Chính sách công là sản phẩm của công cụ quản lý xã hội được nhà nước thực hiện. Hướng đến xây dựng, thực hiện các định hướng cụ thể trong hoạt động thúc đẩy kinh tế - xã hội. Các chính sách công đều có điểm chung trong định hướng nâng cao chất lượng xã hội.
Mục lục bài viết
1. Chính sách công là gì?
Nhà nước được hình thành để quản lý xã hội và sử dụng pháp luật làm công cụ quản lý. Do đó, để thực hiện chức năng quản lý xã hội của mình thì nhà nước cần xây dựng những chính sách hữu hiệu. Và chính sách công được coi là một trong số các công cụ đó. Mang đến các chính sách chung trong hoạt động quản lý, xây dựng đất nước.
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào đưa ra khái niệm về chính sách công. Qua đó cũng chưa thấy được tất cả các ý nghĩa, bản chất sử dụng chính sách công. Tuy nhiên từ thực tế có thể hiểu:
+ Chính sách công là chính sách của nhà nước đối với khu vực công cộng. Được thể hiện trong từng nhu cầu và định hướng cụ thể. dựa trên các điều kiện và sự kiện thực tế, các chính sách công ra đời và bắt buộc thực hiện chung. Phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại.
+ Đồng thời phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cách xử sự của đảng chính trị. Phục vụ cho mục đích của đảng, lợi ích và nhu cầu của nhân dân. Trước tiên mang đến sức mạnh của giai cấp lãnh đạo. Sau là đảm bảo các điều kiện và nhu cầu của người dân trong nền kinh tế. Cũng như hướng đến sự ổn định trong xã hội, thúc đẩy cơ chế lãnh đạo của nhà nước.
Như vậy:
Chính sách công thể hiện ý chí chính trị của đảng cầm quyền. Được thể hiện cụ thể là các quyết sách, quyết định chính trị của nhà nước phản ánh dưới dạng chính sách thực hiện. Hướng đến tiếp cận và tác động thực tiễn nên các điều kiện kinh tế, xã hội. Các quyết định này nhằm duy trì tình trạng xã hội hoặc giải quyết các vấn để xã hội, đáp ứng nhu cầu của người dân.
2. Chính sách công tiếng Anh là gì?
Chính sách công tiếng Anh là Pubic policy.
3. Đặc điểm của chính sách công:
– Chủ thể ban hành chính sách công là Nhà nước:
Chính sách công là một công cụ hữu hiệu để Nhà nước dùng để quản lý xã hội. Bên cạnh các công cụ khác được xây dựng, mang đến nội dung công việc, nhiệm vụ cho các nhóm đối tượng khác nhau. Do đó, chính sách công cũng được các quan có thẩm quyền của Nhà nước xây dựng và ban hành. Được xác định trên cơ sở cần thiết, tất yếu để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Cũng như tác động vào các điều kiện kinh tế, xã hội đang có.
Các cơ quan ban hành chính sách công bao gồm: Quốc hội, Chính Phủ, các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Chính quyền địa phương các cấp,… Đây là các cơ quan tham gia vào bộ máy lãnh đạo, ban hành chính sách trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Các chính sách được nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện trên thực tế nhằm phát triển kinh tế, duy trì sự ổn định của xã hội. Vừa ràng buộc nhà nước trong quyền lợi, nhu cầu của nhân dân. Vừa mang đến sức mạnh của nhà nước ràng buộc các thành phần kinh tế.
– Chính sách công có nhiều quyết định liên quan lẫn nhau:
Chính sách công là một chuỗi các quyết định, có nội dung thống nhất. Nhằm mục đích cuối cùng là giải quyết một vấn đề chính sách, do một hay nhiều cấp khác nhau trong bộ máy nhà nước ban hành trong một thời gian dài. Qua đó tác động, phản ánh đúng điều kiện hiện tại cũng như nhu cầu thay đổi trong tương lai. Đây là các chính sách cụ thể hóa trong nhiệm vụ, nhu cầu của nhà nước.
Một chính sách công được ban hành có thể chế hóa thành nhiều văn bản pháp luật nhằm tổ chức thực hiện chính sách công trên thực tế. Khi chính sách đó liên quan đến các nhu cầu, tác động lên nhiều đối tượng và tính chất nhiệm vụ.
– Chính sách công tập trung giải quyết một vấn đề trong xã hội:
Chính sách công thường là các kế hoạch, dự định, chiến lược tổng quát về chương trình hành động. Được xác định trong lĩnh vực cụ thể, hướng đến các nhu cầu, mục đích đề ra. Bao gồm một hoặc nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, chính sách công sẽ tập trung giải quyết một hoặc một số vấn đề. Đương nhiên xác định các giải pháp, công việc cho các đối tượng khác nhau.
– Chính sách công có mục đích là nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng hoặc của quốc gia:
Chính sách công là một công cụ quản lý xã hội, do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Các cơ quan nhà nước trong thẩm quyền của mình thực hiện và quản lý quá trình áp dụng chính sách. Chính sách công có mục đích để điều tiết xã hội vì mục đích chung là sự phát triển của cộng đồng. Tính chất “công” mang đến tiềm năng, lợi ích cho xã hội.
4. Phân loại chính sách công:
4.1. Phân loại theo chủ thể ban hành chính sách:
Nếu xét theo chủ thể ban hành chính sách, chính sách công được chia thành hai loại:
+ Chính sách quốc gia (áp dụng cho toàn bộ đất nước).
+ Chính sách địa phương (áp dụng cho cấp tỉnh, cấp huyện, và cấp xã).
Qua đó xác định cho phạm vi tác động và thực hiện của chính sách. Cũng như giải quyết vấn đề và thực tế tồn tại ở các địa phương cụ thể.
Chính quyền trung ương quyết định các chính sách quốc gia cơ bản về đối nội, đối ngoại, về phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng an ninh. Thực hiện trên phạm vi rộng nhất là trong cả nước. Qua đó mang đến cơ sở và định hướng chung cho các nhu cầu thực tế của cả nước.
Chính quyền địa phương cũng có quyền quyết định những chính sách thuộc thẩm quyền của mình. Đảm bảo trong nhu cầu, mục tiêu và quyền hạn được trao. Để phát huy tiềm năng của địa phương và giải quyết các vấn đề kinh tế – văn hoá – xã hội khác có tính đặc thù của địa phương. Từ đó đóng góp và tác động hiệu quả lên các định hướng chung của cả nước.
Chính sách quốc gia luôn là tiêu điểm chủ yếu và quan trọng nhất trong lĩnh vực nghiên cứu chính sách. Đây là nền tảng xây dựng mục tiêu, lý tưởng cũng như triển khai thực hiện trên thực tế. Các kết quả và phương pháp nghiên cứu chính sách quốc gia có thể áp dụng cho nghiên cứu phân tích chính sách địa phương. Từ đó cộng hưởng mang đến hiệu quả, tác động đồng đều trong cả nước.
4.2. Phân loại theo chức năng của chính sách:
Theo chức năng, có thể xác định ba loại chính sách công sau đây:
+ Chính sách phân phối.
Là những chính sách của nhà nước nhằm phân bổ nguồn tài nguyên quốc gia cho các đối tượng cụ thể trong xã hội. Qua đó xác định các tiềm năng, điều kiện cụ thể dành cho các ngành, các lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, đó là những chính sách giáo dục, y tế, đầu tư cơ sở hạ tầng,… Mỗi ngành lại có một đặc thù cần đến phân phối để có được hiệu quả.
+ Chính sách phân phối lại:
Là những chính sách điều chỉnh cho cân đối trong các tiềm năng được nhà nước trao trước đó. Hướng tới giảm bớt sự chênh lệch về thu nhập, khả năng tiếp cận các dịch vụ giữa các tầng lớp dân cư. Cũng như hướng đến sự đồng đều trong khả năng tiếp cận quyền, lợi ích. Nhằm thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, bất công trong xã hội. Mang đến sự đồng đều, phát triển giữa các vùng khác nhau trong cả nước.
Các chính sách này thường hướng vào việc phân bổ lại các dịch vụ. Như nhà ở, thu nhập, tài sản, quyền lợi công dân giữa các bộ phận nhân dân với nhau.
+ Chính sách điều tiết:
Là những chính sách hướng tới hạn chế sự phát triển của bộ phận này, hoặc tạo điều kiện cho sự phát triển của bộ phận khác. Qua đó thực hiện chủ động các điều chỉnh trong định hướng, nhu cầu của nhà nước. Trong tính chất quản lý, nhà nước phải xác định được ngành nghề, lĩnh vực, hoạt động nào cần đạt ở mức độ nào.
Chính sách điều tiết giống với chính sách phân phối, song mục tiêu của nó là nhằm tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi trong xã hội có cơ hội vươn lên. Khi các nhóm đó nằm trong định hướng phát triển trong nhu cầu của nhà nước. Bởi nó có thể mang đến các tiềm năng và lợi thế nhất định trong nền kinh tế, xã hội.
Đó có thể là những chính sách điều tiết sự phát triển của nền kinh tế, hoạt động của doanh nghiệp, giao thông, phân phối. Nhưng đó cũng có thể là chính sách hỗ trợ người nghèo, chính sách chống độc quyền,…
5. Ví dụ về chính sách công:
Các chính sách công do Nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện. Do đó về bản chất được cụ thể hóa qua các văn bản quy phạm pháp luật. Khi nhìn vào một chính sách công, có các đặc trưng thể hiện trong giá trị pháp lý. Cũng như việc thực hiện đảm bảo các yêu cầu và định hướng của nhà nước.
Các chính sách này giúp nhà nước thực hiện các chức năng điều tiết và phát triển kinh tế xã hội. Đảm bảo trong hiệu quả quản lý, định hướng xã hội phát triển của nhà nước. Ví dụ về chính sách cụ thể như sau:
+ Chính sách xây dựng vùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất.
+ Chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất,…
+ Chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp trong bối cảnh dịch Covid-19 hoành hành.
+ Chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường,…
Các chính sách được thực hiện gắn với điều kiện bối cảnh cụ thể. Cũng như hướng đến các chủ trương, định hướng của nhà nước. Đặc biệt là đảm bảo cho các quyền và lợi ích của nhân dân.