Chính sách và nội dung quản lý Nhà nước về phát triển hàng hải?
Trong luật hàng hải quốc tế, việc một quốc gia thực thi quyền tài phán của mình đối với tàu, thuyền trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc trong phạm vi các cảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Không chỉ với tàu, thuyền mà mỗi quốc gia đều có những chính sách và có những nội dung quản lý nhà nước về phát triển hàng hải. Vậy chính sách và nội dung quản lý nhà nước về phát triển hàng hải của Việt Nam được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ cung cấp cho bạn đọc nội dung liên quan đến: ” Chính sách và nội dung quản lý nhà nước về phát triển hàng hải”
– Cơ sở pháp lý:
+ Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải
1. Chính sách và nội dung quản lý nhà nước về phát triển hàng hải.
Tại Điều 9 Bộ luật hàng hải quy định về nội dung quản lý nhà nước về hàng hải, theo đó, nội dung quản lý nhà nước về hàng hải bao gồm những nội dung sau:
+ Thứ nhất, quản lý nhà nước về hàng hải bao gồm hoạt động xây dựng, phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch, chiến lược, chính sách phát triển ngành hàng hải theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, trong quá trình quản lý nhà nước về hàng hải ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và định mức kinh tế – kỹ thuật chuyên ngành hàng hải.
+ Thứ ba, quản lý việc đầu tư xây dựng, tổ chức khai thác cảng biển và luồng, tuyến hàng hải theo quy định của pháp luật. Công bố mở, đóng cảng biển, vùng nước cảng biển và khu vực quản lý của Cảng vụ hàng hải; công bố đưa bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước và các công trình hàng hải khác vào sử dụng. Theo luật tập quán quốc tế, khi tàu thuyền nước ngoài đi vào cảng của một quốc gia thì sẽ bị điều chỉnh bởi luật pháp và các quy chế pháp lí của quốc gia có cảng đó. Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật biển (sau đây gọi tắt là Công ước 1982) là một trong những văn bản pháp lí quốc tế quan trọng quy định cho các quốc gia có cảng quyền kiểm soát đối với. Trong luật hàng hải quốc tế, việc một quốc gia thực thi quyền tài phán của mình đối với tàu, thuyền trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền hoặc trong phạm vi các cảng là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Theo luật tập quán quốc tế, khi tàu thuyền nước ngoài đi vào cảng của một quốc gia thì sẽ bị điều chỉnh bởi luật pháp và các quy chế pháp lí của quốc gia có cảng đó.
+ Thứ tư, quản lý hoạt động vận tải biển; kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp vận tải biển, cảng biển và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng hải. Về vấn đề kiểm tra, giám sát, kiểm soát của quốc gia có cảng (port state control) là cơ chế kiểm soát theo đó các quốc gia cùng nhau hợp tác hành động nhằm kiểm tra xem các tàu thuyền khi vào cảng có tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn hàng hải và môi trường hay không. Thực hiện chương trình này, nếu tàu thuyền bị phát hiện có vi phạm nghiêm trọng các tiêu chuẩn nói trên sẽ bị giữ lại tại cảng cho đến khi các lỗi được sữa chữa và đạt được tiêu chuẩn chấp nhận được. Mục tiêu của chương trình kiểm soát của quốc gia có cảng là phát hiện ra và kiểm tra các tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn và giúp loại trừ các nguy cơ gây ra tổn thất về tính mạng, của cải và đảm bảo vấn đề môi trường biển.
+ Thứ năm, tổ chức đăng ký, đăng kiểm tàu biển và đăng ký các quyền đối với tàu biển theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, quản lý nhà nước về hàng hải cũng quy định về việc thiết kế, đóng mới, sửa chữa, phá dỡ, khai thác, xuất khẩu, nhập khẩu tàu biển và các trang thiết bị, vật tư phục vụ hoạt động hàng hải.
+ Thứ sáu, cấp, công nhận, thu hồi chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, an ninh hàng hải, lao động hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển, cảng biển và các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.
+ Thứ bảy, quản lý công tác đào tạo, huấn luyện phát triển nguồn nhân lực hàng hải và quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực hàng hải; đồng thời cũng có những biện pháp, cơ chế hoạt động nhằm bảo vệ môi trường, phòng, tránh thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt động hàng hải.
+ Thứ tám, quản lý nhà nước về hàng hải tổ chức cứu hộ hàng hải, cứu nạn trên biển, cũng như hoạt động trục vớt tài sản chìm đắm và điều tra, xử lý tai nạn, sự cố hàng hải, công tác bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.
+ Thứ sáu, hợp tác quốc tế về hàng hải. Đặc biệt là việc kiểm soát của quốc gia có cảng được xem là biện pháp bổ trợ cho việc kiểm soát của quốc gia mà tàu mang quốc tịch hay mang cờ (flag states) và của quốc gia có biển (coastal states). Tuy vậy, cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng chủ yếu tập trung vào việc thực thi các công ước quốc tế về hàng hải.
Như vậy, việc thiết lập và thực thi các tiêu chuẩn đối với tàu thuyền vốn thuộc trách nhiệm của quốc gia mà tàu mang cờ với chế độ đăng kí mở (open registry). Hiện nay, trong nhiều trường hợp trách nhiệm này được trao cho các quốc gia có cảng hoặc quốc gia có biển. Theo nguyên tắc kiểm soát của quốc gia có cảng, các quốc gia có cảng có nghĩa vụ thực thi các tiêu chuẩn đã được quốc tế thừa nhận đối với tàu thuyền đang hoạt động không phân biệt quốc tịch của tàu thuyền và thực tiễn. Theo nguyên tắc kiểm soát của quốc gia có cảng, các quốc gia có cảng có nghĩa vụ thực thi các tiêu chuẩn đã được quốc tế thừa nhận đối với tàu thuyền đang hoạt động không phân biệt quốc tịch của tàu thuyền và cảng hoặc quốc gia có biển.
Nhìn chung, kiểm soát của quốc gia có cảng là chế độ kiểm soát đối với tàu thuyền nước ngoài khi những tàu thuyền này đang ởtrong các cảng nội địa. Việc kiểm soát này nhằm mục đích xem xét điều kiện của tàu thuyền có tuân theo những tiêu chuẩn mà các công ước hàng hải quốc tế quy định hay không. Bởi vì, hàng hải là một lĩnh vực có tính chất quốc tế và vấn đề tàu thuyền không đạt tiêu chuẩn không chỉ là vấn đề của riêng bất cứ quốc gia nào, cho nên sự thành công của cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng phụ thuộc rất nhiều vào sự hợp tác quốc tế. Sự phát triển của cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng cũng thể hiện thông qua sự hợp tác mang tính khu vực.
Tuy nhiên, kiểm soát của quốc gia có cảng dựa trên các bản ghi nhớ khu vực cần phải được phân biệt với hợp tác quốc tế thông qua các điều ước quốc tế. Hay nói một cách cụ thể hơn, cần phân biệt các bản ghi nhớ khu vực với các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải. Các điều ước quốc tế là các thoả thuận giữa các quốc gia hoặc giữa các chủ thể của luật quốc tế và chúng có giá trị pháp lí bắt buộc đối với các quốc gia thành viên. Chính vì thế, quá trình kí kết các điều ước quốc tế phải tuân theo những trình tự, thủ tục chặt chẽ và cần thời gian dài để điều ước có hiệu lực.
Tuy nhiên, các quốc gia đã đồng ý với nhau rằng họ muốn thấy kết quả và hiệu quả hợp tác về kiểm soát cảng biển trong thời gian ngắn nhất. Mặt khác, mặc dù các bản ghi nhớ khu vực về kiểm soát của các quốc gia có cảng không phải là các điều ước quốc tế, sự hoạt động của cơ chế kiểm soát này phải dựa nhiều vào các điều ước quốc tế về hàng hải. Hay nói cách khác, những điều ước này tạo ra cơ sở pháp lí cho các quốc gia có cảng tiến hành các hoạt động kiểm tra, kiểm soát đã thoả thuận trong các bản ghi nhớ.
Trong đa số trường hợp, những giấy tờ hợp lệ, còn hạn sử dụng là những bằng chứng chứng minh tàu thuyền tuân theo các tiêu chuẩn mà các điều ước liên quan yêu cầu. Ngoài ra, các nhân viên của quốc gia có cảng cũng có quyền tiến hành các biện pháp kiểm tra kĩ càng và chi tiết hơn nếu có đủ căn cứ cho rằng tình trạng của tàu thuyền hoặc các trang thiết bị trên tàu không đạt các tiêu chuẩn đã được ghi trong các giấy chứng nhận.
Có thể nói, kiểm soát của quốc gia có cảng là cơ chế để thực thi các điều ước quốc tế về hàng hải bắt buộc đối với các thành viên. Chính vì vậy, cơ chế hoạt động này phải tuân theo các tiêu chuẩn quy định trong các điều ước quốc tế. Tuy nhiên, các quốc gia có cảng không được phép đặt ra các tiêu chuẩn mới cho tàu thuyền nước ngoài. Điều này có nghĩa chỉ những điều ước quốc tế về hàng hải được thừa nhận rộng rãi trong cộng đồng quốc tế mới được thực thi bởi cơ chế kiểm soát của quốc gia có cảng. Trong thực tế, các điều ước này thường được ghi nhận trong các bản ghi nhớ khu vực về kiểm soát của quốc gia có cảng.
Mục tiêu cơ bản của kiểm soát của quốc gia có cảng là đảm bảo rằng tàu thuyền hoạt động trong khu vực cảng của mình tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế quy định. Để làm được điều này, ngành hàng hải của quốc gia thành viên có trách nhiệm kiểm tra việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này của tàu thuyền nước ngoài khi chúng ở trong khu vực cảng mà mình quản lí.
Về cơ bản, việc kiểm soát phải được tiến hành trong khoảng thời gian vừa phải, hợp lí và các nhân viên kiểm soát phải cố gắng để tránh việc cản trở hoặc trì hoãn tàu thuyền một cách vô lí. Trong trường hợp chủ hoặc những người vận hành tàu thuyền chứng minh được việc trì hoãn tàu thuyền là do lỗi của người trực tiếp thực hiện hành vi kiểm soát thì họ có quyền yêu cầu bồi thường theo thủ tục phúc thẩm.
+ Thứ chín, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động hàng hải theo quy định của pháp luật.