Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản? Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta?
Ngành thủy sản là một trong những ngành đem lại giá trị và hiệu quả kinh tế cao, tạo ra công ăn việc làm cho người dân vùng biển và giúp cho việc khai thác các nguồn lợi cũng như bảo vệ vùng biển được tốt hơn, hiện nay nhà nước ta đã và đang đề ra nhiều chính sách khác nhau để phát triển hoạt động thủy sản. Vậy cụ thể hơn pháp luật quy định như thế nào về chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản. Hãy theo dõi ngay dưới đây để biết thêm chi tiết về nội dung này nhé.
Mục lục bài viết
1. Chính sách đầu tư của nhà nước đối với hoạt động thủy sản:
Ngành Thủy sản hiện nay là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam với quy mô ngày càng mở rộng. Thương hiệu thủy sản Việt Nam không chỉ được khẳng định trong nước mà còn được đón nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, việc định hướng chiến lược phát triển cho ngành theo từng giai đoạn trước những biến động của thị trường thế giới là điều thực sự cần thiết.
Theo đó, phát triển thủy sản còn góp phần quan trọng trong bảo đảm an ninh quốc phòng. Ngư dân hoạt động trên biển chính là những “công dân biển”, khẳng định chủ quyền biển, đảo phù hợp với luật pháp quốc tế, góp phần ngăn chặn và hạn chế tàu thuyền nước ngoài xâm phạm vùng biển Việt Nam.
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường.
Thu lợi từ nguồn thủy sản mang lại giá trị kinh tế cao, chính vì vậy mà trong quá trình đầu tư nhà nước ta phải có những chính sách phù hợp với sự phát triển của ngành thủy sản nói chung.
Theo quy định tại Điều 3
Theo đó, đối với các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão (bao gồm cầu cảng; kè bờ, kè chắn sóng, chắn cát; nạo vét luồng ra vào cảng, vùng nước neo đậu tàu; công trình neo buộc tàu; hệ thống phao tiêu, báo hiệu, đèn tín hiệu; hệ thống thông tin liên lạc chuyên dùng):
Thứ nhất, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng cảng cá loại I, khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.
Thứ hai, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư cho cảng cá loại II và khu neo đậu tránh trú bão cấp tỉnh tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% tổng mức đầu tư (kể cả giải phóng mặt bằng, các hạng mục hạ tầng thiết yếu và các hạng mục khác) đối với các tuyến đảo, bao gồm các dự án cảng cá (cảng loại I, loại II) và khu neo đậu tránh trú bão thuộc tuyến đảo.
Đối với các hạng mục hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản; vùng sản xuất giống tập trung bao gồm: Hệ thống cấp thoát nước đầu mối (ao, bể chứa, cống, kênh, đường ống cấp, tiêu nước, trạm bơm), đê bao, kè, đường giao thông, hệ thống điện, công trình xử lý nước thải chung; nâng cấp cơ sở hạ tầng các Trung tâm giống thủy sản quốc gia, Trung tâm giống thủy sản cấp vùng, cấp tỉnh; Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản, Trung tâm khảo nghiệm, kiểm định nuôi trồng thủy sản cấp Trung ương và cấp vùng:
Thứ nhất, ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng đối với các dự án do Bộ, ngành trung ương quản lý.
Thứ hai, ngân sách trung ương hỗ trợ đầu tư tối đa 90% đối với các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách và tỉnh Quảng Ngãi, tối đa 50% đối với địa phương có điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương đối với các dự án do địa phương quản lý.
Ngân sách trung ương đầu tư 100% kinh phí xây dựng hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung trên biển bao gồm hệ thống phao tiêu, đèn báo ranh giới khu vực nuôi, hệ thống neo lồng bè.
Tóm lại, đầu tư của Nhà nước là khoản đầu tư có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ phát triển ngành Thủy sản ở nước ta hiện nay. Để đầu tư hiệu quả thì đầu tư phải phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của ngành Thủy sản. Việc đầu tư phải gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội cụ thể và gắn với đặc thù của ngành Thủy sản để có thể phát huy được những thế mạnh sẵn có của ngành Thủy sản, tránh tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh của ngành Thủy sản sẽ tiết kiệm được nguồn vốn đầu tư, cũng như thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản.
2. Chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6. Chính sách ưu đãi thuế Nghị định 17/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định Số: 67/2014/NĐ-CP về một số chính sách phát triển thủy sản như sau:
1. Miễn thuế tài nguyên đối với hải sản tự nhiên khai thác.
2. Không thu lệ phí trước bạ đối với tàu, thuyền khai thác thủy, hải sản.
3. Miễn thuế môn bài đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.
4. Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sử dụng cho hoạt động nuôi trồng thủy, hải sản của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân.
5. Các trường hợp sau không chịu thuế giá trị gia tăng:
a) Sản phẩm thủy sản của tổ chức, cá nhân nuôi trồng, khai thác bán ra.
b) Bảo hiểm tàu, thuyền, trang thiết bị và các dụng cụ cần thiết khác phục vụ trực tiếp khai thác hải sản.
6. Chủ tàu khai thác hải sản được hoàn thuế giá trị gia tăng của tàu dùng để khai thác hải sản đối với tàu được đóng mới, nâng cấp có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
7. Miễn thuế thu nhập cá nhân đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp khai thác hải sản.
8. Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp đối với thu nhập từ hoạt động khai thác hải sản, thu nhập từ dịch vụ hậu cần phục vụ trực tiếp cho hoạt động khai thác hải sản xa bờ; thu nhập từ đóng mới, nâng cấp tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên để phục vụ hoạt động khai thác hải sản.
9. Miễn thuế nhập khẩu đối với máy móc, thiết bị, nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để đóng mới, nâng cấp tàu có tổng công suất máy chính từ 400CV trở lên.
Như vậy ta thấy rằng, pháp luật đã quy định chi tiết đối với việc ưu đãi thuế đối với hoạt động Thủy sản ở nước ta, Ưu đãi thuế là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách thuế của Việt Nam kể từ khi thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế đến nay. Các hình thức ưu đãi thuế ở Việt Nam khá đa dạng để thúc đẩy các ngành phát triển trong đó có ngành Thủy sản, bao gồm ưu đãi về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN), ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế TNDN, ưu đãi về giảm thuế thu nhập cá nhân (TNCN), về miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hay các hình thức ưu đãi qua áp dụng cơ chế khấu hao nhanh hay cơ chế trích lập Quỹ Khoa học và công nghệ tại DN…
Tuy nhiên, thực tiễn thực hiện các chính sách ưu đãi thuế về ngành thủy san ở Việt Nam thời gian qua cũng chỉ ra một số vấn đề cần phải sớm được nhận diện, nhất là khi xem xét một cách đầy đủ hiệu quả của các chính sách này trong mối tương quan với các chi phí gián tiếp và trực tiếp mà việc áp dụng ưu đãi gây ra. So với nhiều quốc gia trong khu vực, mức độ ưu đãi trong hệ thống chính sách thuế của Việt Nam là tương đối cao.
Cùng với đó, danh mục ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn được hưởng ưu đãi thuế cũng khá rộng. Thực tiễn này vô hình trung đã làm giảm vai trò “định hướng” của chính sách ưu đãi thuế trong việc thực hiện các mục tiêu về phát triển kinh tế – xã hội.
Tóm lại căn cứ dựa theo quy định này ta thấy rằng nhà nước ta tạo ra chính sách nói chung và chính sách ưu đãi phát triển ngành thủy sản nói riêng để tạo động lực cho ngành phát triển và cho bà con có thể có những thuận lợi trong ngành nghề. Để ngành thủy sản ngày càng tiến xa hơn từ chất lượng tới cả số lượng.