Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỷ 19 có xu hướng xâm lược và bành trướng, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển kinh tế, quân sự và chính trị của đất nước. Sau đây là bài viết về chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ 19, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ 19:
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỉ 19:
A. Hữu nghị và hợp tác
B. Thân thiện và hòa bình
C. Đối đầu và chiến tranh
D. Xâm lược và bành trướng.
Đáp án: D
Chính sách đối ngoại nhất quán của Nhật Bản cuối thế kỷ 19 có xu hướng xâm lược và bành trướng, được thúc đẩy mạnh mẽ bởi sự phát triển kinh tế, quân sự và chính trị của đất nước. Cuối thế kỷ 19, Nhật Bản đã trải qua một quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng, đặc biệt sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh Trung – Nhật (1894-1895). Sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng, hạ tầng đường sắt, hàng hải và thương nghiệp đã tạo ra một giai cấp tư bản mạnh mẽ, sở hữu và kiểm soát nhiều ngành kinh tế chủ chốt.
Những công ty như thương hiệu lớn Mitsubisi trở thành những đại gia doanh nghiệp chi phối nhiều lĩnh vực như ngân hàng, đường sắt, và hàng hải. Sự tập trung nguồn lực và quyền lực trong tay các công ty độc quyền đã tạo ra một tầng lớp tư sản mạnh mẽ, làm chủ và chi phối cả kinh tế và chính trị ở Nhật Bản. Với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng, Nhật Bản chuyển sang chiến lược đế quốc chủ nghĩa và thực hiện chuỗi cuộc chiến tranh xâm lược, bao gồm Chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905). Những chiến thắng này không chỉ mang lại hiệp ước có lợi về đất đai và tài chính mà còn giúp Nhật Bản kiểm soát và mở rộng lãnh thổ ở khu vực châu Á. Nhưng giữa sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế và quân sự, Nhật Bản vẫn duy trì những nét phái sinh từ chủ nghĩa phong kiến. Sự tồn tại của đặc quyền đất đai và sự ưu thế chính trị của tầng lớp quý tộc và võ sĩ Samurai làm cho chủ nghĩa đế quốc Nhật Bản mang đặc điểm chủ nghĩa đế quốc phong kiến quân phiệt.
2. Sự điều chỉnh trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản:
Sở hữu vị trí địa lý trên con đường hàng hải quốc tế từ Đông sang Tây cùng nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào và hệ thống eo biển, cảng biển đa dạng, thuận tiện cho giao thông vận tải, khai thác, vận chuyển hàng hóa, Đông Nam Á từ lâu đã trở thành khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng trên nhiều phương diện, như an ninh – quân sự, kinh tế – thương mại, đối ngoại – quốc phòng… Đông Nam Á đã sớm trở thành địa bàn tranh chấp, tăng cường ảnh hưởng, quyền lực và luôn giữ một vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của các nước lớn, trong đó có Nhật Bản. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã có những điều chỉnh rõ nét và toàn diện trong chính sách đối ngoại đối với khu vực Đông Nam Á nhằm tăng cường sự hiện diện, ảnh hưởng chính trị của Nhật Bản ở khu vực này, củng cố vị thế quốc tế của Nhật Bản trên cả phương diện chính trị và kinh tế.
Nhật Bản không chỉ có tiềm lực mạnh về kinh tế – tài chính, khoa học – công nghệ, mà còn có sức mạnh vượt trội về quốc phòng và vị thế quốc tế. Do đó, những điều chỉnh trong chiến lược phát triển và chính sách đối ngoại của Nhật Bản có tầm ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện thế giới nói chung và khu vực Đông Nam Á nói riêng. Những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản đối với khu vực Đông Nam Á được thể hiện một cách toàn diện, cơ bản trong các học thuyết đối ngoại lần lượt được công bố và thông qua trong các giai đoạn cầm quyền của các Thủ tướng Nhật Bản.
Về kinh tế, Nhật Bản đặc biệt chú trọng đến vấn đề hợp tác kinh tế và viện trợ phát triển chính thức (ODA), xác định đây là một trong những chính sách quan trọng trong chiến lược ngoại giao. Trên thực tế, trật tự an ninh và hòa bình, tinh thần hợp tác ổn định và phát triển mà Nhật Bản chủ trương thiết lập ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng dựa trên việc duy trì chính sách ngoại giao kinh tế, thông qua các khoản viện trợ kinh tế nhằm tạo lập một nền tảng kinh tế Đông Nam Á phụ thuộc vào kinh tế Nhật Bản. Các hoạt động kinh tế đối ngoại, viện trợ kinh tế của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á đã được tăng cường đáng kể. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nhật Bản đã sử dụng chính sách ngoại giao kinh tế – ngoại giao ODA một cách hiệu quả nhằm nỗ lực khẳng định vị trí, vai trò của Nhật Bản tại khu vực Đông Nam Á. Một số lượng vốn ODA lớn đã được đầu tư vào khu vực này dưới hình thức hợp tác kinh tế. Thông qua hoạt động ngoại giao kinh tế và ODA, Nhật Bản không những bảo vệ và thúc đẩy được lợi ích kinh tế của đất nước, mà còn tăng cường hợp tác, cạnh tranh trong quan hệ kinh tế, hỗ trợ nền kinh tế các quốc gia khu vực phát triển.
Về an ninh – chính trị, Nhật Bản trực tiếp đề cập và khẳng định mục tiêu hợp tác trong lĩnh vực an ninh – chính trị với các quốc gia Đông Nam Á. Trong Hiến chương ODA được soạn thảo vào năm 1992, Nhật Bản nhấn mạnh nguyên tắc hỗ trợ ODA nhằm đóng góp vào hòa bình và sự phát triển của cộng đồng quốc tế, nhờ đó bảo đảm an ninh và sự phồn vinh cho đất nước Nhật Bản. Đối với Đông Nam Á, chính sách đối ngoại của Nhật Bản luôn đề cao sự ổn định trong chính trị, bình đẳng trong hợp tác nhằm xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hòa bình và phát triển. Viện trợ kinh tế của Nhật Bản ngoài mục tiêu đạt được những lợi ích kinh tế còn tạo cơ sở, tiền đề cho việc xây dựng một cộng đồng nhân văn, hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng tại khu vực Đông Nam Á. Có thể nói, với những đóng góp thiết thực cho việc phục hồi, đổi mới, phát triển kinh tế, các khoản ODA của Nhật Bản đã trở thành cầu nối quan trọng gắn kết Nhật Bản với các nước Đông Nam Á, xây dựng một hình ảnh tích cực về Nhật Bản trong cộng đồng khu vực, giúp Nhật Bản mở rộng hợp tác kinh tế và tăng cường ảnh hưởng chính trị cũng như vị thế quốc tế tại khu vực.
3. Ý nghĩa trong chính sách Đông Nam Á của Nhật Bản:
Chính sách Đông Nam Á đã là một phần quan trọng trong tổng thể chính sách đối ngoại của Nhật Bản, dù lĩnh vực ưu tiên, trọng tâm hợp tác có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Trong bối cảnh tình hình quốc tế mới, Nhật Bản nỗ lực nâng cao vị thế của mình trong khu vực Đông Nam Á khi nơi đây ngày càng trở nên thiết yếu đối với lợi ích chiến lược về an ninh truyền thống và phi truyền thống của Nhật Bản. Nói cách khác, tăng cường quan hệ với Đông Nam Á phù hợp với lợi ích chiến lược của Nhật Bản.
Khu vực Đông Nam Á luôn nhận được sự quan tâm của Nhật Bản, đặc biệt sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và Việt Nam được xem là một trong những nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc hiện thực hóa chủ trương, chính sách của Nhật Bản đối với khu vực. Với phương châm “trở về châu Á”, hướng tới mục tiêu trở thành “cường quốc toàn diện”, Nhật Bản đã có sự điều chỉnh chính sách đối ngoại Đông Nam Á theo hướng độc lập, tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Đông Nam Á trên cơ sở coi trọng và đề cao hòa bình, an ninh khu vực, hợp tác bình đẳng và hỗ trợ nhau cùng phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ an ninh – chính trị, kinh tế – thương mại đến văn hóa – xã hội. Đó là cơ sở, nền tảng cho sự phát triển quan hệ đối tác chiến lược bình đẳng, toàn diện Nhật Bản – Đông Nam Á trong những giai đoạn tiếp theo.
THAM KHẢO THÊM: