Bắt người tại chỗ ở là gì? Các trường hợp được phép bắt người theo quy định của pháp luật hiện hành. Chiến thuật bắt người tại chỗ ở. Có được bắt người tại chỗ ở vào ban đêm không?
Bắt người có hành vi vi phạm pháp luật hình sự là nhiệm vụ của
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Căn cứ pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Bắt người tại chỗ ở là gì?
Bắt người là một trong những biện pháp ngăn chặn hành vi gây nguy hiểm cho xã hội của một cá nhân, tập thể nào đó. Không một ai bị bắt nếu không quá quyết định bắt người của Toà án nhân dân các cấp. quyết định của Viện kiểm sát nhân dân các cấp hoặc quyết định của Cơ quan Công an điều tra có phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp phạm tội quả tang thì việc bắt người không phụ thuộc vào quyết định bắt người.
Bắt người tại chỗ ở được hiểu là việc thực hiện biện pháp ngăn chặn hành vi phạm tội, ngăn chặn người phạm tội trốn tránh pháp luật tại chỗ ở của họ. Cơ quan có nhiệm vụ bắt người đến tận chỗ ở của người bị bắt và thực hiện biện pháp chăn chặn bắt giữ.
2. Các trường hợp được phép bắt người theo quy định của pháp luật hiện hành:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, bắt người là một biện pháp ngăn chặn và được phép bắt người trong các trường hợp sau:
– Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp theo Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, những trường hợp được bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp là:
+ Có đủ căn cứ để xác định một người nào đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
+ Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại nơi làm việc hoặc chỗ ở hoặc có dấu vết trên phương tiện của người bị nghi là thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó bỏ trốn hoặc tiêu huỷ chứng cứ phục vụ mục đích điều tra;
+ Trường hợp người cùng thực hiện tội phạm hoặc người bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận chính người đó đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người này bỏ trốn.
– Bắt người phạm tội quả tang theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Bắt người phạm tội quả tang là quyền của bất kỳ người nào khi phát hiện người khác đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi người đó thực hiện tội phạm. Việc bắt người phạm tội quả tang phải giải ngay người bị bắt phạm tội quả tang đến cơ quan công an, viện kiểm sát nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân nơi gần nhất. Và khi bắt người phạm tội quả tang thì người bắt người có quyền tước hung khí, vũ khí của người bị bắt.
– Bắt người đang bị truy nã theo Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ ai cũng có quyền bắt giữ và giải ngay người đó đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân gần nhất. Các cơ quan này khi tiếp nhận người đang bị truy nã bị bắt thì phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo lại cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền đến giải người về nơi giam giữ.
– Bắt người trong trường hợp là bị can, bị cáo để tạm giam theo Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Đối với trường hợp này cần phải có quyết định bắt người của cơ quan có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị cáo, bị can để tạm giam. Theo đó, người thi hành lệnh, quyết định phải tiến hành đọc lệnh, quyết định và giải thích quyết định, lệnh, các quyền và nghĩa vụ của người bị bắt. Sau đó phải lập biên bản về việc bắt người và giao quyết định, lệnh bắt người cho người bị bắt.
Bắt người trong trường hợp này có thể thực hiện ở nơi ở, nơi làm việc hoặc ở nơi khác mà người bị bắt đang ở đó. Do đó, để thực hiện bắt người thì phải có mặt của người đại diện chính quyền địa phương nơi người bị bắt sinh sống hoặc người đại diện đơn vị, cơ quan nơi người bị bắt học tập, công tác và làm việc đến để chứng kiến thi hành.
– Bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Bắt người trong trường hợp này được thực hiện khi có đầy đủ các điều kiện sau đây:
+ Có căn cứ để cho rằng người bị yêu cầu dẫn độ gây khó khăn, cản trở việc xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc bỏ trốn hoặc thi hành quyết định dẫn độ;
+ Toà án có quyết định xem xét yêu cầu dẫn độ hoặc có quyết định dẫn độ đối với người đó.
3. Chiến thuật bắt người tại chỗ ở:
Chiến thuật bắt người tại chỗ ở là cách thức cơ quan điều tra vận dụng một cách chính xác và linh hoạt các quy định của pháp luật để bắt người phạm tội trong tình huống người đó đang có mặt tại chỗ ở của mình hoặc của người khác. Tuy nhiên, để thực hiện được chiến thuật này thì cơ quan điều tra phải biết kết hợp giữa các quy định pháp luật và mưu trí, cũng như các kĩ năng, nghiệp vụ nghề nghiệp để thực hiện việc bắt người tại chỗ ở.
Thông thường chiến thuật bắt người tại chỗ ở này được áp dụng phổ biến trong quá trình điều tra vụ án bởi vì việc bắt người tại chỗ ở trong giai đoạn này có những ưu điểm và thuận lợi nổi bật của biện pháp ngăn chặn bắt người như: hạn chế được khả năng chạy trốn khỏi nơi cư trú, khỏi phạm kiểm soát của người bị bắt và giúp cho cơ quan điều tra thu thập thêm nhiều tài liệu, chứng cứ để phục vụ cho mục đích điều tra…
Chiến thuật bắt người tại chỗ ở chỉ được áp dụng khi cơ quan điều tra có căn cứ rõ ràng hoặc có nhận định chính xác về người có quyết định bị bắt giữa có mặt tại chỗ ở vào thời điểm bị bắt. Chỉ khi xác định được rõ ràng, chính xác với những căn cứ xác đáng thì cơ quan điều tra mới tổ chức và thực hiện việc bắt giữ người tại chỗ ở một cách hiệu quả, không xảy ra những tác hại xấu làm ảnh hưởng đến nghiệp vụ an ninh và chính trị.
Trên thực tế cho thấy việc bắt người tại chỗ ở có nhiều thuận lợi hơn so với việc bắt đối tượng tại các địa điểm khác. Bắt người tại chỗ ở để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác vận động quần chúng nhân dân hỗ trợ cơ quan công an làm nhiệm vụ, củng cố lòng tin và nâng cao cảnh giác và ý thức đề phòng, tố giác tội phạm cho người dân. Bất người tại chỗ ở để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng mà người bị bắt giữ cất giấu tại chỗ ở.
4. Có được bắt người tại chỗ ở vào ban đêm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 113
Do đó, nếu không thuộc diện bị bắt do phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã theo quyết định của cơ quan điều tra thì khi bị công an bắt vào thời gian ban đêm thì có thể khiếu nại vì cơ quan công an thực hiện hành vi bắt người trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành thì ngoài việc không bắt người vào ban đêm, Bộ luật còn quy định một số hoạt động khác không được thực hiện vào ban đêm. Cụ thể như sau:
– Không được bắt đầu việc áp giải hay dẫn giải người vào ban đêm theo quy định tại khoản 6 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản hỏi cung bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015;
– Không được bắt đầu thực hiện việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản khám xét chỗ ở theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.