Một số khái niệm về hoạt động khám xét? Mục đích của khám xét là? Tiến hành khám xét? Kết thúc khám xét? Phân tích về chiến thuật khám xét người ?
Đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết một vụ án hình sự chính là chứng cứ. Để thu thập được chứng cứ các cơ quan như Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những người biết và tham gia vụ án để hỏi và nghe họ trình bày khai báo về những vấn đề có liên quan gián tiếp hoặc trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Các hoạt động này đều cần có chiến thuật để nhằm thu thập chứng cứ một cách nhanh chóng hiệu quả chính xác và đầy đủ nhất.
Căn cứ pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Một số khái niệm về hoạt động khám xét:
Khám xét là biện pháp điều tra được tiến hành bằng cách tìm tòi, lục soát cưỡng chế người, địa điểm, thư tín, điện tín, chỗ ở, bưu kiện, bưu phẩm nhằm phát hiện, thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội; đồ vật, tài sản do phạm tội mà có, đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án hoặc phát hiện xác chết hay người đang bị truy nã, người bị bắt cóc.
Luật tố tụng hình sự quy định Điều 140: Căn cứ khám người, chỗ ở, chỗ làm việc, địa điểm, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm thì hoạt động khám xét có thể hiểu bản chất của khám xét chính là sự tìm tòi, lục soát cưỡng chế của cơ quan điều tra trên những đối tượng.
2. Mục đích của khám xét:
– Một, phát hiện, thu thập những tài liệu, chứng cứ có ý nghĩa đối với công tác điều tra
– Hai, phát hiện, thu giữ những đồ vật, tài sản phục vụ cho việc bồi thường thiệt hại hoặc những đồ vật , tài liệu thuộc loại cấm tàng trữ, lưu hành
– Ba, phát hiện bọn tội phạm đang có lệnh truy nã, xác chết hoặc người bị bắt cóc
3. Tiến hành khám xét:
Cần lập kế hoạch kiểm tra và trình tự kiểm tra chiến thuật kế hoạch khám xét từ đầu. Việc tiếp cận đối tượng khám xét của các lực lượng phải nhanh chóng, phối hợp nhịp nhàng, đảm bảo các yếu tố bí mật, bất ngờ, theo đúng kế hoạch đã vạch sẵn.
Khi đến địa điểm cần khám xét, lực lượng tiến hành phải nhanh chóng bước vào và triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn cuộc khám xét, tiến hành các thủ tục tố tụng cần thiết. Nếu chống cự cũng phải chế ngự nhanh chóng trường hợp người ở chỗ ở đó không có ở nhà mà không thể dừng việc khám xét do nhiều lí do thì có thể phá cửa để vào.
Sau khi đã đột nhập vào, điều tra viên cần xác định chính xác đối tượng cần khám xét. Tiếp đó cần giới thiệu thành phần lực lượng khám xét và đọc lệnh khám xét. Đọc xong phải đưa cho đương sự xem lệnh khám xét và giải thích quyền và nghĩa vụ của đương sự. Trước khi khám xét, yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án nếu đương sự từ chối thì chỉ cần thực hiện như theo kế hoạch đã vạch sẵn trước đó.
4. Kết thúc khám xét :
Theo như quy định tại các Điều 95, 148 BLTTHS thì biên bản khám xét, thu giữ, tạm giữ đồ vật, tài liệu, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm là một văn bản tố tụng, phản ánh toàn bộ diễn biến và kết quả của cuộc khám xét nên phải được lập.
Ngoài việc phải lập biên bản khám xét thì sau khi khám xét xong, điều tra viên cần tự mình hoặc yêu cầu đối tượng và thân nhân của họ sắp xếp gọn gàng lại đồ đạc ở nơi khám xét. Những đồ vật, tài liệu thu giữ phải được bảo quản phù hợp để đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển chúng về cơ quan điều tra vì đó là kết quả của cuộc khám nghiệm. Những đồ vật cần được niêm phong theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
5. Phân tích về chiến thuật khám xét người :
Theo khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về căn cứ để thực hiện việc khám xét người được quy định như sau:
“1. Việc khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, dữ liệu điện tử, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện cũng được tiến hành khi cần phát hiện người đang bị truy nã, truy tìm và giải cứu nạn nhân.”
Người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người theo căn cứ theo khoản 1, khoản 2 Điều 193 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền ra lệnh khám xét cụ thể như sau:
“1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Lệnh khám xét của những người được quy định tại khoản 2 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn trước khi thi hành.
2. Trong trường hợp khẩn cấp, những người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 110 của Bộ luật này có quyền ra lệnh khám xét. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi khám xét xong, người ra lệnh khám xét phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra vụ việc, vụ án.”
Do đó, theo quy định, những người sau đây là người có thẩm quyền ra lệnh khám xét người: Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp. Trường hợp này, lệnh bắt phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án
– Trong trường hợp khẩn cấp thì những người sau đây có quyền ra lệnh khám xét người:
+ Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp;
+ Thủ trưởng đơn vị độc lập cấp trung đoàn và tương đương, Đồn trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Biên phòng Cửa khẩu cảng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực truộc trung ương, Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng Bộ đội biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống ma túy và tội phạm Bộ đội biên phòng; Tư lệnh vùng lực lượng Cảnh sát biển, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ và pháp luật lực lượng Cảnh sát biển, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy lực lượng Cảnh sát biển; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm ngư vùng;
– Người chỉ huy tàu bay, tàu biển khi tàu bay, tàu biển đã rời khỏi sân bay, bến cảng.
Căn cứ theo Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thực hiện khám xét người cụ thể như sau:
“Điều 194. Khám xét người
1. Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
2. Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
3. Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.”
Khi khám xét người, người khám xét cần được thực hiện với một người cùng giới với người bị xét. Điều này là cần thiết vì ông cha ta có câu nam nữ thụ thụ bất thân, vì trên cơ thể con người luôn có những bộ phận nhạy cảm mà nam nữ khác giới không thể đụng chạm. Vì vậy người khám xét cần phải là cùng giới người bị xét. Trong khi khám xét phải thực hiện nghiệp vụ nhanh chóng chính xác và đúng quy trình cũng như sau khi khám xét cần lập biên bản quá trình khám xét theo luật. Hiện vẫn có nhiều sự tranh chấp rằng có được khám xét người khi mà không có lệnh hay không thì như điều luật bên trên đã quy định thì người có thẩm quyền tiến hành khám xét người có thể thực hiện khám xét người mà không cần có lệnh khám xét trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.