An toàn vệ sinh lao động là gì? Chính sách về an toàn vệ sinh lao động?
Để bảo vệ quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động thì Việt Nam đã đưa ra bộ Luật về an toàn vệ sinh lao động. Bộ luật này đã đưa ra những quy định việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động; các chính sách, chế độ đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đồng thời cũng đề cập đến trách nhiệm của cơ quan, cá nhân liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. An toàn vệ sinh lao động là gì?
An toàn lao động là giải pháp với mục đích để phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.
Vệ sinh lao động là giải pháp được đưa ra nhằm phòng, chống tác động của yếu tố có hại gây bệnh tật, làm suy giảm sức khỏe cho con người trong quá trình lao động.
An toàn vệ sinh lao động chính là giải pháp giúp hạn chế người lao động phải chịu các thương tổn, sức khỏe gây ra bởi các yếu tố nguy hiểm xung quanh khi làm việc.
2. Chính sách của Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động
Trong việc thực hiện các vấn đề về an toàn lao động và vệ sinh lao động, nhà nước có những chính sách nhằm hỗ trợ cũng như bảo vệ quyền lợi của người lao động như sau:
“1. Tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động, người lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động; khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, hiện đại và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường trong quá trình lao động.
2. Đầu tư nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về an toàn, vệ sinh lao động; hỗ trợ xây dựng phòng thí nghiệm, thử nghiệm đạt chuẩn quốc gia phục vụ an toàn, vệ sinh lao động.
3. Hỗ trợ phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các ngành, lĩnh vực có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; khuyến khích các tổ chức xây dựng, công bố hoặc sử dụng tiêu chuẩn kỹ thuật tiên tiến, hiện đại về an toàn, vệ sinh lao động trong quá trình lao động.
4. Hỗ trợ huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc không theo
5. Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện; xây dựng cơ chế đóng, hưởng linh hoạt nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro cho người lao động.”
Theo đó, để cải thiện các vấn đề rủi ro trong an toàn vệ sinh lao động thì người lao động khi làm việc trong môi trường độc hại, tiếp xúc với hóa chất thì người lao động cần được bảo vệ bằng các biện pháp an toàn lao động như: đeo khẩu trang, găng tay, ủng, giày, kính mũ, nút tai, yếm da, dây an toàn, mặt nạ phòng độc, mặt nạ có bình oxy, quần áo amiăng, quần áo chống a xít, chống phóng xạ…v… để tránh những hậu quả gây ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của người lao động
Để hạn những rủi ro trong lao động, trong môi trường lao động thì người sử dụng lao động cần phải thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc sử dụng các trang bị phòng hộ cá nhân của người lao động và quan trắc môi trường lao động hàng năm thì mới đảm bảo việc chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn vệ sinh lao động.
Để bảo vệ quyền lợi của người lao động thì người quản lý lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động bình thường ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại ít nhất 6 tháng một lần
2.1 Quy định về huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động là hoạt động dành cho người quản lý an toàn vệ sinh lao động, người lao động trực tiếp tham gia buổi huấn luyện nâng cao nhận thức nhận biết yếu tố nguy hiểm và đưa ra các biện pháp giúp người lao động hạn chế tối đa các tai nạn lao động cũng như mắc phải các bệnh nghề nghiệp
Đối tượng phải tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động gồm:
– Người lao động đang làm việc theo
– Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
– Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.
– Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
– Người sử dụng lao động.
– Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.
Theo đó, Việc huấn luyện an tòa vệ sinh thì người quản lý phải có trách nhiệm phụ trách an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động, người làm công tác y tế, an toàn, vệ sinh viên trong cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tham dự khóa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động và được tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cấp giấy chứng nhận sau khi kiểm tra, sát hạch đạt yêu cầu.
Trường hợp người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì phải được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động và được cấp thẻ an toàn. Nhà nước sẽ hỗ trợ học phí cho người lao động khi tham gia khóa huấn luyện. Mức, đối tượng và thời gian hỗ trợ do Chính phủ quy định chi tiết tùy theo điều kiện phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ.
Việc huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động phải phù hợp với đặc điểm, tính chất của từng ngành nghề, vị trí công việc, quy mô lao động và không gây khó khăn đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
2.2 Những biện pháp đảm bảo an toàn lao động
Để công tác an toàn lao động, phòng tránh các tai nạn lao động được thực hiện tốt thì cần nghiêm chỉnh thực hành các vấn đề sau:
Thứ nhất, phải nghiêm ngặt trong quá trình quản lý và giám sát an toàn lao động: việc quản lý phải tiến hành thường xuyên, nhiều cấp ngành tham gia và được quần chúng hưởng ứng.
– Có kế hoạch dự báo nguy cơ tai nạn lao động kịp thời để có các biện pháp phòng bị hữu hiệu
– Lắp đặt các biển bảo ở những nơi có nguy cơ tai nạn lao động nguy hiểm để người lao động luôn có ý thức nâng cao cảnh giác để tự phòng tránh tai nạn lao động.
Thứ hai, tiến hành tổ chức, giáo dục an toàn và phòng tránh tai nạn thường xuyên và đầy đủ để người sử dụng lao động và người lao động nhận thấy được việc cần làm để bảo vệ người lao động tốt hơn.
Thứ ba, đặt ra những yêu cầu về an toàn và vệ sinh lao động
– Đối với việc xây dựng, mở rộng hoặc cải tạo các công trình, các cơ sở để sản xuất, sử dụng, bảo quản lưu giữ các loại máy, thiết bị, vật tư thì cần phải có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập luận chứng về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Trong luận chứng phải có những nội dung chính sau đây:
+ Địa điểm, quy mô, khoảng cách từ công trình, cơ sở đến khu dân cư và các công trình khác.
+ Đề cập đến các yếu tố nguy hiểm, có hại, những sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động, các biện pháp phòng ngừa, xử lý.
+ Nội dung luận chứng phải được các cơ quan Thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động phối hợp với các cơ quan hữu quan chấp thuận.
– Khi thực hiện phải cụ thể hóa các yêu cầu, nội dung, biện pháp bảo đảm an toàn và vệ sinh lao động theo luận chứng đã duyệt.
– Tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động và vệ sinh lao động là tiêu chuẩn, quy phạm bắt buộc phải thực hiện. Từ các căn cứ tiêu chuẩn, quy phạm an toàn lao động, vệ sinh lao động của Nhà nước, của ngành ban hành, người sử dụng lao động phải xây dựng quy trình bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động cho từng loại máy thiết bị vật tư và nội quy an toàn, vệ sinh nơi làm việc.
– Việc nhập khẩu các loại máy thiết bị, vật tư, các chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động phải được Bộ Thương mại cho phép sau khi trao đổi và được sự nhất trí của cơ quan thanh tra Nhà nước về an toàn lao động hoặc vệ sinh lao động.
– Nơi làm việc có nhiều yếu tố độc hại theo Điều 97của
+ Tiến hành kiểm tra đo lường các yếu tố độc hại ít nhất mỗi năm một lần.
+ Khi thấy có hiện tượng bất thường thì phải kiểm tra và phải có biện pháp xử lý ngay.
+ Lập hồ sơ lưu giữ và theo dõi đúng quy định.
– Nơi làm việc có yếu tố nguy hiểm độc hại dễ gây tai nạn lao động theo Điều 100 của
+ Phải có đủ trang bị phương tiện kỹ thuật, y tế thích hợp như: thuốc, bông băng, băng ca, mặt nạ phòng độc, xe cấp cứu.
+ Có phương án dự phòng xử lý các sự cố có thể xẩy ra.
+ Phải tổ chức đội cấp cứu.
+ Đội cấp cứu và người lao động phải được thường xuyên luyện tập.
Đối với các đơn vị nhỏ, người sử dụng lao động tự tổ chức hoặc trên kết với các tổ chức cấp cứu của địa phương để giải quyết các sự cố khẩn
cấp, nhưng vẫn phải sơ cứu tại chỗ.
– Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại phải được trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân đúng quy cách và chất lượng theo tiêu chuẩn, danh mục do Bộ Lao động – Thương binh xã hội quy định.
– Việc khám định kỳ sức khỏe, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động theo Điều 102 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
+ Phải khám sức khỏe cho người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, ít nhất một lần trong một năm, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại thì 6 tháng một lần. Việc khám sức khỏe phải do các đơn vị y tế Nhà nước thực hiện.
+ Trước khi nhận việc, người lao động, kể cả người học nghề, tập nghề, phải được hướng dẫn, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau đó căn cứ vào công việc của từng người đảm nhiệm mà huấn luyện, hướng dẫn các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh phù hợp và phải được kiểm tra thực hành chặt chẽ.
Nghiêm cấm việc sử dụng người lao động chưa được huấn luyện và chưa được cấp thẻ an toàn làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.