Trong cuộc sống có những người vừa phải làm cha, vừa phải làm mẹ để nuôi dạy con và vật lộn tự gây dựng cuộc sống, đó là những người đơn thân nuôi con. Vậy pháp luật hiện nay quy định như thế nào về các chính sách trợ cấp với người đơn thân nghèo đang nuôi con?
Mục lục bài viết
1. Chính sách trợ cấp với người đơn thân nghèo đang nuôi con:
1.1. Những người đơn thân nào được hưởng các chính sách trợ cấp?
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định như sau: Những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo đúng quy định của pháp luật nhưng không có vợ hoặc không có chồng, đã có vợ hoặc đã có chồng tuy nhiên nhưng vợ chồng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và theo các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là toà án, bà này đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con trong độ tuổi từ giai đoạn 16 tuổi đến 22 tuổi, và những người con này đang học văn hóa, học nghề, học trung học chuyên nghiệp, hoặc cao đẳng, và đại học văn bằng thứ nhất chính quy theo quy định của pháp luật (sau đây sẽ được gọi tắt là người đơn thân nghèo nuôi con).
Như vậy thì theo quy định nêu trên, những người đơn thân dưới đây sẽ được vào các chính sách trợ cấp xã hội phù hợp với quy định của pháp luật, cụ thể như sau:
– Các chủ thể thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo không có chồng, không có vợ;
– Đã kết hôn nhưng chồng mất hoặc vợ mất, hoặc bị mất tích theo bản án đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nay đang nuôi con dưới 16 tuổi, hoặc con từ giai đoạn độ tuổi 16 đến 22 nhưng vẫn đang còn đi học theo đúng quy định của pháp luật.
1.2. Chính sách trợ cấp với người đơn thân nghèo đang nuôi con:
Căn cứ Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
– Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi;
– Những đối tượng thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo theo đúng quy định của pháp luật nhưng không có vợ hoặc không có chồng, đã có vợ hoặc đã có chồng tuy nhiên nhưng vợ chồng chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và theo các bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là toà án, bà này đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con trong độ tuổi từ giai đoạn 16 tuổi đến 22 tuổi, và những người con này đang học văn hóa, học nghề, học trung học chuyên nghiệp, hoặc cao đẳng, và đại học văn bằng thứ nhất chính quy theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con) … và một số đối tượng khác theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Như vậy, người đơn thân nghèo đang nuôi con nếu đáp ứng đủ điều kiện nêu trên thì sẽ được nhận trợ cấp xã hội hàng tháng với mức theo đúng quy định của pháp luật.
2. Mức hưởng trợ cấp xã hội mà mẹ đơn thân có thể nhận được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 6 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định về mức trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:
Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định 20/2021/NĐ-CP nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
Thứ nhất, đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ghi nhận hệ số như sau:
– Hệ số 2,5 áp dụng đối với trường hợp dưới 4 tuổi;
– Hệ số 1,5 áp dụng đối với trường hợp từ đủ 4 tuổi trở lên.
Thứ hai, hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Thứ ba, đối với đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ghi nhận hệ số như sau:
– Hệ số 2,5 áp dụng đối với đối tượng dưới 4 tuổi;
– Hệ số 2,0 áp dụng đối với đối tượng từ đủ 4 tuổi đến dưới 16 tuổi.
Thứ tư, đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (tức là người đơn thân nghèo đang nuôi con): Hệ số 1,0 đối với mỗi một con đang nuôi.
Thứ năm, đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ghi nhận hệ số như sau:
– Hệ số 1,5 áp dụng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
– Hệ số 2,0 áp dụng đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
– Hệ số 1,0 áp dụng đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
– Hệ số 3,0 áp dụng đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
Thứ sáu, đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, ghi nhận hệ số như sau:
– Hệ số 2,0 áp dụng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Hệ số 2,5 áp dụng đối với trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật đặc biệt nặng;
– Hệ số 1,5 áp dụng đối với người khuyết tật nặng;
– Hệ số 2,0 áp dụng đối với trẻ em khuyết tật nặng hoặc người cao tuổi là người khuyết tật nặng.
Bên cạnh đó, tạ Điều 4 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định về mức chuẩn trợ cấp xã hội như sau: Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng; mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác. Bên cạnh đó, mức chuẩn trợ giúp xã hội áp dụng từ ngày 01 tháng 7 năm 2021 là 360.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với mỗi con đang nuôi thì mẹ đơn thân được nhận được tính như sau: Hệ số 1,0 x 360.000 đồng (mức chuẩn trợ cấp xã hội).
3. Mẹ đơn thân cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp xã hội như thế nào?
Căn cứ Điều 7 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, có quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng như sau:
– Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Tờ khai nhận chăm sóc, nhận nuôi dưỡng các đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.
Theo quy định trên thì mẹ đơn thân chỉ cần chuẩn bị tờ khai đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng theo mẫu số 1c để gửi cho chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn mình đang cư trú mà một số giấy tờ khác để đối chiếu thông tin trong mẫu tờ khai mà mình nộp theo quy định tại Điều 8 của Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, để được phê duyệt hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 20/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
– Thông tư 02/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/03/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.