Bối cảnh và diễn biến chiến dịch Huế - Đà Nẵng giải phóng khu vực Miền Trung từ Trị - Thiên - Huế và Đà Nẵng trong thời gian nhanh chóng đã tạo lên một bước ngoặt lớn. Cuộc chiến đã để lại nhiều kết quả tích cực và mang đến nhiều bài học ý nghĩa, quan trọng trong cả lý luận và thực tiễn.
Mục lục bài viết
1. Bối cảnh của chiến dịch Huế – Đà Nẵng:
Sau khi mất Tây Nguyên, địch bị thất bại nặng nề với sự rung chuyển nghiêm trọng về vị trí phòng thủ chiến lược. Kết quả là Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương quyết định phát động chiến dịch mang tên “Mặt trận 475” tại địa bàn Huế – Đà Nẵng. Chiến trường được chia thành hai khu vực: Quân khu Trị Thiên – Huế và quân khu Quảng Nam – Đà Nẵng. Với mục tiêu chủ đạo nhắm tới là Huế – Đà Nẵng. Chiến dịch có sự tham gia góp sức của lực lượng hiện có cũng như quân tiếp viện, trong đó có Quân đoàn 2, Sư đoàn 325 (thiếu Trung đoàn 95), Sư đoàn 304 và Sư đoàn 2 của Quân khu 5.
2. Diễn biến của chiến dịch Huế – Đà Nẵng:
Ngày 21 tháng 3 năm 1975, quân ta phối hợp tấn công từ ba phía Bắc, Tây, Nam, hình thành nhiều điểm bao vây địch. Cuộc tấn công mở màn cho cuộc tiến công Huế. Quân ta tiếp tục tiến lên và đến ngày 24 tháng 3, chúng ta đã chặt đứt và bao vậy toàn bộ các cụm phòng thủ địch ở Huế. Cùng ngày 24 tháng 3 năm đó, quân ta cũng chọc thủng phòng tuyến của địch ở Tam Kỳ, đánh bại Sư đoàn 2, Liên đoàn 12 của đặc công ngụy, giải phóng hoàn toàn thị trấn Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
Đến sáng ngày 25 tháng 3 năm 1975, Trung đoàn 101 sư đoàn 325, Trung đoàn 3 sư đoàn 324, các nhánh quân của Quân đoàn 2, và các đơn vị của quân khu Trị – Thiên đã tiến về Huế như những mũi tên từ các hướng đổ về. Quân ta vây kín tứ phía, tần công thần tốc vào trung tâm Thành phố Huế.
10 giờ 30 phút sáng ngày 25 tháng 3 năm 1975, quân giải phóng đã cắm cờ báo hiệu sự chiến tháng trên đỉnh Phù Văn Lâu, Thành phố Huế được giải phóng. Thắng lợi vang dội giống như một đòn phủ đầu chí mạnh giáng vào kế hoạch phòng ngự chiến lược mới co cụm của địch ở vùng đồng bằng ven biển Miền Trung.
Cũng trong ngày 25 tháng 3 năm đó, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp hội nghị. Trong hội nghị đã nêu rõ quyết tâm giải phóng Sài Gòn và toàn Miền Nam trước mùa mưa vào tháng 5 năm 1975. Ngoài ra, thông qua chiến dịch giải phóng Đà Nẵng lần này, Bộ Chính trị và Quân ủy Tung ương cũng đã ra quyết định thành lập Bộ Tư lệnh mặt trận Đà Nẵng. Đồng chí Lê Trọng Tấn đương phó tổng tham mưu trưởng được cử làm Tư lệnh. Đồng chí Chu Huy Mân đương Tư lệnh Quân khu 5 được cử làm Chính ủy mặt trận Đà Nẵng.
Đà Nẵng là khu vực “làm ổ” của chính quyền Ngụy – Nguyễn Văn Thiệu (tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đương nhiệm) khi là căn cứ quân sự liên hợp hải quân, lục quân và không quân hiện đại, mạnh bậc nhất Việt Nam thời điểm bấy giờ. Mặc dù lực lượng rất lớn, xong vẫn bị hoàn toàn cô lập bởi quân đội ta.
Sau khi mất Huế, lại mất thêm Tam Kỳ (Quảng Ngãi), Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố “tử thủ” (giữ vững tới cùng) Đà Nẵng bằng mọi giá. Nguyễn Văn Thiệu đã đánh giá và cho rằng sau khi giải phóng Huế, lực lượng quân đội ta phải mất ít nhất một tháng chuẩn bị mới có thể tiến công ra Đà Nẵng. Nhưng chúng đã lầm, Bộ Tổng tư lệnh đã quyết định tập trung lực lượng tiến công vào Đà Nẵng ngay sau đó với phương châm “nhanh nhất, kịp thời nhất, táo bạo nhất, nhưng chắc thắng”.
Sáng ngày 29 tháng 3, các cánh quân của ta đồng loạt tiến đánh Đà Nẵng. Đến 15 giờ cùng ngày, quân ta đã chiếm lĩnh được toàn bộ căn cứ liên hợp Đà Nẵng và bán đảo Sơn Trà. Đến 17 giờ cùng ngày đã nhanh chóng giải phóng hoàn toàn Đà Nẵng mà Nguyễn Văn Thiệu cùng đồng bọn không kịp trở tay. Chiến thắng Đà Nẵng đã tạo một kết thúc tuyệt vời đánh dấu cho sự thắng lợi chiến dịch Huế – Đà Nẵng.
3. Kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Huế – Đà Nẵng:
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã tạo một kết thúc thắng lợi gặt hái được nhiều kết quả tốt và để lại ý nghĩa quan trọng trên cả vấn đề lý luận và thực tiễn, rút ra được nhiều bài học quý giá, cụ thể:
3.1. Kết quả:
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã trực tiếp đập tan âm mưu chiến lược co cụm của địch. Đồng thời, kết hợp cùng với chiến dịch Tây Nguyên đã góp phần hẳn suy nghĩ so sánh lực lượng với mặt chiến lược, tạo sự nhảy vọt cục diện chiến tranh hoàn toàn có lợi cho ta. Thúc đẩy sự phát triển của chiến dịch và đẩy nhanh tiến tới chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Trong chiến dịch Huế – Đà Nẵng chỉ trong một thời gian ngắn, ta đã đánh bại và tiêu diệt được một lực lượng lớn quân địch. Nhiều sư đoàn chủ lực của địch trong đó có cả những sư đoàn tinh nhuệ như thủy quân lục chiến, sư bộ binh, sư không quân,… đã bị ta tiêu diệt. Loại khỏi vòng chiến đấu 12 vạn tên địch, làm tan rã 137 000 phòng vệ dân sự, thu 129 máy bay và 179 tăng thiết giáp. Ngoài ra, sau trận chiến, ta còn thu được 327 khẩu pháo với hơn 1100 xe quân sự và tàu xuồng,… cùng nhiều vũ khí chiến tranh khác.
Không chỉ dừng lại ở đó, chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã tạo thêm được địa bàn chiến lược mới có ý nghĩa quan trọng trong nhiều mặt. Với chiến dịch lần này tạo ra, ta đã tạo được nhiều địa phương vững chắc chuẩn bị cho cuộc chiến giải phóng Sài Gòn sắp tới. Những địa điểm địa phương được giải phóng trong chiến dịch Huế – Đà Nẵng cùng khu vực vùng mới giải phóng tại các tỉnh Tây Nguyên tạo lên vùng hậu phương chiến lược hoàn chỉnh. Những địa phương này sẽ tạo thuận lợi lớn cho việc đảm bảo về mặt hậu cần, kỹ thuật và vô cùng thuận tiện cho việc cơ động bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không nối liền Miền Bắc với Miền Nam. Miền Bắc chính là hậu phương lớn vững chắc cho công cuộc tổng tấn công quy mô lớn vào giải phóng Miền Nam. Nay có sự hợp lực, hỗ trợ từ hậu phương khu vực Huế – Đà Nẵng và Tây Nguyên càng thêm vững chắc cho cuộc tiến công trong một thời gian ngắn nhất có thể.
Chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn, xong chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã tạo được thắng lợi lớn cho ta nhiều bài học kinh nghiệm quý giá. Bên cạnh đó, với những phát triển mới về nghệ thuật chỉ đạo chiến dịch đã giúp đạt hiệu quả chiến đấu, chiến lược đỉnh cao, làm phong phú về mặt lý luận và thực tiễn nghệ thuật quân sự nước ta.
3.2. Ý nghĩa:
Chiến lược Huế – Đà Nẵng với phương châm “tốc chiến tốc thắng” đã gặt hái được nhiều kết quả tích cực, mang lại nhiều bài học ý nghĩa làm phong phú hơn lý luận chiến lược và thực tiễn chiến đầu các trận chiến sau đó. Nó cũng trở thành một đề tài đáng ngẫm nghĩ, học hỏi và vận dụng cho quân đội Việt Nam thế kỷ hiện đại với những bài học đáng giá.
Chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã gây nên tâm lý tuyệt vọng của quân Ngụy mà Nguyễn Văn Thiệu thời điểm đó là kẻ cầm đầu. Đồng thời cũng đưa cuộc tiến công và nổi dậy của nước ta tiến lên với sức mạnh áp đảo.
Thắng lợi của chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã thành công giải phóng mảnh đất Miền Trung Trị – Thiên – Huế, Đà Nẵng. Đây là một nguồn cổ vũ to lớn với quân và dân ta. Nó cũng có tầm ảnh hưởng rất lớn đến chính trị quốc gia và thế giới.
Thắng lợi chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã chứng minh được sức mạnh tiến công to lớn và sự nổi dậy của quân với dân ta. Không chỉ là khả năng tiêu diệt, quét sạch những tập đoàn phòng ngự mạnh của Địch ở vùng rừng núi đồi Tây Nguyên mà còn thể hiện được sức mạnh giải phóng đồng bằng, thành phố rộng lớn, những nơi địch cố sức tập trung bảo vệ và giữ một lực lượng phòng vệ mạnh mẽ.
Thắng lợi của chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã thể hiện được sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tài ba, linh hoạt, sáng suốt của Đảng và quân đội ta. Nó cũng chứng minh được sự lớn mạnh của lực lượng vũ trang, chứng minh được sức mạnh vô địch của thế trận chiến tranh của nhân dân Việt Nam.
Là bước đệm lớn giải phóng các địa phương cùng với địa phương được giải thoát trong chiến dịch Tây Nguyên làm hậu phương vững chắc khu vực Miền Trung. Từ đó làm cầu nối tiếp viện giữa hậu phương lớn Miền Bắc trong cuộc chiến giải phóng Sài Gòn, giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước.
Ngoài ra, chiến dịch Huế – Đà Nẵng đã để lại nhiều bài học chiến lược tác chiến quý giá nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu lý luận chiến lược chiến tranh và phục vụ áp dụng phù hợp trong quân đội thời đại hiện nay.
Chiến lược Huế – Đà Nẵng đã để lại nhiều bài học lịch sử ý nghĩa và niềm tự hào dân tộc tuyệt vời mà đời đời con cháu về sau cần biết, giữ gìn và phát huy.