Các quy định pháp luật? Các thuật ngữ tiếng Anh? Phân tích chính sách của nhà nước? Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá? Tại sao lại phải bỏ thuốc lá?
Tác hại của thuốc lá được nhận biết trên nhiều lĩnh vực, nhiều tiêu chí đánh giá. Trong đó các tổn hại về sức khỏe, kinh tế được nhận biết rõ nhất. Tính nghiêm trọng của tác hại này khôn chỉ gây ra cho người hút, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, đến mọi người xung quanh. Trong trách nhiệm quản lý nhà nước, các chính sách được ban hành nhằm phòng, chống tác hại của thuốc lá. Nội dung các chính sách được chủ động triển khai trong nhiệm vụ của các cơ quan quản lý, trách nhiệm của nhân dân. Từ đó hướng con người đến môi trường sống không khói thuốc, đặc biệt là cai nghiện cho người nghiện thuốc.
Căn cứ pháp lý:
– Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012;
– Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có hiệu lực từ ngày 01/01/2019.
Mục lục bài viết
1. Các quy định pháp luật:
Nhà nước thấy được các nhiệm vụ cấp bách cần thực hiện trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Do đó, chính sách được ban hành và áp dụng rộng rãi trên phạm vi quốc gia. Trong luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012 có quy định:
Nội dung chính sách:
“Điều 4. Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá
1. Xã hội hóa các nguồn lực để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá.
2. Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá.
3. Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá, phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá.
4. Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá; nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá; hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá; người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá.
5. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề.
6. Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá.”
Nhận xét các quy định pháp luật:
Qua đó có thể thấy được nội dung chủ đạo cần thực hiện. Vừa ngăn chặn các tác hại trực tiếp, vừa tuyên dương, thúc đẩy mọi người tham gia phòng, chống tác hại của thuốc lá. Đặc biệt là siết chặt hoạt động sản xuất, thuế trong hoạt động quản lý nhà nước. Từ đó chủ động điều chỉnh, loại bỏ dần sự phổ biến của thuốc lá trong đời sống.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Chính sách của nhà nước tiếng Anh là State policy.
Phòng, chống tác hại của thuốc lá tiếng Anh là Prevention and control of harmful effects of tobacco.
3. Phân tích chính sách của nhà nước:
Chính sách của Nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định trong Điều 4 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012. Theo đó chính sách triển khai trên các phương diện sau:
Nhà nước chủ động quản lý, điều chỉnh sản xuất, tiêu thụ thuốc lá (khoản 1, 2, 3):
– Xã hội hóa các nguồn lực trong hoạt động quản lý, giám sát, tuyên truyền, vận động, xử lý vi phạm,… Qua đó để thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá. Lực lượng được xây dựng đông đảo cũng giúp việc kiểm soát, thực hiện phòng, chống tác hại của thuốc lá hiệu quả hơn.
– Áp dụng chính sách thuế phù hợp để giảm tỷ lệ sử dụng thuốc lá. Thuế tiêu thụ đặc biệt được xác định cho thuốc lá cũng như một số loại thuế khác. Nếu thuế càng cao, giá thành thuốc tăng cũng giảm số lượng người mua và sử dụng thuốc là thường xuyên.
– Hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc lá phải phù hợp với mục tiêu từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Cũng như phù hợp với việc giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Nhà nước có những chính sách tác động lên tiêu thụ, xuất nhập khẩu của các cơ sở này. Từ đó có thể hạn chế nguồn cung trên thực tế. Bởi việc giảm nguồn cung phải có lộ trình, thực hiện chậm và chắc.
Phổ biến tác hại của thuốc lá, tổ chức cai nghiện thuốc lá (khoản 4):
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia cung cấp dịch vụ tư vấn, cai nghiện thuốc lá. Các dịch vụ này được thúc đẩy cũng mang đến nhiều khẩu hiệu, tính tuyên truyền và thuyết phục cao hơn. Người hút thuốc có thể nhận thấy, tiếp nhận thông tin mọi lúc, mọi nơi. Cũng như nâng cao kiến thức, phản ánh thái độ gay gắt của mọi người xung quanh đối với người hút thuốc lá nơi công cộng.
– Nghiên cứu về tác hại của thuốc lá, các phương pháp cai nghiện thuốc lá. Nhằm nâng cao hiệu quả nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật. Hỗ trợ người nghiện thuốc lá có được phương pháp cai nghiện dễ dàng, hiệu quả.
– Nghiên cứu và sản xuất thuốc cai nghiện thuốc lá. Đây là nhu cầu tất yếu, cũng như mong muốn được sử dụng sản phẩm của người dân. ;
– Hợp tác, tài trợ cho phòng, chống tác hại của thuốc lá. Để các dự án, chương trình có thể phát triển mạnh, tác động hiệu quả trên thực tế;
– Người sử dụng thuốc lá tự nguyện cai nghiện thuốc lá. Phải nâng cao ý thức, giúp họ nhận thức và quyết tâm cai nghiện. Để đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
Khuyến khích sự chung tay từ cộng đồng:
– Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trồng cây thuốc lá, sản xuất thuốc lá, chế biến nguyên liệu thuốc lá chuyển đổi ngành, nghề. Để họ có được công việc phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế đất nước. Trong khi vẫn có nguồn thu nhập ổn định, được áp dụng kinh nghiệm trong ngành nghề mới.
– Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Để khuyến khích và thúc đẩy mọi người làm theo quy định và định hướng của hoạt động quản lý nhà nước.
4. Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá:
Nguyên tắc phòng, chống tác hại của thuốc lá được quy định trong Điều 3 của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012. Theo đó, cần đảm bảo thực hiện như sau:
– Tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá. Như thực hiện cai nghiện kết hợp, giúp người dân có mục tiêu quyết tâm cai nghiện. Kết hợp với biện pháp kiểm soát nhà nước để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Như thực chính sách thuế, chính sách đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc lá.
– Chú trọng biện pháp thông tin, giáo dục, truyền thông để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá. Đặc biệt là với người sử dụng thuốc lá và người thân của họ. Nhằm giảm dần tỷ lệ sử dụng thuốc lá và tác hại do thuốc lá gây ra. Từ đó điều tiết được nhu cầu, các tồn tại trong xã hội.
– Thực hiện việc phối hợp liên ngành, huy động xã hội và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tác hại của thuốc lá. Phải có sự chung tay phối hợp, phân công nhiệm vụ từ nhiều lực lượng. Đảm bảo số lượng và chất lượng của đội ngũ quản lý, thực hiện công tác nhà nước.
– Bảo đảm quyền của mọi người được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá và được thông tin đầy đủ về tác hại của thuốc lá. Những cá nhân khác trong tổ chức phải được bảo đảm quyền lợi, an toàn về sức khỏe và chất lượng môi trường sinh hoạt, làm việc.
5. Tại sao lại phải bỏ thuốc lá?
Khi hút thuốc bạn sẽ có cảm giác sảng khoái, tâm trạng vui vẻ, tăng khả năng chú ý, tăng hoạt động nhận thức và trí nhớ ngắn hạn,… Do đó mà nhiều người lạm dụng, dần dẫn đến nghiện thuốc lá. Tuy nhiên, các tác hại mà thuốc lá mang đến lại vô cùng nặng nề.
Trạng thái này do Nicotin có trong khói thuốc tác động lên hệ thần kinh tạo ra và nó chỉ có tác dụng trong một thời gian ngắn. Chính vì vậy, để luôn có được cảm giác này bạn sẽ phải hút thuốc thường xuyên. Cũng như mang đến trạng thái lệ thuộc, phụ thuộc vào thuốc lá trong phần lớn thời gian làm việc, sinh hoạt.
Là nguyên nhân trực tiếp gây ra nhiều bệnh nguy hiểm:
Trong khói thuốc còn khoảng 7000 chất hóa học khác nhau. Khi đó, người hút và hít phải khói thuốc sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp về sức khỏe. Đây là nguyên nhân trực tiếp gây các bệnh nguy hiểm như:
+ Các bệnh ở phổi, bệnh tim mạch,
+ Suy giảm khả năng sinh sản và đặc biệt là bệnh ung thư,
+ Trong đó chủ yếu là ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản,…
Đây là các căn bệnh dai dẳng, nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện sức khỏe.
Nghiêm trọng hơn, nếu người hút hoặc hít phải khói thuốc là phụ nữ đang mang thai thì sẽ có nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,… Thai trong bụng mẹ có thể không được phát triển bình thường, không được tổng hợp dinh dưỡng hiệu quả. Những tác hại này không xẩy ra ngay mà phải sau thời gian hàng chục năm và thường bắt đầu sau tuổi 40.
Theo nhiều nghiên cứu có đến trên 90% các trường hợp ung thư phổi là xảy ra trên những người hút thuốc.
Gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mọi người xung quanh:
Người mắc bệnh ung thư thường không thể ăn uống, sinh hoạt khoa học. Họ cũng khó chịu trong vấn đề đường thở, ngăn cản sức khỏe đủ điều kiện lao động bình thường. Dần dần có thể gây đến bệnh nặng hơn, tốn nhiều tiền thăm khám, chữa trị.
Đặc biệt là những người thân xung quanh bạn không trực tiếp hút, nhưng lại hít phải khói thuốc do bạn hút. Bởi vậy mà các nguy cơ mắc bệnh khi hít phải khói thuốc lá cũng sẽ có khả năng rất cao.
Các tổn thất, thiệt hại có thể xảy ra:
Cùng với việc đốt cháy cơ thể mình, hút thuốc cũng đốt của bạn không ít kinh phí. Đó có thể là tiền mua thuốc, để duy trì nhu cầu sử dụng. Và còn phải tiêu tốn nhiều hơn khi có bệnh trong người. Bạn phải khám, điều trị đối với các căn bệnh do thuốc lá gây ra.
Đó còn chưa kể đến nguy cơ cháy nổ, ô nhiễm môi trường sống. Nó có thể mang đến các rủi ro trên thực tế và thiệt hại về người và của. Nhất là bạn sẽ trở thành tấm gương mờ cho người thân của bạn về lối sống và nguy cơ mắc các tệ nạn khác,…
Nếu bạn là người sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình và cộng đồng hãy cho mình quyết tâm từ bỏ thuốc lá ngay hôm nay.