Nhà nước luôn quan tâm đến việc bảo vệ và kiểm dịch thực vật. Bài viết dưới đây làm rõ các quy định về các chính sách của Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là kiểm dịch thực vật?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2018 quy định kiểm dịch thực vật được hiểu là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ.
2. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
Đối với hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật, Nhà nước có những chính sách như sau:
– Đầu tư để phát triển nguồn nhân lực.
– Thực hiện hoạt động xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất – kỹ thuật cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Tiến hành xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, dự báo và cảnh báo sinh vật gây hại.
– Có chính sách khuyến khích xây dựng khu công nghiệp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống thu gom, xử lý thuốc bảo vệ thực vật và bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
– Có những nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ hiện đại để tạo ra thuốc bảo vệ thực vật sinh học, thuốc bảo vệ thực vật ít độc hại, giống cây trồng chống chịu sinh vật gây hại và các biện pháp quản lý sinh vật gây hại theo hướng bền vững.
– Sản xuất sử dụng bao gói thuốc bảo vệ thực vật từ vật liệu dễ tái chế.
– Để nhằm thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật phải thực hiện chính sách đẩy mạnh hợp tác quốc tế, bảo đảm nguồn lực.
– Tập huấn, phổ biến sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả cho người sử dụng thuốc.
– Có chính sách khuyến khích công nhận và thừa nhận lẫn nhau trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Tiến hành chống dịch, ổn định đời sống và khôi phục sản xuất sau khi dịch hại xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại lớn.
– Thực hiện xây dựng những vùng không nhiễm sinh vật gây hại.
– Các loại hình tổ chức dịch vụ bảo vệ thực vật gắn với dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp theo hướng chuyên nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn thực hiện xây dựng và ngày càng đẩy mạnh phát triển.
3. Trách nhiệm của các cơ quan trong việc bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
3.1. Trách nhiệm của Chính phủ và các bộ:
– Thống nhất quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi cả nước.
– Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Tiến hành xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, kế hoạch về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Thực hiện ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; chỉ đạo phòng, chống dịch.
+ Tổ chức thực hiện công tác kiểm dịch thực vật như: phân tích nguy cơ dịch hại, kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, chuyển vào kho ngoại quan, xuất khẩu, tạm xuất, tái xuất, quá cảnh, kiểm dịch sau nhập khẩu, kiểm dịch nội địa và xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
+ Thực hiện công tác quản lý thuốc bảo vệ thực vật: đăng ký thuốc, khảo nghiệm, sản xuất, buôn bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, bảo quản, quảng cáo, bao gói, ghi nhãn, sử dụng, thu hồi, tiêu hủy, thu gom và xử lý thuốc, bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
+ Tổ chức thực hiện công tác phát hiện, dự báo, cảnh báo sinh vật gây hại thực vật.
+ Quy định nội dung hướng dẫn, tập huấn về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
+ Quản lý và hướng dẫn việc cấp, cấp lại, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép, giấy chứng nhận trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Thực hiện cấp Giấy chứng nhận hành nghề xử lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
+ Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Thống kê về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
+ Hợp tác quốc tế về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Tổ chức điều tra cơ bản, nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
+ Đề xuất việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Trách nhiệm của Bộ y tế: quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố mất an toàn thực phẩm do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông sản thực phẩm.
– Trách nhiệm của Bộ Công thương:
+ Đối với thuốc bảo vệ thực vật, thực vật thuộc diện kiểm dịch thực vật phải có biện pháp phòng chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
+ Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong việc quản lý sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Trách nhiệm của Bộ Khoa học và Công nghệ: xây dựng, quyết định việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Chủ trì hướng dẫn tiêu hủy thuốc, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
+ Ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định về bảo tồn đa dạng sinh học liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và quản lý thuốc bảo vệ thực vật.
+ Phối hợp hướng dẫn thu gom bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng.
– Trách nhiệm của Bộ tài chính: hoàn tất thủ tục hải quan, sự phối hợp của cơ quan hải quan với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong việc thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
– Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: hoàn thiện các quy định về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong trường hợp bảo đảm quốc phòng và an ninh.
3.2. Trách nhiệm của các Ủy ban nhân dân các cấp:
– Tiến hành ban hành các ban hành văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật trong phạm vi thẩm quyền của mình.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện vùng không nhiễm sinh vật gây hại trên địa bàn.
– Thống kê, đánh giá thiệt hại do dịch gây ra trên địa bàn.
– Thực hiện chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, khôi phục sản xuất.
– Khi xảy ra dịch hại thực vật thực hiện chỉ đạo, tổ chức chống dịch, thực hiện các biện pháp bảo vệ sản xuất.
– Đối với các công tác bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phải tổ chức bồi dưỡng, tập huấn.
– Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức thu gom, xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng tại địa phương quản lý.
– Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật theo thẩm quyền.
– Để nhằm thực hiện phòng, chống sinh vật gây hại thực vật phải có quyết định phân bổ, quản lý, sử dụng kinh phí, huy động nguồn lực của địa phương theo quy định.
– Để nhằm bảo vệ sản xuất; hướng dẫn người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả phải có trách nhiệm phối hợp với cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật trên địa bàn.
– Thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục, phổ biến các chính sách pháp luật và nâng cao ý thức người dân trong việc chấp hành pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
– Thực hiện kiểm tra, quản lý hoạt động dịch vụ bảo vệ thực vật, buôn bán, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại địa phương.
4. Những hành vi cấm trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật:
– Không áp dụng những biện pháp chống dịch.
– Cố ý áp dụng không đúng những biện pháp chống dịch.
– Thực hiện nhập khẩu, sản xuất, vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thực vật bị nhiễm sinh vật gây hại.
– Cố ý sử dụng các biện pháp bảo vệ và kiểm dịch không đúng với quy định.
– Thực hiện nhân nuôi sinh vật gây hại.
– Thực hiện nhập khẩu các sinh vật gây hại hay đưa đất gây hại vào Việt Nam.
– Sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
– Có hành vi phát tán sinh vật gây hại.
– Thực hiện quảng cáo những thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm sử dụng tại Việt Nam.
– Thực hiện quảng cáo sai nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 35/VBHN-VPQH 2018 Luật bảo vệ và kiểm dịch thực vật.