Chỉnh sửa, điều chỉnh, thay đổi lại thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội. Cách thức sửa đổi thông tin cá nhân trên sổ bảo hiểm.
Tóm tắt câu hỏi:
Sau khi nhận sổ bảo hiểm xã hội công ty cũ tôi phát hiện sai địa chỉ thường trú tôi ở Tiền Giang mà trên sổ ghi Quảng Bình vậy tôi có cần chỉnh sửa lại không. Nếu sửa lại thì tôi phải làm sau
Luật sư tư vấn:
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Căn cứ theo quy định của Quyết định số 959/QĐ-BHXH ngày 09 tháng 09 năm 2015. Việc điều chỉnh lại thông tin trên sổ bảo hiểm xã hội không yêu cầu về địa chỉ nơi đăng ký thường trú. Theo đó bên bạn không cần phải làm thủ tục chỉnh sửa gì cả.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thay đổi thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội:
- 2 2. Điều chỉnh nội dung trong sổ bảo hiểm xã hội:
- 3 3. Điều chỉnh ngày cấp chứng minh thư nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội:
- 4 4. Sai thông tin nơi thường trú trên sổ bảo hiểm xã hội:
- 5 5. Điều chỉnh thông tin chứng minh thư nhân dân sai trên sổ bảo hiểm xã hội:
- 6 6. Đổi lại chứng minh nhân dân có phải cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội không?
1. Thay đổi thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi: Tôi sinh năm 1996 nhưng do trước đây tôi chưa đủ tuổi đi làm nên tôi làm lại giấy tờ của tôi thành sinh 1993. Khi làm lại hồ sơ sinh năm 1993 thì tôi đi làm ở một công ty và được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. hiện tại giờ tôi không đi làm ở công ty đó nữa. Nay tôi đi làm ở một công ty khác nhưng đúng với năm sinh của tôi là năm 1996 thì bên công ty họ không làm sổ bảo hiểm cho tôi với lý do là tôi đã có sổ bảo hiểm rồi. Vậy, luật sư cho tôi hỏi là tôi phải chỉnh sửa thông tin như sổ cũ của tôi như thế nào để tôi có thể nộp sổ sang công ty mới này. Nếu không sửa được thì tôi phải làm sao? Mong luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 32 khoản 3 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT, người tham gia bảo hiểm xã hội được cấp lại, đổi sổ BHXH do thay đổi, cải chính họ tên, ngày tháng năm sinh. Như vậy, trường hợp của chồng bạn cần phải làm thủ tục điều chỉnh lại ngày tháng năm sinh cho đúng với thực tế để được cấp lại sổ BHXH.
Thủ tục điều chỉnh như sau:
– Đơn đề nghị của người tham gia.
– Sổ BHXH.
– Hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh (hồ sơ gốc, bản chính giấy khai sinh…).
– Văn bản đề nghị của đơn vị nơi đang làm việc hoặc đơn vị quản lý trước khi ngừng việc.
– Văn bản đính chính các loại hồ sơ, giấy tờ của đơn vị quản lý và cơ quan có thẩm quyền.
Số lượng hồ sơ: 1 bộ.
Bạn nộp hồ sơ tại đơn vị đóng BHXH trước khi ngừng việc để được cấp lại, đổi mới sổ bảo hiểm. Trong trường hợp chỉnh sửa được năm sinh thì bạn mang sổ bảo hiểm đã được cấp lại, đổi mới đó tới nơi làm việc hiện nay để tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp không chỉnh sửa được năm sinh trên sổ bảo hiểm, bạn có thể làm thủ tục hủy sổ bảo hiểm. Khi bạn đã hủy được sổ bảo hiểm đó, bạn hãy yêu cầu công ty nơi bạn đang làm việc hiện nay làm sổ bảo hiểm xã hội mới cho bạn.
2. Điều chỉnh nội dung trong sổ bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Văn Phòng Luật Sư, Tôi tên : Nguyễn Hùng Cường. Tôi xin hỏi về trường hợp của Ba tôi như sau: Ba tôi tên Nguyễn Văn Dũng, sinh năm 1962, công tác tại Công ty Cao Su Bình Thuận. Theo như đúng tuổi thì 55 tuổi mới được về hưu theo diện công tác tại vị trí thuộc nhóm ngành độc hại (Khai thác mủ cao su). Nhưng vì lý do sức khỏe, Ba tôi muốn về hưu trước tuổi vào năm nay. Sau khi lên bảo hiểm xã hội tại Công ty thì phát hiện sai sót chỗ chức danh công việc dẫn tới là chưa đủ thời gian 15 năm làm việc thuộc nhóm ngành độc hại, Vào thời gian từ 12/1993-12/2000 là công nhân khai thác nhưng trong sổ bảo hiểm ghi là công nhân chăm sóc. Sau khi người phụ trách bảo hiểm xã hội Công ty xem lại thì mặc dù thời gian từ 12/1993-12/2000 đóng bảo hiểm xã hội với chức danh là công nhân khai thác nhưng hệ số đóng ghi trong sổ là hệ số của vị trí công nhân chăm sóc (Hệ số đóng bảo hiểm xã hội của công nhân khai thác và công nhân chăm sóc là khác nhau theo như người phụ trách bảo hiểm xã hội tại Công ty). Do đó, người phụ trách bảo hiểm xã hội nói là để tìm lại các quyết định rồi đem lên Bảo hiểm xã hội huyện, sau đó Bảo hiểm xã hội huyện sẽ trình lên bảo hiểm xã hội Tỉnh chỉnh sửa lại. Sau hơn 3 tuần, Ba tôi tiếp tục lên Công ty để hỏi về việc chỉnh sửa của mình, người phụ trách bảo hiểm xã hội nói là tiếp tục chờ để tìm lại các quyết định. Tôi xin hỏi về vấn đề sau :
1.Thời gian chỉnh sửa thông tin chức danh công việc như trường hợp của Ba tôi khoảng bao lâu ?
2. Nếu người phụ trách bảo hiểm xã hội tại Công ty cố ý kéo dài thời gian thì Ba tôi cần có biện pháp như thế nào ? Vì sức khỏe yếu, nên Ba tôi rất mong được nhanh chóng hoàn tất thủ tục để được về hưu trước tuổi. Kính mong nhận được sự hồi đáp của Qúy cơ quan, tôi và gia đình cảm ơn rất nhiều. Thân !
Luật sư tư vấn:
1. Theo hướng dẫn tại Quyết định 1111/QĐ-BHXH, sổ bảo hiểm xã hội đã cấp nhưng có sai sót về tiền lương, tiền công, phụ cấp, mức đóng, chức danh nghề, điều kiện công việc, nơi làm việc hoặc bổ sung hồ sơ để cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì được ghi điều chỉnh trên tờ rời sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp của bố bạn trong sổ bảo hiểm xã hội đã cấp có sai sót về chức danh làm việc và sai sót về tiền lương nên bố bạn cần làm thủ tục điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm như sau:
– Bố bạn lập một bộ hồ đề nghị điều chỉnh nội dung sổ bảo hiểm xã hội sơ gửi đến công ty nơi bố bạn làm việc, hồ sơ gồm:
+) Văn bản đề nghị của đơn vị
+) Đơn đề nghị của người tham gia
+) Bản sao quyết định hoặc hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc, giấy tờ liên quan đến việc điều chỉnh (kèm theo bản chính để đối chiếu)
+) Sổ bảo hiểm xã hội
– Sau khi nhận được hồ sơ của bố bạn, Công ty sẽ cung cấp thêm các giấy tờ liên quan đến hồ sơ, hoàn thiện hồ sơ rồi gửi hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh.
– Thời hạn giải quyết: theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 36 Quyết định 1111/QĐ-BHXH thì việc điều chỉnh nội dung trong sổ bảo hiểm xã hội sẽ được giải quyết trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được hồ sơ đúng quy định.
Như vậy, thời gian điều chỉnh nội dung trong sổ bảo hiểm của bố bạn là 30 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan bảo hiểm nhận được hồ sơ đúng quy định.
2.Theo quy định tại khoản 6 Điều 15
3. Điều chỉnh ngày cấp chứng minh thư nhân dân trên sổ bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Ngày cấp của CMND trong sổ bảo hiểm ghi lệch 01 ngày so với thực tế (trong sổ bảo hiểm là 05 tháng 7 năm 2005, nhưng thực tế là 06 tháng 7 năm 2015) do lúc làm không để ý. Vậy làm cách nào để sửa được không ạ??
Luật sư tư vấn:
Để chỉnh sửa thông tin sổ bảo hiểm xã hội của bạn theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014.
Theo đó, bạn phải thông báo và chuẩn bị giấy tờ đến cơ quan bảo hiểm xã hội để chỉnh sửa thông tin bị sai lệch
Các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXH.
Trường hợp điều chỉnh ngày cấp chứng minh nhân dân trên bảo hiểm xã hội là điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ bảo hiểm xã hội, do đó được quy định tại khoản 2 Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế quy định.
Thời hạn giải quyết hồ sơ chỉnh sửa thông tin sổ Bảo hiểm xã hội tại khoản 3 Điều 31 Quyết định 959/QĐ-BHXH là không quá 10 ngày làm việc.
Như vậy bạn chuẩn bị bộ hồ sơ gồm : Tờ khai cung cấp thay đổi thông tin người tham gia Bảo hiểm xã hội, sổ Bảo hiểm xã hội, bảng kê giấy tờ hồ sơ làm căn cứ điều chỉnh và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội để xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội
4. Sai thông tin nơi thường trú trên sổ bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi: Trên sổ bảo hiểm xã hội mà sai thông tin thường trú thì có ảnh hưởng gì đến chế độ bảo hiểm sau này không?
Luật sư tư vấn:
Tại Quyết định số 959/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ngày 09 tháng 09 năm 2015 có quy định về việc cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
Theo các quy định trên của pháp luật thì có thể thấy, việc sai thông tin thường trú trên sổ bảo hiểm không buộc phải thực hiện việc cấp lại, đổi sổ hay điều chỉnh nội dung ghi trên sổ bảo hiểm xã hội; do đó, không ảnh hưởng gì đến chế độ bảo hiểm sau này.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của bạn, tránh các trường hợp bất lợi không mong muốn có thể xảy ra khi yêu cầu giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bạn cần thông báo về sai sót trên sổ bảo hiểm xã hội của mình với người sử dụng lao động hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội để được hướng dẫn cụ thể về việc điều chỉnh thông tin cá nhân về hộ khẩu thường trú cho người tham gia bảo hiểm xã hội.
5. Điều chỉnh thông tin chứng minh thư nhân dân sai trên sổ bảo hiểm xã hội:
Tóm tắt câu hỏi:
Cháu đóng bảo hiểm xã hội công ty bảo sai số chứng minh thư. Công ty yêu cầu nộp lại chứng minh thư để đóng bảo hiểm xã hội, thì bên bảo hiểm xã hội có cần phải về tận nhà để xác minh lại địa chỉ nơi ở quê quán không vậy?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 98 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
Trong trường hợp bạn bị sai số chứng minh thư mà công ty bạn yêu cầu điều chỉnh để đóng bảo hiểm xã hội thì bạn cần làm hồ sơ thủ tục theo quy định tại Khoản 2 Điều 98
6. Đổi lại chứng minh nhân dân có phải cấp đổi sổ bảo hiểm xã hội không?
Tóm tắt câu hỏi:
Năm 2011, sau khi lấy vợ em nhập hộ khẩu vào Đà Nẵng và thay đổi chứng minh nhân dân mới. Nay đã ly hôn với vợ và nhập lại hộ khẩu ở quê là thành phố Huế. Tuy nhiên trong chứng minh nhân dân của em vẫn là do Công an Đà Nẵng cấp. Em làm việc ăn lương nhà nước có sổ bảo hiểm xã hội, trong sổ bảo hiểm xã hội ghi số chứng minh thư trước đây của em ở Huế. Nếu bây giờ em xin đổi lại Chứng minh nhân dân thì có lấy lại số chứng minh mới hay cũ để khai báo thay đổi thông tin trong sổ bảo hiểm xã hội. Hiện tại toàn bộ thông tin liên quan của bản thân em là Nguyễn Văn H, hộ khẩu thường trú XXX – thành phố Huế, nhưng CMND vẫn là số XXXXXX do Công an Đà Nẵng cấp. Bây giờ em làm lại thì phải làm như thế nào để khỏi trở ngại việc thay đổi thông tin cá nhân toàn bộ của bản thân hiện nay. Em lo rằng bây giờ thay đổi thông tin trong Sổ bảo hiểm xã hội là số Chứng minh nhân dân trong sổ bảo hiểm xã hội là số chứng minh nhân dân mới, nơi cấp là Đà Nẵng nhưng sau 15 năm muốn được cấp lại thì liệu có được như cũ, nơi cấp vẫn là Đà Nẵng hay Huế. Xin Luật sư tư vấn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định việc đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân.
Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây khi kết hôn với vợ cũ, bạn có chuyển hộ khẩu từ Huế vào Đà Nẵng và đã thực hiện thủ tụ cấp đổi chứng minh nhân dân. Hiện tại vợ chồng bạn đã ly hôn, bạn đã về Huế đăng ký hộ khẩu thường trú. Theo quy định trên, trường hợp bạn thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tức bạn chuyển từ Đà Nẵng về Huế thì bạn phải thực hiện thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân theo quy định. Thủ tục cấp đổi chứng minh nhân dân được thực hiện theo quy định tại Điều 6
* Hồ sơ bao gồm:
– Đơn trình bày nêu rõ lý do xin đổi, cấp lại chứng minh nhân dân có xác nhận của công an phường, xã, thị trấn nơi thường trú.
– Xuất trình hộ khẩu thường trú;
– Chụp ảnh;
– In vân tay hai ngón trỏ;
– Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân;
– Nộp lại Chứng minh nhân dân có thay đổi nội dung;
* Thời hạn giải quyết: cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong thời gian sớm nhất, không quá 15 ngày đối với thành phố, thị xã; 30 ngày đối với địa bàn khác.
* Cơ quan thực hiện: Công an quận, huyện, thị xã nơi bạn đăng ký hộ khẩu thường trú.
Hiện nay theo quy định tại Điều 29 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch. Do đó, nếu bạn có sự thay đổi về chứng minh thư nhân thì không nhất thiết phải thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội, về sau này cũng không ảnh hưởng đến quá trình hưởng bảo hiểm xã hội của bạn.