Chính sách hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở. Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện áp dụng, mức hỗ trợ đối với họ.
Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/6/2013 thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với người có công với cách mạng. Trong điều kiện nhiều hộ thuộc diện đối tượng chính sách trong cả nước còn gặp nhiều khó khăn về nhà ở thì đây là việc làm cụ thể, thiết thực. Theo đó, quyết định này quy định cụ thể về nguyên tắc, đối tượng và điều kiện áp dụng chính sách cũng như mức hỗ trợ cho hộ gia đình người có công với cách mạng có một hoặc nhiều người có công với cách mạng. Cụ thể như sau:
1, Về nguyên tắc hỗ trợ
Theo quy định tại Điều 1, Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg khi áp dụng chính sách hỗ trợ hộ gia đình người có công với cách mạng về nhà ở cần đảm bảo các nguyên tắc:
– Hỗ trợ cho hộ gia đình mà người có công với cách mạng, thân nhân liệt sỹ hiện đang ở và có hộ khẩu thường trú tại nhà ở đó trước ngày 15/6/2013.
– Cần huy động từ nhiều nguồn vốn để thực hiện: Nhà nước hỗ trợ, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp và tự tổ chức xây dựng nhà ở.
– Sau khi được hỗ trợ, các hộ xây dựng được nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở đã có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30 m2 (đối với những hộ độc thân thì có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 24 m2); đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung – tường cứng, mái cứng).
2, Về đối tượng áp dụng
Chính sách hỗ trợ này được áp dụng đối với những hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng. Trong đó, người có công với cách mạng được liệt kê tại Khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh 04/2012/UBTVQH13 sửa đổi bổ sung một số điều của Pháp lệnh 26/2005/PL-UBTVQH11 về ưu đãi người có công với cách mạng của Uỷ ban thường vụ Quốc hội bao gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
– Liệt sĩ.
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh.
– Bệnh binh.
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
– Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày.
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế.
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
3, Về điều kiện áp dụng
Căn cứ Điều 2 của Quyết định này hộ gia đình được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau:
– Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận nêu ở trên.
– Nhà đang ở là nhà tạm hoặc nhà ở bị hư hỏng nặng (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây) với mức độ như sau:
+ Phải phá dỡ để xây mới nhà ở.
+ Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Luật sư
4, Về mức hỗ trợ
Theo Điều 3 Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg, mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước (gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương) được phân bổ như sau:
– Hỗ trợ 40 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải phá dỡ để xây mới nhà ở .
– Hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Các hô gia đình nếu đáp ứng các điều kiện nêu trên có thể chủ động làm đơn và gửi hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí về nhà ở tới Ủy ban nhân dân cấp xã. Trên cơ sở đó, Ủy ban nhân dân cấp xã lập danh sách hộ người có công với cách mạng được hỗ trợ về nhà ở trên địa bàn và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hỗ trợ cho các hộ gia đình thuộc diện được hỗ trợ.
Mục lục bài viết
1. Chế độ chính sách nhà ở, đất đai đối với người có công
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi trước đây gốc ở Bình Định, chưa được cấp đất. Nay mới nhập hộ khẩu huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương. Là Bệnh Binh hạng 2/3 Tỷ lệ 61% đang nhận trợ cấp nhà nước hàng tháng theo diện chính sách thương bệnh binh. Xin hỏi:
1/ Là gia đình chính sách chưa có nhà đất, tôi muốn xin cấp đất làm nhà ở có được không? Tôi cần liên hệ với cơ quan nào?
2/ Nếu tôi mua đất nông nghiệp, rồi làm sổ đỏ đất thổ cư, tôi có được miễn giảm lệ phí trước bạ và thổ cư không? Cụ thể như thế nào?
Luật sư tư vấn:
1. Vấn đề xin cấp đất làm nhà ở.
– Trong trường hợp này, bạn là bệnh binh đang được nhận trợ cấp hàng tháng của Nhà nước thì việc xin cấp đất làm ở nhà hiện tại chưa có văn bản pháp luật chính thức nào quy định cụ thể về chế độ chính sách cấp đất cho bệnh binh.
– Căn cứ vào Điều 17 Luật đất đai 2013 như sau:
“Điều 17. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất
Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua các hình thức sau đây:
1. Quyết định giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất;
2. Quyết định cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
3. Công nhận quyền sử dụng đất.”
Như vậy, gia đình bạn có nhu cầu sử dụng đất thì có thể xin Nhà nước giao đất theo thủ tục thông thường và không có chính sách hỗ trợ đặc biệt nào trong trường hợp của bạn.
2. Vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư. Miễn giảm lệ phí trước bạ.
– Căn cứ Điều 57 Luật đất đai 2013 về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:
“1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:
a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;
đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;
e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.
2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.”
– Như vậy, bạn có thể chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 57 Luật đất đai 2013 nêu trên.
– Sau khi đã làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất thổ cư, bạn có thể làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
– Theo Khoản 3 Thông tư số 124/2011/TT-BTC hướng dẫn về lệ phí trước bạ quy định các trường hợp không phải nộp lệ phí trước bạ, không có trường hợp nào quy định về việc thương binh, bệnh binh được miễn lệ phí trước bạ. Do đó, trong trường hợp này, khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bạn không thuộc đối tượng được miễn lệ phí trước bạ.
– Tuy nhiên, căn cứ vào Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 76/2014/TT-BTC quy định về các trường hợp miễn tiền sử dụng đất.
“1. Miễn tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất ở trong trường hợp được Nhà nước giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất cho người có công với Cách mạng được thực hiện theo quy định của pháp luật về người có công. Việc miễn tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ được thực hiện khi có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc cho phép miễn tiền sử dụng đất theo pháp luật về người có công.”
– Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn có thể được miễn tiền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014. Dựa vào các căn cứ nêu trên, trong trường hợp của bạn, bạn có thể mua đất nông nghiệp, sau đó làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất và xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khi xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn sẽ không được miễn lệ phí trước bạ nhưng có thể được miễn tiền sử dụng đất.
2. Hỗ trợ kinh phí để xây dựng hoặc sữa chữa nhà ở cho thân nhân liệt sĩ
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin trình bày gia đình em là gia đình có công với cách mạng được nhà nước công nhận.Nay em xin trình bày: bà nội nhà em là vợ liệt sĩ đang được nhà nước nuôi, bà ở một mình giờ ngôi nhà đang ở xuống cấp quá lên muốn xây lại. Em muốn hỏi chương trình về vấn đề trợ cấp xây nhà cho những thân nhân liệt sỹ như nào?
Luật sư tư vấn:
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng giải thích thân nhân người có công như sau:
” 1. Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.”
Bên cạnh đó, điểm c Điều 1 Quyết định 117/2007/QĐ-TTg về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/TTg ngày 27 tháng 02 năm 1996 của Thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở và Điều 3 Quyết định số 20/2000/QĐ-TTg ngày 03 tháng 2 năm 2000 của thủ tướng chính phủ về việc hỗ trợ người hoạt động cách mạng từ trước cách mạng từ trước cách mạng tháng tám năm 1945 cải thiện nhà ở quy định :
“1. Đối tượng được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo Quyết định này, bao gồm:
c) Thân nhân liệt sĩ;”
Chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ được quy định tại Khoản 2 Điều 14 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng 2005 đã được sửa đổi, bổ sung theo khoản 8 Điều 1 của Pháp lệnh số 04/2012/UBTVQH13 như sau:
“1. Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử;
2. Trợ cấp tiền tuất hàng tháng theo các mức thân nhân của một liệt sĩ, thân nhân của hai liệt sĩ, thân nhân của ba liệt sĩ trở lên đối với cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng của liệt sĩ, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng.
Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ, người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ, vợ hoặc chồng liệt sĩ cô đơn không nơi nương tựa, con liệt sĩ mồ côi cả cha mẹ quy định tại điểm này thì được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng;
3. Khi báo tử, liệt sĩ không còn thân nhân quy định tại khoản 1 Điều này thì người thừa kế của liệt sĩ giữ Bằng “Tổ quốc ghi công” được hưởng khoản trợ cấp tiền tuất một lần như đối với thân nhân liệt sĩ;
4. Liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng thì người được giao thờ cúng liệt sĩ được hưởng trợ cấp mỗi năm một lần;
5. Thân nhân liệt sĩ được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ về nhà ở quy định tại khoản 4 Điều 4 của Pháp lệnh này;
6. Cha đẻ, mẹ đẻ; người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ; vợ hoặc chồng; con liệt sĩ bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ chỉ có một con mà người con đó là liệt sĩ hoặc cha đẻ, mẹ đẻ có hai con là liệt sĩ trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hàng năm; 7. Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí, thân nhân được hưởng một khoản trợ cấp;
8. Con liệt sĩ được hưởng chế độ ưu tiên, hỗ trợ quy định tại khoản 5 Điều 4 của Pháp lệnh này.”
Bên cạnh đó tại Điều 2, Điều 3 của Quyết định số 118-TTg về việc hỗ trợ người có công với cách mạng cải thiện nhà ở 1996 quy định như sau:
” Điều 2.
1. Tuỳ theo điều kiện và khả năng của địa phương, việc hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở có thế áp dụng một trong các hình thức sau đây:
– Tặng nhà tình nghĩa;
– Hỗ trợ kinh phí để xây dựng hoặc sữa chữa nhà ở;
– Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất khi bán nhà của Nhà nước hoặc khi giao đất làm nhà ở;
– Các hình thức hỗ trợ khác.
2. Điều kiện và mức hỗ trợ.
a) Người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt không thể tạo lập được nhà ở mà chưa được thuê nhà của Nhà nước hoặc bị mất nhà do thiên tai, hoả hoạn… thì tuỳ theo điều kiện của địa phương, hoàn cảnh và công lao của từng người được xét tặng “Nhà tình nghĩa”, được giao đất làm nhà ở, hoặc được mua nhà trả góp.
b) Người có công với Cách mạng đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng nhà ở quá dột nát, chật chội, không bảo đảm điều kiện sống trung bình so với cộng đồng nơi họ cư trú mà không có khả năng khắc phục thì tuỳ theo hoàn cảnh của từng người và khả năng của từng địa phương mà hỗ trợ họ cải tạo, sửa chữa nhà ở.
c) Người có công với Cách mạng nếu mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước thì:
Được hỗ trợ toàn bộ tiền sử dụng đất đối với nhà ở nhiều tầng, nhiều hộ ở.
Được hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần tiền sử dụng đất đối với nhà ở một tầng và nhà ở nhiều tầng có một hộ ở; theo các mức cụ thể như sau:
– Người hoạt động Cách mạng trước Cách mạng tháng 8 năm 1945; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, Anh hùng lao động; thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 81% trở lên; thân nhân của liệt sĩ đang hưởng tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng được hỗ trợ toàn tiền sử dụng đất.
– Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80% được hỗ trợ 90% tiền sử dụng đất.
– Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 41% đến 60% được hỗ trợ 80% tiền sử dụng đất.
– Thân nhân của liệt sĩ, người có công giúp đỡ Cách mạng đang hưởng trợ cấp hàng tháng, thương binh và hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 40% được hỗ trợ 70% tiền sử dụng đất.
– Người hoạt động Cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế được tặng thưởng Huân chương Kháng chiến hạng I hoặc Huân chương chiến thắng hạng I được hỗ trợ 65% tiền sử dụng đất.
3. Các mức hỗ trợ tiền sử dụng đất nêu tại Khoản c Điểm 2 Điều 2 Quyết định này cũng được áp dụng đối với các trường hợp được hỗ trợ bằng hình thức giao đất làm nhà ở.
4. Việc hỗ trợ tiền sử dụng đất đối với người có công với Cách mạng chỉ xét một lần cho một hộ gia đình và mức hỗ trợ tiền sử dụng đất được tính theo diện tích đất thực tế được giao nhưng tối đa không vượt quá định mức đất ở cho một hộ do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định.
Tiền sử dụng đất được tính theo bảng giá đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành theo Nghị định 87/CP ngày 17/8/1994 của Chính phủ.
5. Trong trường hợp một người thuộc nhiều diện ưu đãi, được xét hỗ trợ để cải thiện nhà ở thì căn cứ vào chế độ ưu đãi cao nhất mà người đó được hưởng để hỗ trợ.
6. Trong một hộ gia đình có nhiều thành viên thuộc diện được ưu đãi về nhà ở, nếu được xét hỗ trợ cải thiện nhà ở thì được cộng chế độ ưu đãi của từng người thành chế độ ưu đãi của cả hộ, nhưng mức hỗ trợ tối đa không vượt quá mức ưu đãi cao nhất quy đinh tại Quyết định này.
7. Những quy định trên đây áp dụng đối với những người có công với Cách mạng quy định tại Điểm 1, Điều 1 của Quyết định này. Trong trường hợp người có công với Cách mạng đã mất mà thân nhân chủ yếu của họ (bố, mẹ, vợ, chồng, con, hoặc người nuôi dưỡng trực tiếp) thực sự có khó khăn về nhà ở thì địa phương xem xét hỗ trợ họ cải thiện nhà ở theo chính sách hiện hành.
8. Việc xem xét để hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở phải dựa trên kiến nghị của Uỷ ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi người đó cư trú và những kiến nghị đó phải được Uỷ ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xác minh lại trước khi trình lên Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Quyết định.”
“Điều 3:
1. Hàng năm các địa phương phải tổ chức thống kê, nắm chắc tình hình nhà ở của những người có công với Cách mạng, phân loại theo thực trạng nhà ở, hoàn cảnh kinh tế của từng người để có các hình thức hỗ trợ phù hợp.
2. Căn cứ vào tình hình đất ở, nhà ở thực tế, địa phương cần tiến hành lập các dự án phát triển nhà ở để góp phần tạo điều kiện hỗ trợ người có công với Cách mạng cải thiện nhà ở.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo các cấp, các ngành, tổ chức kinh tế – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người tham gia phong trào xây dựng “Nhà tình nghĩa” từ nguồn kinh phí đóng góp của các tổ chức và cá nhân, góp phần cùng Nhà nước hỗ trợ người có công với Cách mạng có hoàn cảnh khó khăn đặt biệt có nơi ở cố định.”
Như vậy, bà nội của bạn là thân nhân của liệt sỹ và hoàn toàn có thể xin trợ cấp xây nhà bằng cách nộp hồ sơ lên ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú,tuỳ theo điều kiện và khả năng thì địa phương sẽ xem xét trường hợp cho bà của bạn.
Bạn có thể xin trợ cấp xây nhà ở cho bà nội của bạn theo trình tự, thủ tục được quy định tại Điều 7 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân như sau:
” 1. Đại diện thân nhân liệt sĩ có trách nhiệm lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trường hợp thân nhân là người có công nuôi liệt sĩ phải có đề nghị bằng văn bản của gia đình, họ tộc liệt sĩ, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
Trường hợp thân nhân là con dưới 18 tuổi phải có thêm bản sao giấy khai sinh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên đang đi học phải có thêm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục nơi đang theo học; nếu đang theo học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc giáo dục đại học thì phải có thêm bản sao Bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc giấy xác nhận của cơ sở giáo dục trung học phổ thông về thời điểm kết thúc học.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và biên bản của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn phải có thêm giấy xác nhận mức độ khuyết tật của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật và giấy xác nhận thu nhập (Mẫu TN) của Ủy ban nhân dân cấp xã và biên bản của Hội đồng y khoa cấp tỉnh.
Trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp hàng tháng thì người thờ cúng lập bản khai tình hình thân nhân kèm biên bản ủy quyền và bản sao Bằng “Tổ quốc ghi công” gửi Ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm:
a) Chứng nhận bản khai tình hình thân nhân liệt sĩ (bao gồm cả trường hợp thân nhân hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng);
b) Gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều này đến Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được giấy tờ, có trách nhiệm tổng hợp, lập danh sách, gửi các giấy tờ theo quy định tại Khoản 2 Điều này đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
4. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm ra quyết định cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ và trợ cấp hàng tháng hoặc quyết định trợ cấp một lần
Trường hợp thân nhân là con từ đủ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ hoặc bị khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi mà không có thu nhập hàng tháng hoặc có thu nhập hàng tháng nhưng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn thì Sở Lao động – Thương binh và Xã hội giới thiệu giám định tại Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh và căn cứ vào kết luận giám định để ra quyết định.”
3. Đối tượng được hưởng hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg
Tóm tắt câu hỏi:
Xin phép luật sư cho xin tư vẫn một nội dung như sau: Chúng tôi đang giải quyết việc một cá nhân là đối tượng chính sách đã làm đầy đủ hồ sơ để xin được hỗ trợ tiền xây nhà theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ, nhưng trong quá trình khi đang chờ giải ngân để làm nhà thì phát sinh tranh chấp trên mảnh đất mà đối tượng chính sách này được hỗ trợ tiền xây nhà. Ủy ban nhân dân xã đã giải quyết hòa giải nhưng không thành. Vậy xin hỏi Luật sư, đối tượng này có đủ điều kiện để được hỗ trợ tiền xây dựng nhà cho đối tượng chính sách không? Xin được tư vấn. Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Quyết định 22/2013/QĐ-TTg và Điều 3, Thông tư 09/2013/TT-BXD, đối tượng được hỗ trợ nhà ở khi đủ các điều kiện:
– Thứ nhất: Là người có tên trong danh sách người có công với cách mạng do Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quản lý tại thời điểm
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
+ Thân nhân liệt sỹ;
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có công giúp đỡ cách mạng.
– Thứ hai: Đang sinh sống và có đăng ký hộ khẩu thường trú trước ngày 15 tháng 6 năm 2013 (ngày Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành) tại nhà ở mà nhà ở đó có một trong các điều kiện sau:
+ Nhà ở bị hư hỏng nặng phải phá đi xây dựng lại nhà ở mới;
+ Nhà ở bị hư hỏng, dột nát cần phải sửa chữa phần khung – tường và thay mới mái nhà
Theo thông tin bạn cung cấp, tại địa phương có đang giải quyết việc một cá nhân là đối tượng đã làm danh sách hưởng chế độ hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTG, nhưng trong quá trình giờ giải ngân thì có tranh chấp trên mảnh đất mà đối tượng chính sách được hỗ trợ, đã hỏa giải nhưng không thành, tuy nhiên, bạn không nói rõ tranh chấp như thế nào và tranh chấp về vấn đề gì?Việc một cá nhân là đối tượng chính sách đã làm đầy đủ hồ sơ để xin được hỗ trợ tiền xây nhà theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Chính phủ, nhưng trong quá trình khi đang chờ giải ngân để làm nhà thì phát sinh tranh chấp trên mảnh đất, nếu không ảnh hưởng đến việc hưởng hỗ trợ và điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với người có công thì vẫn được hỗ trợ xây dựng nhà.
4. Quy định về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi xin hỏi luật sư câu hỏi như sau: Bố tôi năm nay 93 tuổi. Trước đây bố tôi có hoạt động kháng chiến tại địa phương xã Trung Sơn Trầm, Sơn Tây, Hà Nội từ trước năm 1954. Sau đó bố tôi còn tham gia kháng chiến chống Mỹ tại địa phương rồi chuyển công tác về làm việc tại Thị ủy Sơn Tây được 11 năm thì về nghỉ hưu tại địa phương cho đến nay. Trong quá trình tham gia công tác và giúp đỡ cách mạng gia đình tôi được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng nhất; Huân Chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. Ngoài ra bà nội tôi cũng được Đảng, Nhà nước, Chính Phủ tặng thưởng Huy chương kháng chiến hạng hai. Hiện nay nhà tôi đang ở dột nát, gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Vậy tôi xin hỏi luật sư và quý báo gia đình tôi có được hưởng chế độ, hỗ trợ để làm lại, xây dựng nhà mới không? Nếu được thì thủ tục xin cấp hỗ trợ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 22/2013/QĐ-TTg về đối tượng và điều kiện được hỗ trợ:
“Hộ gia đình được hỗ trợ theo quy định tại Quyết định này phải có đủ các điều kiện sau:
1. Là hộ gia đình có người có công với cách mạng đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận, bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Thân nhân liệt sỹ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
k) Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng.“
Để được hưởng chế độ hỗ trợ xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở thì bố bạn phải thuộc một trong những đối tượng trên và nhà ở hiện nay đang ở ở mức độ sau:
– Phải phá dỡ để xây mới nhà ở;
Luật sư tư vấn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở:1900.6568
– Phải sửa chữa khung, tường và thay mới mái nhà ở.
Nguyên tắc hỗ trợ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 09/2013/TT-BXD như sau:
“1. Nhà nước hỗ trợ trực tiếp cho hộ gia đình có một hoặc nhiều người có công với cách mạng có nhà ở bị hư hỏng, dột nát (kể cả các hộ đã được hỗ trợ theo các chính sách khác trước đây mà nay nhà ở đã bị hư hỏng, dột nát) để các hộ gia đình này xây dựng nhà ở mới hoặc sửa chữa nhà ở hiện có, bảo đảm nâng cao điều kiện nhà ở của người có công với cách mạng.
2. Việc hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tránh thất thoát, bảo đảm phân bổ công bằng và hợp lý các nguồn lực hỗ trợ.
3. Việc hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở được thực hiện theo phương châm Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích cộng đồng giúp đỡ, hộ gia đình tham gia đóng góp để xây dựng nhà ở bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng hộ gia đình; kết hợp, lồng ghép với các chương trình đầu tư, hỗ trợ khác của Trung ương và địa phương để phát huy hiệu quả chính sách.
…”
Nguyên tắc chung, đối với cá nhân, gia đình có công với cách mạng thì Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ chi phí để có thể giúp đỡ các đối tượng này xây mới hoặc cải tạo nhà ở, tùy thuộc vào nhu cầu của gia đình, cá nhân.
Nếu được hưởng chế độ hỗ trợ xây dựng nhà ở mới, sửa chữa nhà ở thì bố bạn cần làm hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
– Đơn xin hưởng chế độ hỗ trợ xây dựng nhà ở, sửa chữa nhà ở
– Giấy tờ làm căn cứ chứng minh là người có công với cách mạng
Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bố bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.