Chính sách đầu tư nước ngoài là hệ thống các nội dung quốc gia xác định khi tham gia vào hoạt động đầu tư nước ngoài. Chính sách này có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh và phục vụ cho thúc đẩy kinh tế đất nước. Cùng tìm hiểu về chính sách đầu tư nước ngoài.
Mục lục bài viết
1. Chính sách đầu tư nước ngoài là gì?
Chính sách đầu tư nước ngoài là một chính sách trong hệ thống chính sách phát triển kinh tế. Được hoạch định cho hoạt động mang đến ý nghĩa quốc gia. Bao gồm một hệ thống các quan điểm, nguyên tắc, công cụ và phương pháp mà Nhà nước áp dụng để quản lí các hoạt động đầu tư quốc tế của quốc gia. Thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài. Nhằm đến những mục tiêu nhất định.
Chính sách đầu tư nước ngoài là chính sách về những khoản đầu tư trực tiếp vào kinh doanh, sản xuất ở một đất nước. Được thực hiện bởi một công ty hay một cá nhân ở một quốc gia khác. Việc đầu tư có thể thực hiện dưới hình thức mua lại hoặc mở rộng hoạt động của một công ty ở một quốc gia khác.
Đầu tư ra nước ngoài và thu hút đầu tư nước ngoài.
Đối với mỗi quốc gia, hai hoạt động đầu tư này luôn được quan tâm trú trọng như nhau. Có sự đầu tư sang các thi trường khác cũng như khai thác tối ưu các đầu tư phát triển kinh tế. Việc thu hút đầu tư nước ngoài và đầu tư ra nước ngoài có mối quan hệ mật thiết. Tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau trong hoạt động của một quốc gia.
Một nước đang phát triển sẽ có nhu cầu về vốn đầu tư nước ngoài vào trong nước cao ở giai đoạn đầu. Đó là giai đoạn họ nhận thấy các ứng dụng khoa học- công nghệ hay trình độ lao động chưa đáp ứng khai thác hết hiệu quả của hoạt động. Việc thu hút đầu tư nước ngoài giúp học hỏi kinh nghiệm. Thúc đẩy tăng trưởng nhanh kinh tế. Khi các doanh nghiệp trong nước đã tích luỹ đủ vốn thì họ sẽ có nhu cầu đầu tư ra nước ngoài. Các hoạt động đầu tư này vừa mang ý nghĩa hợp tác kinh tế cùng phát triển. Mặt khác tận dụng thuận lợi khai thác triệt để các lợi ích và gia tăng thu nhập.
2. Phân loại chính sách đầu tư nước ngoài:
Dựa vào các khía cạnh khác nhau, chính ách đầu tư nước ngoài được phân loại như sau:
2.1. Theo dòng chảy của vốn đầu tư. Chính sách đầu tư nước ngoài được phân thành:
– Chính sách thu hút đầu tư nước ngoài.
Chính sách này được thực hiện bằng các chính sách mở cửa thị trường. Tạo ra ưu đãi và môi trường kinh doanh hấp dẫn. Việc thu hút được tạo ra trên cơ sở những tiềm năng trong nước được tạo ra. Sự thể hiện thiện chí khi hợp tác và mong muốn hoạt động đầu tư nước ngoài. Các chính sách này được thực hiện khi quốc gia mở cửa thị trường. Việc thu hút đầu tư đem đến các đổi mới về mọi mặt một cách toàn diện cho quốc gia.
Có thể kể đến như thực hiện các dự án liên kết, hợp tác cùng phát triển trên thị trường quốc gia. Hoặc để họ thực hiện các hoạt động kinh doanh, khai thác điều kiện trong nước. Các yếu tố này giúp Chính phủ các nước giải quyết điều kiện trong lao động và việc làm. Người dân tiếp cận với nhiều thị trường khác nhau và nhu cầu được đáp ứng một cách đa dạng.
– Chính sách đầu tư ra nước ngoài.
Thực hiện các hoạt động. phương pháp đầu tư ra thị trường nước ngoài. Có thể thực hiện các dự án hợp tác với doanh nghiệp của họ hoặc thực hiện các dự án kinh doanh, đầu tư trên thị trường nước họ. Chính sách đầu tư có thể thực hiện thông qua việc mở các chi nhánh, mở rộng hoạt động của công ty tại quốc gia khác. Hoặc thực hiện các dự án mua lại công ty ở các quốc gia khác.
2.2. Theo tính chất, chính sách đầu tư nước ngoài được chia thành:
– Chính sách đầu tư tự do.
Chính sách đầu tư tự do thường thể hiện chính sách mở cửa tự do của các nước trong đầu tư có tính chất nước ngoài. Các điều kiện trong thủ tục, trình tự hay hạn chế đều được loại bỏ tối đa. Nó cũng được thể hiện giống như sự mong muốn thu hút vốn đầu nước ngoài. Thể hiện sự khuyến khích hoạt động đầu tư ra nước ngoài hoặc khuyến khích các hoạt động đầu tư của nước ngoài vào trong nước. Các chính sách này được thực hiện nhằm các mục đích cơ bản như mong muốn trong khai thác, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp trong nước, tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh và hội nhập. Tăng khả năng suất khẩu hàng hóa và dịch vụ, tiếp cận công nghệ hiện đại và nâng cao chuyên môn cho lực lượng lao động.
– Chính sách đầu tư hạn chế.
Các chính sách này được thực hiện đối với các ngành nghề nhất định của quốc gia. Nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh hay các tính chất khác. Hay đối với các ngành nghề liên quan đến pháp luật trong nước, mang tư cách pháp nhân (như sản xuất con dấu) … Các hạn chế này được quy định linh hoạt với các quốc gia khác nhau. Ngoài ra chính sách đầu tư hạn chế còn được thực hiện trong các giai đoạn khác nhau của đất nước. Khi muốn tạo lợi thế cho doanh nghiệp trong nước thống lĩnh thị trường trước khi cạnh tranh diễn ra. Nó chỉ được thực hiện như bước đệm để chuẩn bị cho sự xuất hiện vững mạnh hơn.
2.3. Theo nội dung, chính sách đầu tư nước ngoài được phân thành:
– Chính sách mặt hàng (xác định ngành và lĩnh vực đầu tư).
Thực hiện các chính sách đầu tư chủ đạo đối với các ngành nghề quốc gia có tiềm năng phát triển nhưng chưa đủ tiềm lực. Tiềm năng kể đến như tài nguyên thiên nhiên; thị trường tiêu thụ; nguồn lao động dồi dào nhưng không được đáp ứng bởi yếu tố việc làm. Tiềm lực bao gồm các vấn đề xung quanh trình độ lao động; các áp dụng tiến bộ của khoa học – kỹ thuật; ngân sách; máy móc hiện đại;…
– Chính sách thị trường (xác định đối tác và địa bàn đầu tư).
Các xác định này dựa trên các tương đồng trong văn hóa hay các mong muốn chung về lợi ích đạt được. Được thực hiện với các quốc gia khác hay tổ chức quốc tế. Chính sách mở cửa thị trường đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á là việc xác định trong đó: Các đối tác là 11 nước thành viên của khu vực; địa bàn đầu tư được xác định là thị trường thực hiện hoạt động đầu tư, kinh doanh của các quốc gia đó. Việc xác định này cũng đưa đến các lợi ích nhất định để các nước khai thác lợi ích triệt để. Các lợi ích và khuyến khích không được dành cho các quốc gia khác ngoài khu vực.
– Chính sách hỗ trợ đầu tư.
Như việc xác định hỗ trợ đầu tư đối với các dự án kinh tế trọng điểm. Có tác động lớn đến phát triển kinh tế, xã hội. Quy định cụ thể tại khoản 2 và khoản 6 Điều 20 Luật Đầu tư năm 2020. Có thể kể đến như các chính sách cụ thể trong hỗ trợ quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Đầu tư năm 2020 và khoản 6 Điều 20 Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Như:
Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong và ngoài hàng rào dự án đầu tư.
Hỗ trợ đào tạo, phát triển nguồn nhân lực;
Hỗ trợ tín dụng;
Hỗ trợ tiếp cận mặt bằng sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ cơ sở sản xuất, kinh doanh di dời theo quyết định của cơ quan nhà nước;
Hỗ trợ khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ;
Hỗ trợ phát triển thị trường, cung cấp thông tin;
Hỗ trợ nghiên cứu và phát triển.
3. Vai trò đầu tư nước ngoài:
– Khuyến khích hoặc hạn chế dòng vốn đầu tư
Đối với dòng vốn đầu tư vào trong nước hoặc dòng vốn đầu tư ra nước ngoài. Các chính sách được thực hiện chiến lược và cụ thể. Với các khoảng thời gian, tính chất ngành nghề khác nhau. Tùy theo các giai đoạn phát triển mà chính phủ xác định tầm nhìn đối với việc có khuyến khích thực hiện các hoạt động đầu tư vào trong nước hay không. Và hoạt động đầu tư ra nước ngoài đem đến các cơ hội và gặp các khó khăn như thế nào.
– Bảo vệ thị trường trong nước
trước sự phát triển mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài. Khi thị trường trong nước cần đáp ứng cho các nhà đầu tư trong nước. Đây là khoảng thời gian để doanh nghiệp trong nước phát triển, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiềm năng. Tìm kiếm chỗ đứng nhất định. Khi các doanh nghiệp lớn tham gia thị trường vừa tạo thuận lợi vừa là thách thức cho các nhà đầu tư trong nước.
– Điều chỉnh mối quan hệ giữa các loại hình đầu tư.
Bao gồm các hình thức đầu tư cụ thể, cũng như mối quan hệ giữa các ngành và các vùng lãnh thổ trong việc thu hút đầu tư nước ngoài. Các chính sách đưa ra mục tiêu và chiến lược trong phát triển chung các vùng kinh tế. Tập chung phát triển một số ngành nghề hay các vùng kinh tế nhất định. Do đó nó sẽ là căn cứ trong điều chỉnh các hoạt động đầu tư nước ngoài để đạt được đúng các mục tiêu mong muốn.
Như vậy chính sách đầu tư nước ngoài là quan trọng đối với các quốc gia khi muốn mở rộng thị trường kinh doanh. Các chính sách đúng đắn thực hiện giúp đưa đến sự phát triển bền vững và ổn định đối với tài chính doanh nghiệp và thúc đẩy hoạt động kinh tế đất nước.