Chính sách hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi lợn sinh sản. Điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản.
Chính sách hỗ trợ đối với hộ chăn nuôi lợn sinh sản. Điều kiện đối với cơ sở chăn nuôi lợn sinh sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Tại vùng đất lâm nghiệp của gia đình hiện tại đang chồng sắn cao sản và thâm canh các loại cây ngắn ngày hiệu quả thấp, tôi muốn xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô 1200 lợn nái sinh sản. Vậy các bước tôi phải làm thế nào cho phù hợp với quy định của chính phủ và được hỗ trợ những gì?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Căn cứ Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định phân loại đất như sau:
“Điều 10. Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
d) Đất rừng phòng hộ;
đ) Đất rừng đặc dụng;
e) Đất nuôi trồng thủy sản;
g) Đất làm muối;
h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;
… ".
Theo thông tin bạn cung cấp, đất của bạn là đất lâm nghiệp trồng cây hàng năm ngắn ngày; nay muốn chuyển mục đích sử dụng đất để tiến hành chăn nuôi. Theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này không phải xin phép cơ quan có thẩm quyền.
Tuy nhiên, để tiến hành chăn nuôi thì bạn phải bảo đảm các điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 69 Luật Bảo vệ môi trường 2014 như sau:
“Điều 69. Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y phải thực hiện quy định về bảo vệ môi trường tại khoản 1 và khoản 2 Điều 78 của Luật này.
2. Phân bón, sản phẩm xử lý môi trường chăn nuôi đã hết hạn sử dụng; dụng cụ, bao bì đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y sau khi sử dụng phải được xử lý theo quy định về quản lý chất thải.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
3. Khu chăn nuôi tập trung phải có phương án bảo vệ môi trường và đáp ứng yêu cầu sau:
a) Bảo đảm vệ sinh môi trường đối với khu dân cư;
b) Thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo quy định về quản lý chất thải;
c) Chuồng, trại phải được vệ sinh định kỳ; bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh;
d) Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại và vệ sinh phòng bệnh.”
Theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 18/2015/NĐ-CP, đối với dự án xây dựng cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm có quy mô chuồng trại từ 1.000m2 trở lên đối với gia súc, gia cầm thì bạn phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Về chính sách hỗ trợ: Nếu bạn xây dựng trang trại chăn nuôi quy mô 1200 lợn nái sinh sản thì sẽ được hỗ trợ các chính sách theo Quyết định 50/2014/QĐ-TTg và các chính sách khác của địa phương nơi chăn nuôi (nếu có).
Nếu bạn chăn nuôi lợn theo hình thức trại nuôi lợn sinh học thì phải đáp ứng các điều kiện theo quy chuẩn QCVN 01 – 14: 2010/BNNPTNT Ban hành kèm Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT.