Bắt đầu kể từ 20/03/2021, ban hành một số thông tư của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể về tiêu chuẩn xếp lương cho giáo viên mầm non, giáo viên tiểu học ... Thông tư này chính thức có hiệu lực thì giáo viên sẽ đón nhận nhiều thay đổi lớn. Dưới đây là quy định chính thức về vấn đề hủy bỏ chứng chỉ tin học dành cho giáo viên có thể tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Chính thức bỏ quy định thi chứng chỉ tin học cho giáo viên?
Trước hết, căn cứ vào nội dung tại các Thông tư liên tịch 20/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 21/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, Thông tư liên tịch 23/2015/TTLT-BGDĐT-BNV, thì cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giáo viên trung học phổ thông, yêu cầu giáo viên trung học cơ sở, yêu cầu giáo viên tiểu học, yêu cầu giáo viên mầm non phải có một trong các loại chứng chỉ ngoại ngữ sau đây:
-
Chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định là loại chứng chỉ đạt trình độ tương ứng với hạng chức danh nghề nghiệp, phù hợp với khung năng lực ngoại ngữ theo 06 bậc. Theo đó, giáo viên trung học phổ thông hạng I và giáo viên trung học cơ sở hạng II cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 03, giáo viên trung học phổ thông hạng III và giáo viên tiểu học hạng III cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ bậc 02;
-
Chứng chỉ tiếng dân tộc sẽ được áp dụng với từng vị trí việc làm theo yêu cầu nhất định. Riêng đối với giáo viên dạy trình độ ngoại ngữ, ngoại trừ giáo viên mầm non, giáo viên trung học phổ thông, giáo viên trung học cơ sở, giáo viên tiểu học cần phải có chứng chỉ ngoại ngữ thứ hai đáp ứng được điều kiện do pháp luật quy định như giáo viên trung học phổ thông hạng I cần phải có yêu cầu chứng chỉ đạt bậc 03, giáo viên trung học phổ thông hạng II cần phải có chứng chỉ yêu cầu đạt bậc 02.
Tuy nhiên, hiện nay với việc ban hành 04 Thông tư mới (cụ thể là: Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương giáo viên mầm non; Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn bổ nhiệm, xếp lương giáo viên tiểu học; Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT bổ nhiệm, xếp lương giáo viên trung học cơ sở công lập; Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT tiêu chuẩn, xếp lương giáo viên trung học phổ thông công lập) có giá trị thay thế các Thông tư liên tịch nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức bỏ yêu cầu chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho thầy cô trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng thay vào đó là đề cập đến yêu cầu này trong tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ:
-
Yêu cầu về chứng chỉ ngoại ngữ là yêu cầu giáo viên cần phải có khả năng sử dụng trình độ ngoại ngữ, sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ được giao;
-
Yêu cầu về tin học là giáo viên cần phải đáp ứng khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình thực hiện chức năng và nhiệm vụ của giáo viên, phù hợp với cấp học và nhiệm vụ giảng dạy.
Theo đó thì có thể nói, bắt đầu kể từ ngày 20/30/2021, Bộ giáo dục và Đào tạo chính thức bỏ quy định về chứng chỉ tin học đối với giáo viên. Theo đó:
-
Yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định bắt buộc phải đảm bảo bậc 01, đảm bảo bậc bậc 02, đảm bảo bậc bậc 03 theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
-
Yêu cầu về trình độ tin học không còn bắt buộc phải đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin theo Thông tư
03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin.
Tuy nhiên, quá trình hủy bỏ yêu cầu chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học đối với viên chức không đồng nghĩa với việc “coi nhẹ” việc sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ, sử dụng chứng chỉ tin học của các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy cho học sinh và sinh viên. Vì trên thực tế cho thấy, yêu cầu ngoại ngữ, yêu cầu tin học tạo ra rất nhiều thuận lợi cho các thầy cô trong quá trình giảng dạy và thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Vì vậy, việc hủy bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ tin học được áp dụng bắt đầu kể từ 20/03/2021. Và đây cũng được đánh giá là điều luật phù hợp, phù hợp với tình hình thực tế của các giáo viên trong công tác giảng dạy của mình, giảm bớt các chứng chỉ không cần thiết.
Tóm lại, theo quy định của pháp luật hiện nay, người dự thi tuyển viên chức để được bổ nhiệm đối với các chức danh nghề nghiệp giáo viên, nâng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên sẽ không bắt buộc phải có chứng chỉ tin học. Việc không yêu cầu chứng chỉ tin học sẽ góp phần giảm bớt áp lực cho các giáo viên, cụ thể là những giáo viên không có thời gian để đi học chứng chỉ tin học. Qua đó giáo viên sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào việc nâng cao trình độ chuyên môn và nâng cao kỹ năng giảng dạy, phục vụ tốt hơn cho công tác giảng dạy của mình.
2. Điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 22 của Văn bản hợp nhất Luật viên chức năm 2019 có quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức. Theo đó, người có đầy đủ các điều kiện sau đây không phân biệt thành phần dân tộc, không phân biệt giới tính nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo đều có quyền đăng ký dự tuyển viên chức. Cụ thể bao gồm:
-
Người có quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cư trú trên lãnh thổ Việt Nam;
-
Cá nhân đáp ứng độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, đội tuyển dự tuổi có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật, đồng thời cần phải được sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
-
Cá nhân cần phải có đơn đăng ký dự tuyển theo mẫu do pháp luật quy định, có đầy đủ lý lịch rõ ràng;
-
Có văn bằng và chứng chỉ đào tạo, có các loại chứng chỉ hành nghề, có đầy đủ kỹ năng/năng khiếu phù hợp với vị trí việc làm;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện sức khỏe để thực hiện công việc và chức năng nhiệm vụ của mình;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện khác phù hợp với vị trí yêu cầu việc làm cho các đơn vị sự nghiệp công lập quy định cụ thể, tuy nhiên quy định đó không được trái với pháp luật và không trái với đạo đức xã hội.
Đồng thời, những người sau đây sẽ không có quyền thực hiện thủ tục đăng ký dự tuyển viên chức. Cụ thể bao gồm:
-
Cá nhân được xác định là người mất năng lực hành vi dân sự, cá nhân được xác định là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
-
Cá nhân đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực, đang chấp hành bản án hoặc chấp hành quyết định hình sự của Tòa án, đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc phải áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Như vậy, đáp ứng đầy đủ điều kiện nêu trên và không thuộc trường hợp cấm đăng ký dự tuyển viên chức thì sẽ có quyền nộp đơn đăng ký dự tuyển viên chức theo quy định của pháp luật.
3. Khi tuyển dụng viên chức cần dựa vào những căn cứ nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 của Nghị định 115/2020/NĐ-CP, có quy định về căn cứ tuyển dụng viên chức. Theo đó, quá trình tuyển dụng viên chức bắt buộc phải căn cứ vào nhu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, vị trí yêu cầu việc làm, quỹ tiền lương của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đồng thời, cơ quan và đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng viên chức cần phải xây dựng cụ thể kế hoạch tuyển dụng viên chức, báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức phê duyệt hoặc ra quyết định theo thẩm quyền để sử dụng làm căn cứ trong kỳ thi tuyển dụng viên chức. Nội dung kế hoạch tuyển dụng viên chức sẽ bao gồm các nội dung cơ bản như sau:
-
Số lượng cá nhân làm việc được giao, số lượng những cá nhân làm việc chưa sử dụng của các đơn vị sự nghiệp công lập có sử dụng viên chức;
-
Số lượng viên chức cần tuyển dụng vào từng vị trí việc làm cụ thể;
-
Số lượng vị trí việc làm cần tuyển dụng đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó cần phải xác định rõ chỉ tiêu tuyển dụng, cơ cấu dân tộc cần tuyển dụng;
-
Tiêu chuẩn tuyển dụng của từng vị trí việc làm, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;
-
Hình thức tuyển dụng, nội dung tuyển dụng, nội dung xét tuyển, hình thức xét tuyển;
-
Các nội dung khác, nếu có.
Theo đó, khi tiến hành tuyển dụng viên chức cần phải căn cứ vào nhiều nội dung khác nhau, trong đó có: Nhu cầu công việc, vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, quý tiền lương của các đơn vị sự nghiệp công lập.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
–
– Nghị định 115/2020/NĐ-CP tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
– Nghị định 85/2023/NĐ-CP sửa đổi NĐ 115/2020/NĐ-CP về tuyển dụng, quản lý viên chức.
THAM KHẢO THÊM: