Chính sách của Nhà nước về lao động theo quy định của Bộ luật Lao động mới nhất năm 2019? Nguyên tắc của Bộ luật Lao động?
Nhà nước ta luôn luôn có những chính sách mở rộng, phù hợp về lao động theo
Dịch vụ Luật sư
1. Các chính sách của Nhà nước về lao động theo Bộ luật lao động
Chính sách của Nhà nước về lao động được quy định tại Điều 4
“Điều 4. Chính sách của Nhà nước về lao động
1. Bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
3. Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
4. Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; dạy nghề, đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động, ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
5. Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung cầu lao động.
6. Hướng dẫn người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ.
7. Bảo đảm nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.”
Qua điều luật ta thấy như sau:
Chính sách của Nhà nước về lao động thể hiện sự quan tâm toàn diện đến các vấn đề thuộc lĩnh vực lao động xã hội nhằm định hướng phát triển mối quan hệ lao động trên các phương diện cụ thể: bảo vệ toàn diện người lao động, bảo vệ quyền , lợi ích hợp pháp của người lao động; khuyến khích tạo và giải quyết việc làm, dạy nghề , phát triển thị trường lao động; bảo đảm các chính sách khác về lao động. Đây được coi như “ tuyên ngôn ” mang tính quyền lực nhằm bảo đảm cơ sở chính trị – pháp lý cho luật lao động và quan hệ lao động. Trong chính sách của Nhà nước về lao động có một số nội dung cần lưu ý sau đây để thực hiện đúng và hiệu quả:
1. Nhà nước bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng ” của người lao động; khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động; có chính sách để người lao động mua cổ phần, góp vốn phát triển sản xuất , kinh doanh. Như vậy, không chỉ những quyền và lợi ích hợp pháp ” mới được bảo đảm. Tính chính đảng ” thể hiện sự hợp lý của các quyền và lợi ích, ví dụ khi sản xuất kinh doanh phát triển, lợi nhuận tăng cao thì việc đòi hỏi tăng mức thù lao , tiền thưởng của người lao động được coi là lợi ích “ chính đáng ”, cần được xem xét bảo đảm. Luật lao động “ khuyến khích những thoả thuận bảo đảm cho người lao động có những điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động đồng nghĩa với việc bảo vệ các khuyến khích loại này, đồng thời không chấp nhận hoặc sẽ áp dụng các biện pháp loại trừ các thoả thuận gây bất lợi cho người lao động.
Sở dĩ có quy định nêu trên là vì mặc dù quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở thoả thuận, song vị thế của hai chủ thể là khác nhau, người lao động luôn ở vị trí yếm thế, bấp bênh về việc làm, tiền lương, người sử dụng lao động là người có quyền lực , có tài sản, nắm quyền quyết định số phận của người lao động. Điều đó dễ dẫn đến những thoả thuận mang tính cưỡng bức, tức là không hoàn toàn dựa trên ý chí tự nguyện, tự do , buộc người lao động phải chịu đựng thiệt thòi và các quyền , lợi ích chính đáng ( ví dụ thoả thuận về việc người lao động “ cam kết ” không sinh con trong vòng 5 năm từ khi được tuyển dụng ). Điều đó không chỉ hạn chế hoặc tước bỏ quyền và lợi ích liên quan đến lao động mà còn vi phạm quyền con người theo Hiến pháp , điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bộ luật quy định Nhà nước có chính sách để người lao động mua cổ phần , góp vốn phát triển sản xuất , kinh doanh “. Quy định này không hoàn toàn tạo cho người lao động từ vị trí người làm công dần vươn lên “ làm chủ ” nhưng có tác dụng tạo điều kiện để người lao động tham gia phát triển doanh nghiệp và đồng thời gắn bó hơn với doanh nghiệp. Như vậy sẽ dẫn đến việc “ lao – tư lưỡng lợi ” , góp phần phát triển quan hệ lao động hài hoà , quan hệ xã hội văn minh.
2. Bảo đảm sự phát triển của thị trường lao động. Việc bảo đảm phát triển thị trường lao động là yêu cầu quan trọng, bởi vì quan hệ lao động hiện nay là một bộ phận cấu thành, gắn chặt với sự vận hành và tình trạng diễn biến của thị trường lao động. Bản thân thị trường lao động và quan hệ lao động nói riêng là đối tượng quan tâm của quá trình và hoạt động quản lý nhà nước vì mục tiêu tăng trưởng và phát triển.
3. Nhà nước có trách nhiệm trong việc xác lập, duy trì, phát triển quan hệ lao động hài hòa, ổn định, hạn chế xung đột việc đề quan hệ lao động trong trạng thái xung đột sẽ gây nên những xung đột xã hội khác, thậm chí cả xmg đột trong gia đình, xung đột quốc tế. Do đó, việc thực hiện vai trò xây dựng, vận hành cơ chế giải quyết xung đột trong lao động và định công là vấn đề cần thực hiện trong cơ chế thị trường.
4. Bộ luật Lao động và Nhà nước phải bảo đảm thực hiện chính sách xã hội trong lao động, lấy môi trường lao động, quan hệ lao động, đơn vị sử dụng lao động làm địa chỉ và điều kiện thực hiện chính sách xã hội. Phải bảo đảm cho môi trường lao động xứng đáng là nơi diễn ra các hình thức sinh hoạt xã hội văn minh của con người, hạn chế và xóa bỏ tình trạng phân biệt, kỳ thị, xâm hại thể xác và tinh thần của con người. Bộ luật vì vậy xác định “ nguyên tắc bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ , lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên ”.
2. Nguyên tắc của Bộ luật Lao động
2.1. Nguyên tắc tự do lao động và tự do thuê mướn lao động
Bộ luật lao động hiện hành đã có nhiều quy định khuyến khích người lao động tự tạo việc làm và tạo điều kiện để họ tham gia quan hệ lao động. Tuỳ theo khối lượng việc làm và khả năng của mỗi cá nhân mà họ có thể trở thành người lao động hoặc người sử dụng lao động trong xã hội. Nếu tham gia quan hệ lao động , người lao động có quyền làm việc cho bất kì người sử dụng lao động nào, bất kì nơi nào mà pháp luật không cấm. Họ có quyền tự do lựa chọn việc làm theo khả năng và nguyện vọng của mình, có thể lựa chọn cách thức trực tiếp hoặc thông qua các cơ sở dịch vụ để tìm kiếm việc làm, có thể tự do lựa chọn nghề và nơi học nghề để tham gia quan hệ lao động … người lao động còn có quyền tham gia một hoặc nhiều hợp đồng với một hoặc nhiều người sử dụng lao động … theo quy định của pháp luật. Luật pháp không có những quy định để ưu đãi hơn hoặc phân biệt đối xử với người lao động trên cơ sở họ làm việc cho các thành phần kinh tế khác nhau.
2.2. Nguyên tắc bảo vệ người lao động
Có thể hiểu bảo vệ người lao động trong quan hệ lao động là ngăn chặn mọi sự xâm hại có thể xảy ra đối với họ khi tham gia quan hệ lao động. Với ý nghĩa đó, “ bảo vệ người lao động ” và “ đảm bảo các quyền cho người lao động ” là những vấn đề không đồng nhất. Bảo vệ người lao động là tư tưởng xuyên suốt hệ thống các quy phạm pháp luật lao động và quá trình điều chỉnh các quan hệ trong lĩnh vực lao động còn đảm bảo các quyền cho người lao động là sự đảm bảo nội dung quan hệ lao động của họ.
2.3. Nguyên tắc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là đảm bảo các quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho người sử dụng lao động được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại. Như vậy, có thể thấy nguyên tắc này có phạm vi hẹp hơn nhiều so với nguyên tắc bảo vệ người lao động. Điều đó do các bên có vị thế khác nhau trong quan hệ lao động nên luật lao động bảo vệ họ ở những mức độ khác nhau. Trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động có quyền quản lí nên không cần thiết phải bảo vệ họ ở tất cả các phương diện như đối với người lao động – người có nghĩa vụ phải tuân thủ.
2.4. Nguyên tắc đảm bảo và tôn trọng sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong lĩnh vực lao động
Thoả thuận hợp pháp của các bên là những thoả thuận hoàn toàn bình đẳng , tự nguyện, trên cơ sở tương quan lao động và điều kiện thực tế, không trái pháp luật và các giá trị xã hội … về quyền, nghĩa vụ, lợi ích, trách nhiệm của mỗi bên trong quá trình tham gia lao động và sử dụng lao động. Bộ luật lao động hiện hành phải thể hiện nguyên tắc này bởi đó là yêu cầu khách quan của nền kinh tế thị trường. Để hình thành thị trường sức lao động, luật lao động không thể xác định những quyền và nghĩa vụ cụ thể, chi tiết, có tính bắt buộc đối với các bên trong mọi quan hệ lao động.