Chiến lược quân sự là nghệ thuật phân phối và áp dụng các phương tiện quân sự, cũng như lực lượng vũ trang và vật tư, để hoàn thành mục đích của chính sách. Chiến thuật quân sự có nghĩa là bố trí và kiểm soát các lực lượng và kỹ thuật quân sự trong chiến đấu thực tế. Để hiểu rõ hơn, mời bạn đọc tìm hiểu bài viết Chiến lược quân sự là gì? Chiến thuật quân sự là gì?
Mục lục bài viết
1. Khái niệm chiến lược quân sự, chiến thuật quân sự:
1.1. Chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự là phương hướng toàn diện về hoạt động của một tổ chức quân đội trong một cuộc chiến tranh. Nó tập hợp các biện pháp quân sự chung nhất để thực hiện các chiến dịch và chiến thuật trong suốt thời gian kéo dài của cuộc chiến. Mục tiêu của chiến lược là tận dụng một cách hiệu quả sức mạnh quân sự để đạt được thắng lợi ở giai đoạn, mặt trận hoặc toàn bộ cuộc chiến tranh.
Trung tâm của chiến lược quân sự là việc xác định mục tiêu chiến lược và xác lập tất cả các khả năng và biện pháp để đạt được nó. Chiến lược là cấp cao nhất trong việc điều chỉnh hoạt động của các cấp thấp hơn, bao gồm cả các hoạt động chiến dịch và chiến thuật.
1.2. Chiến thuật quân sự:
Chiến thuật quân sự liên quan đến việc tổ chức và triển khai lực lượng quân sự để áp đảo và tiêu diệt kẻ thù trên trường trận. Chiến thuật phải được thiết kế và áp dụng dựa trên những yêu cầu thực tế của chiến đấu và phải thích ứng với sự biến đổi liên tục của tình hình thực tế.
Ngày nay, chiến thuật quân sự được áp dụng ở mọi cấp bậc chỉ huy, từ cá nhân và nhóm cho đến toàn bộ lực lượng vũ trang. Các đơn vị quân sự trong cuộc chiến luôn phản ánh các chiến thuật quân sự hiện đại và sự kết hợp giữa chúng cũng không ngừng thay đổi theo thời gian.
2. Đặc điểm của chiến lược quân sự, chiến thuật quân sự:
Đặc điểm của chiến lược quân sự:
– Chiến lược quân sự có đặc tính ổn định hơn so với chiến thuật quân sự, ít khả năng thay đổi nhưng không có nghĩa là không có. Một ví dụ như trong chiến tranh Việt Nam, Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Hoa Kỳ trong các năm 1961 – 1965, đã thay đổi thông qua hai kế hoạch quân sự là Kế hoạch Staley-Taylor và Kế hoạch Johnson-McNamara.
– Chiến lược quân sự do tầm vĩ mô của nó, được áp dụng trên một phạm vi không gian rộng lớn (mặt trận), thường được hoạch định trong thời kỳ dài hạn. Đồng thời, chúng bao gồm những bước tuần tự mà quân đội tiến hành. Mỗi bước theo thứ tự bao gồm nhiều trận chiến nhằm thực hiện những mục tiêu quân sự, còn mỗi bước là chuỗi dài tổng hợp những mục tiêu thực hiện được cho mục tiêu cuối của chiến tranh.
– Chiến lược quân sự phụ thuộc vào chính trị phải được phát triển thích hợp với những đòi hỏi của học thuyết quân sự.
– Chiến lược quân sự có thể được thực hiện theo nguyên tắc phối hợp chặt chẽ với những phương thức hoạt động khác như chính trị, ngoại giao nhằm tạo nên sức mạnh tổng thể, phối hợp đa phương nhằm giành ưu thế trong chiến tranh, không tập trung duy nhất vào sức mạnh quân sự.
– Chiến lược quân sự không chỉ bao hàm ý nghĩa chiến lược của chiến tranh mà còn bao gồm chiến lược quân sự trong thời bình, trong đó chiến lược quân sự chú trọng việc tăng cường sức mạnh quân sự của đất nước, phát triển những lực lượng mới thích ứng với sự thay đổi của tình hình thế giới và xu hướng thay đổi của công nghệ quân sự, bao gồm phát triển, mua sắm vũ khí hoặc những chương trình hiện đại hoá vũ khí.
2.2. Đặc điểm chiến thuật quân sự:
– Chiến thuật quân sự có tính chất linh động dễ điều chỉnh, thay đổi trong quá trình chiến đấu. Khi tình huống chiến đấu bất lợi, chiến thuật quân sự kém hiệu quả, chiến thuật chiến đấu sẽ được thay đổi. Thông thường là đáp ứng chiến thuật tiến công của quân đội đối phương.
– Sự thay đổi của công nghệ vũ khí theo từng giai đoạn lịch sử dẫn đến sự thay đổi trong việc xây dựng và trang bị quân đội, điều đó dẫn đến sự thay đổi trong cách tiến hành chiến tranh mà cụ thể là sự thay đổi trong chiến thuật quân sự. Những chiến thuật của chiến thuật quân sự sẽ được sử dụng vào việc thiết kế và triển khai chiến thuật những lực lượng mới như bộ giáp.
– Chiến thuật quân sự được phát triển nhằm sử dụng trong một điều kiện và hoàn cảnh cụ thể. Chiến thuật quân sự hữu hiệu nhất luôn thích ứng với hoàn cảnh ra đời của nó.
– Chiến thuật quân sự không những bị ảnh hưởng bởi điều kiện thiên nhiên, còn có sự ảnh hưởng từ điều kiện kinh tế-xã hội. Chẳng hạn, quân khởi nghĩa ở những thuộc địa chống lại quân đội phương Tây vốn mạnh hơn luôn chọn những chiến thuật thích ứng với sự thiếu thốn của mình về vật chất, như súng đạn và phương tiện chiến đấu, . ..
– Trong việc triển khai chiến đấu trên chiến trường, đối với một trận đánh nhất định, quân đội có thể sử dụng một chiến thuật quân sự, tuy nhiên thường sẽ có việc sử dụng nhiều chiến thuật quân sự trong cùng một trận đánh. Chúng được áp dụng theo trình tự hoặc kết hợp. Một ví dụ điển hình là những trận đánh trên sông Bạch Đằng trong lịch sử Việt Nam, ban đầu quân Việt sẽ đánh nhử thuỷ quân đối phương rồi sử dụng chiến thuật giả vờ rút lui để dụ họ theo hoặc đánh một trận đánh với chiến thuật mai phục, khi quân đội đối phương lọt vào bẫy cài sẵn của trận địa cọc gỗ, thuyền chiến của họ bị chọc thủng, chiến thuật sử dụng cọc gỗ với đầu bọc sắt là chiến thuật quân sự đặc sắc, độc đáo trong lịch sử quân sự Việt Nam.
3. Vai trò của chiến lược quân sự, chiến thuật quân sự là gì?
3.1. Vai trò của chiến lược quân sự:
Chiến lược quân sự được sử dụng xuất phát từ nhu cầu hoạch định cách thức chiến đấu chung cho đường lối chiến tranh:
– Xác định mục tiêu chiến tranh trong một thời gian dài hoặc xuyên suốt thời gian chiến đấu của cuộc chiến tranh.
Tổ chức lực lượng quân sự theo hướng bố trí cụ thể: theo khu vực tác chiến, hướng tiến công hoặc phòng ngự chính yếu, mục đích quân sự chính yếu trong thời hạn dài nhất định.
– Tập trung những nguồn lực quân sự (thông thường là nguồn lực có hạn) vào các lực lượng quân sự tại những khu vực hay hướng quân sự chính yếu tương đối phù hợp và có tính chất chiến lược. Và mức độ thấp hơn đối với khu vực và lực lượng kém trọng yếu hơn.
– Sử dụng hiệu quả nguồn lực quân sự và điều phối, phân bổ liên tục theo hệ thống trong quá trình chiến đấu dài hạn.
– Vạch ra các chuỗi hoạt động quân sự định sẵn: gồm tập hợp các trận đánh, thuộc về một giai đoạn chiến đấu, một mặt trận chiến đấu.
– Đề ra việc sử dụng trình tự, phối hợp các chiến thuật quân sự khác nhau một cách năng động và linh hoạt.
– Sử dụng tốt nhất nguồn lực chiến tranh với quỹ thời gian hạn chế.
3.2. Vai trò chiến thuật quân sự:
Chiến thuật quân sự được sử dụng xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trong chiến đấu:
– Sử dụng một cách hiệu quả nguồn lực quân sự hiện có, thường là nguồn lực hạn chế: quân số, vũ khí, hậu cần quân sự,…
– Sử dụng nguồn lực cho chiến tranh với thời gian giới hạn.
– Giảm thiểu tối đa khả năng thiệt hại.
– Nắm thế thượng phong, đánh bại đối thủ và giành lấy chiến thắng.
4. Phạm vi của chiến lược quân sự, chiến thuật quân sự:
Chiến lược quân sự, vốn mang trọng trách cấp độ vĩ mô, được triển khai trên một phạm vi không gian rộng lớn, được xác định và lập kế hoạch trong thời gian dài. Trong khi thực hiện nhiệm vụ , các bước trình tự đã được thiết kế để quân đội tiến hành. Mỗi bước trong chuỗi này lại gồm nhiều cuộc chiến để thực hiện các mục tiêu quân sự riêng biệt. Từng bước liên tục xây dựng và sắp xếp tập hợp những mục tiêu đã hoàn thành cho mục đích cuối cùng của chiến tranh. Chiến thuật quân sự có tính linh hoạt cao và linh hoạt tuỳ theo loại hình quân đội chuyên biệt trong các môi trường chiến tranh khác nhau: trên mặt đất, dưới biển hay trong không gian rộng lớn. Các loại hình quân sự như bộ binh, thiết giáp, kỵ binh, pháo binh, hải quân hay không quân…đều có những chiến thuật riêng biệt và cụ thể cho từng loại.
5. Một vài thuật ngữ:
– Ngay cả chiến lược được lên kế hoạch tốt, hoàn hảo nhất cũng vô dụng nếu chúng ta không thực hiện các bước chu đáo để đạt được nó. Mặc dù mục tiêu chung vẫn ổn định, các bước chúng ta thực hiện để đạt được mục tiêu đó phải đủ linh hoạt để điều chỉnh theo thực tế ngắn hạn của tình huống của chúng ta.
– Từ “Chiến thuật (Tactics)” xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại “taktikos”, mà dịch một cách lỏng lẻo sang “Nghệ thuật sắp xếp”. Bây giờ chúng ta sử dụng thuật ngữ này để biểu thị các hành động hướng tới mục tiêu. Chiến thuật thường tập trung vào việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực sẵn có, cho dù tiền bạc, con người, thời gian, đạn dược hoặc vật liệu. Chiến thuật cũng có xu hướng ngắn hạn và cụ thể hơn chiến lược.
– Nhiều chiến thuật là vô tận và đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ hoặc thậm chí hàng thiên niên kỷ. Các chiến thuật quân sự như phục kích, sử dụng thời tiết thịnh hành và phân chia và chinh phục đã có từ lâu khi mọi người chiến đấu với nhau. Điều tương tự cũng áp dụng cho các chiến thuật được sử dụng bởi các chính trị gia và người biểu tình. Các chiến thuật thành công thường bao gồm một ý định thực hiện — Tập hợp một kích hoạt cụ thể báo hiệu khi nào chúng nên được sử dụng. Đơn giản chỉ cần quyết định những gì để làm là hiếm khi đủ. Chúng ta cần kế hoạch hoàn chỉnh, khi nào và tại sao. Bản chất ngắn hạn và tính linh hoạt của các chiến thuật cho phép chúng ta xoay vòng khi cần thiết, lựa chọn phương án phù hợp với tình huống, để đạt được các mục tiêu chiến lược lớn hơn.