đào trên xe máy mà cây đào quất được xếp trên xe không vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên là 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét, chiều cao xếp cây đào, quất trên xe tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá là 1,5 mét thì sẽ không bị xử phạt hành chính về hành vi mang, vác vật cồng kềnh.
2. Mức xử phạt khi chở đào, quất cồng kềnh:
Điểm k khoản 3 Điều 6
Như vậy, nếu như người đang điều khiển xe máy hoặc chở người ngồi trên xe máy mang, vác, chở cây đào, quất mà cây đào, quất được xếp trên xe máy mà bị vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên là 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét, chiều cao xếp cây đào, quất tính từ mặt đường xe chạy vượt quá 1,5 mét (hàng hóa cồng kềnh) thì người điều khiển xe máy bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
3. Người điều khiển xe máy chở đào, quất cồng kềnh có phải bồi thường khi va chạm giao thông:
Căn cứ Điều 601 Bộ luật Dân sự 2015, các phương tiện giao thông vận tải cơ giới, trong đó bao gồm có xe máy được liệt kê là một trong những nguồn nguy hiểm cao độ. Với những thiệt hại xảy ra do xe máy gây nên thì người điều khiển xe máy sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường dân sự bao gồm:
– Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm:
+ Bồi thường tài sản bị mất, bị huỷ hoại hoặc là bị hư hỏng.
+ Bồi thường các lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Bồi thường các chi phí hợp lý để khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm:
+ Bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và các chức năng của người bị thiệt hại.
+ Bồi thường thu nhập thực tế mà bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
+ Bồi thường chi phí hợp lý và các phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
+ Nếu người bị thiệt hại bị mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì phải có bồi thường cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
Như vậy, nếu người điều khiển xe máy chở đào quất cồng kềnh mà gây tai nạn cho những người tham gia giao thông khác thì người điều khiển xe máy chở đào quất sẽ phải bồi thường những khoản vừa nêu trên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ;
–
– Thông tư