Chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên là gì? Pháp luật quy định như thế nào về chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên? Sinh viên được vay tối đa bao nhiêu tiền hỗ trợ? Trình tự, thủ tục vay vốn và trả nợ tiền vay vốn hỗ trợ sinh viên.
Ngày nay Nhà nước ta đang dần thực hiện chính sách phổ cấp giáo dục Đại học cho tất cả mọi người. Do đó để đảm bảo cho mọi người đều được học đại học đầy đủ, hoàn thành chương trình tốt thì Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ sinh viên trong quá trình học tập. Một trong những chính sách được nhà nước ưu tiên áp dụng để hỗ trợ sinh viên là chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên. Vậy chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên là gì? Mỗi sinh viên được vay mức tối đa là bao nhiêu?
Căn cứ pháp lý:
– Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên;
– Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 23/3/2022 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên
Mục lục bài viết
1. Chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên là gì?
Chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên là chính sách được đặt ra để hỗ trợ cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống, giúp những sinh viên đó về mặt tài chính để chi trả cho việc học tập và sinh hoạt trong quá trình tham gia học tập tại trường đại học, cao đẳng như: tiền học phí, chi phí mua trang thiết bị học tập, chi phí ăn ở vậy sinh hoạt…
Đây là chính sách mang tính nhân đạo và theo hình thức đầu tư. Việc cho sinh viên vay vốn là để đầu tư nguồn nhân lực tốt để phục vụ cho sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nhà nước luôn tạo điều kiện học tập tốt nhất và đảm bảo cho các sinh viên được đi học theo nguyện vọng để tìm kiếm nhân tài với mức vay phù hợp nhưng lại suất thấp.
2. Pháp luật quy định như thế nào về chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên?
2.1. Đối tượng được hỗ trợ vay vốn:
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg thì đối tượng được vay vốn trong chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên bao gồm:
– Sinh viên thuộc hoàn cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc sinh viên chỉ bị mồ côi cha hoặc mồ côi mẹ nhưng mẹ hoặc cha còn sống lại không có khả năng lao động;
– Sinh viên được hỗ trợ là thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định của pháp luật là một trong số các đối tượng sau:
+ Gia đình hộ nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
+ Gia đình hộ cận nghèo theo chuẩn quy định của pháp luật;
+ Gia đình là hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.
– Sinh viên là thành viên của gia đình gặp khó khăn về tài chính do bị tai nạn hoặc bị bệnh tật, bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn và dịch bệnh gây ra trong thời gian đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng mà có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường/ thị trấn nơi sinh viên đó cư trú.
2.2. Điều kiện để sinh viên được vay vốn:
Để được vay vốn theo chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên thì trước hết sinh viên phải đảm bảo thuộc một trong số các đối tượng được quy định tại Điều 2 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg đã được phân tích ở mục 2.1. Bên cạnh đó, những sinh viên thuộc nhóm đối tượng nêu trên phải đảm bảo các giấy tờ chứng minh theo quy định tại Điều 4 Quyết định này như sau:
– Đối với sinh viên năm nhất của đại học, cao đẳng, trung cấp thì phải có Giấy báo trúng tuyển hoặc Giấy xác nhận được vào học của nhà trường cung cấp;
– Đối với những sinh viên theo học từ năm thứ hai trở đi thì phải có Giấy xác nhận của nhà trường về việc đang theo học tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp và không thuộc đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trở lên về các hành vi như cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp và buôn lậu.
2.3. Phương thức vay vốn hỗ trợ sinh viên:
Căn cứ theo quy định Điều 3 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg của Thủ Tưởng Chính phủ thì sinh viên khi đủ điều kiện được vay vốn hỗ trợ sinh viên thì được thực hiện vay vốn theo một trong hai hình thức sau:
– Vay vốn hỗ trợ sinh viên theo phương thức cho sinh viên vay thông qua hộ gia đình. Theo phương thức này thì đại diện hộ gia đình mà sinh viên là thành viên sẽ trực tiếp vay vốn và có trách nhiệm trả nợ cho Ngân hàng chính sách xã hội cho vay vốn.
– Vay vốn hỗ trợ sinh viên theo phương thức cho sinh viên vay trực tiếp tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi trường đại học, cao đẳng, trung cấp đó đóng trụ sở: được thực hiện trong trường hợp sinh viên đó mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn sống không có khả năng lao động.
Sau khi nhận được thông tin của sinh viên vay vốn hỗ trợ thì Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thực hiện việc cho vay vốn đối với sinh viên.
3. Sinh viên được vay tối đa bao nhiêu tiền hỗ trợ?
Trước đây tại khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg quy định mức vay tối đa của mỗi sinh viên là 800.000 đồng/ tháng. Tuy nhiên để phù hợp với mức chi tiêu và sinh hoạt tại thời điểm hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đã thay đổi mức vay tối đã cho mỗi sinh viên lên mức 4.000.000 đồng/ tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg.
Về mức vay cụ thể thì do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định mức vay phù hợp với mối sinh viên theo căn cứ là mức thu học phí của từng nhà trường mà sinh viên đang theo học và mức sinh hoạt phí theo từng vùng mà sinh viên theo học nhưng mức hỗ trợ đặt ra không được vượt quá mức tối đa quy định là 4 triệu đồng/ tháng/ sinh viên. Do mức vay hỗ trợ phụ thuộc vào mức thu học phí của mỗi nhà trường nên khi chính sách về học phí của nhà trườn mà sinh viên theo học có thay đổi và giá sinh hoạt ở địa phương sinh viên theo học có biến động thì Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm thống nhất với Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và quyết định để điều chỉnh mức vay vốn cho sinh viên.
Với chính sách hỗ trợ vay vốn sinh viên, Nhà nước luôn ưu tiên mức lãi suất thấp và có ưu đãi đối với sinh viên là 0,5%/ tháng theo quy định tại Điều 7 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg. Tuy được áp dụng mức lãi suất thấp, có nhiều ưu đãi nhưng khi sinh viên nợ quá hạn mà không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì mức lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Đối với trường hợp sinh viên thuộc đối tượng vay vốn trở nợ trước hạn đã cam kết trong
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này thì thời hạn cho vay được quy định là khoảng thời gian được tính từ ngày sinh viên thuộc đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận tiền vay vốn cho đến ngày trả hết nợ (bao gồm cả gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng giữa sinh viên và Ngân hàng Chính ách. Thời hạn cho vay bao gồm cả thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.
4. Trình tự, thủ tục vay vốn và trả nợ tiền vay vốn hỗ trợ sinh viên:
Ngân hàng Chính sách xã hội quy định về hồ sơ vay vốn, trình tự và thủ tục cho vay và trả nợ đối với sinh viên. Theo đó để thực hiện vay vốn, sinh viên cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin vay vốn hỗ trợ sinh viên theo mẫu được Ngân hàng Chính sách xã hội quy định;
– Sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương;
– Bản sao công chứng Căn cước công dân/ Chứng minh nhân dân, Hộ khẩu thường trú/ Giấy tạm trú của sinh viên hoặc người đại diện hộ gia đình mà sinh viên đó là thành viên;
– Giấy báo trúng tuyển hoặc giấy xác nhận được vào học của trường cao đẳng, đại học, trung cấp đối với sinh viên năm nhất;
– Giấy xác nhận đang theo học tại trường đại học, cao đẳng, trung cấp của nhà trường đối và Xác nhận không bị xử phạt vi phạm hành chính trở lên đối với các hành vi cờ bạc, trộm cắp, nghiện hút hoặc buôn lậu với sinh viên năm thứ hai trở đi;
– Xác nhận của địa phương nơi sinh viên cư trú về việc có thiệt hại xảy ra do thiên tại, dịch bệnh, hoả hoạn xảy ra trong thời gian theo học làm cho gia đình gặp khó khăn về tài chính.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ nêu trên, địa diện hộ gia đình của sinh viên nộp hồ sơ đến Ngân hàng Chính sách xã hội của địa phương nơi hộ gia đình cư trú hoặc sinh viên là người thuộc diện trực tiếp đi vay vốn thì nộp hồ sơ tại Ngân hàng Chính sách xã hội nơi nhà trường có trụ sở.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ của sinh viên, Ngân hàng Chính sách xã hội có trách nhiệm nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ. Nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ hoặc giấy tờ chưa hợp lệ thì cá nhân viên ngân hàng trực tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm