Quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản? Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng?
Trong thời kì hôn nhân vợ chồng ngoài việc sẽ xuất hiện quyên nhân thân thì đồng thời cũng xuất hiện kèm theo đó sẽ có các quan hệ về tài sản như: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ chồng do thừa kế, tặng cho,… mà có, các loại tài sản phát sinh trong thời kì hôn nhân khác mà vợ chồng tạo lập ra được trong thời kỳ hôn nhân của mình. Phần tài sản chung của vợ chồng sẽ được cả vợ và chồng đều có quyền sở hữu ngang nhau đối với loại tài sản này. Quyền sở hữu tài sản chung của vơ chồng trong quan hệ hôn nhân cũng sống như quyền sở hữu tài sản trong quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành bao gồm các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản. Do đó mà sau khi kết hôn thì việc các cập vợ chồng thực hiện các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung trong giai đoạn hôn nhân là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.
Vậy, theo như quy định của Luật Hông nhân và gia đình thì quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản tài sản chung vợ chồng được quy định với nội dung như thế nào? Được nhận đình là có sự phức tạp trong việc thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung vợ chồng, cho nên đối với vợ chồng cần tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật về vấn đề này để có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản chung vợ chồng một cách chính xác nhất. Trong nội dung bài viết dưới đây, Luật Dương Gia sẽ giải đáp các thắc mắc có liên quan đến quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản tài sản chung vợ chồng.
Cơ sở pháp lý:
–
1. Quy định về chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản
Trên cơ sở quy định tại Điều 158
Thứ nhất, Quyền chiếm hữu được biết đến là việc chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.
Thứ hai, Quyền sử dụng theo như quy định của Bộ luật Dân sự thì được xác định là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản. Do đó, chủ sở hữu tài sản có quyền sử dụng tài sản theo ý mình nhưng không được gây thiệt hại, hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật
Thứ ba, Quyền định đoạt cũng dưới góc độ quy định tại Điều này thì được xem là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản. Như vậy, Quyền định đoạt thể hiện khi chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng, tiêu hủy hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.
Bên cạnh đó thì tài sản được nhắc đến ở trên thì có thể thấy rằng, tài sản được xác định là vấn đề trung tâm và cốt lõi của mối quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật hiện hành nói riêng. Tài sản được biết đến chung nhất bằng sự hiện hữu của vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
2. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng
Trên cơ sở quy định tại Bộ luật dân sự 2015 thì tài sản chung của vợ chồng được biết đến là những tài sản vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển là khối sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Để hiểu rõ hơn về những tài sản chung này thì dựa theo quy định tại Điều 33
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân (trừ trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên); tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Từ quy định nêu ra ở trên có thể thấy chế độ tài sản luật định với hình thức là phần tài sản mà vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung, trừ những tài sản theo qui định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng. Dựa trên các nguyên tắc chung của quy định pháp luật hiện hành thì, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung cũng vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi hôn nhân chấm dứt về mặt pháp lý đó là trường hợp mà vợ chồng đã thực hiện ly hôn, hay là một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết.
Trong thời buổi xã hội bình đẳng, tôn trong ý kiến của cá nhân, do đó nam nữ kết hôn dựa trên cơ sở tình yêu chân chính, bình đẳng và tự nguyện. Khi trở thành vợ chồng thì sẽ bắt đầu thiết lập các quy định về chế độ tài sản chung của vợ chồng, có hai căn cứ để xác định tài sản chung của vợ chồng. Căn cứ pháp lý và căn cứ vào nguồn gốc tài sản mà vợ hoặc chồng có được trong thời kỳ hôn nhân.
Như vậy, mọi tài sản có trong gia đình trong thời kì hôn nhân theo như quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về quyền tài sản thì tất cả số tài sản mới hình thành đó đều được coi là tài sản chung của vợ chồng. Chính vì đây là phần tài sản chung của vợ chồng cho nên vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc sở hữu tài sản hay nói một cách đơn giản và đễ hiểu hơn là việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản chung đó mà không phụ thuộc vào khả năng trực tiếp tạo ra tài sản hay công sức đóng góp của mỗi bên vợ chồng trong quá trình tạo ra tài sản của cải đó.
Bên cạnh đó, trong quan hệ hôn nhân gia đình, luật không chỉ quy định về việc xác định tài sản chung, mà còn quy định nguyên tắc chung trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng và việc này được quy định cụ thể tại Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình như sau:
“1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.
2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”
Theo quy định này, trong trường hợp mà vợ hoặc chồng thực hiện vay hoặc mượn tiền, tài sản hoặc bán hay trao đổi một tài sản chung của vợ chồng, cho dù chồng hoặc vợ của họ không hề biết nhưng nếu mục đích của giao dịch nhằm để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu trong gia đình thì giao dịch đó vẫn có giá trị pháp lý. Do vậy, nghĩa vụ tài sản phát sinh từ giao dịch, cả hai vợ chồng phải liên đới chịu trách nhiệm. để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì thực tiễn tùy hoàn cảnh mỗi gia đình sẽ có rất nhiều cách khác nhau. Do đó, vợ/chồng có thể tự mình xác lập giao dịch cả trong hai trường hợp nhằm trực tiếp hoặc gián tiếp đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của gia đình.
– Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:
a) Bất động sản;
b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;
c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.
Trong trường hợp vợ hoặc chồng định đoạt tài sản chung vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều 35 của Luật Hôn nhân và gia đình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của giao dịch vô hiệu.
Do đó, theo như quy định này thì quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện chỉ phát sinh khi các giao dịch được vợ chồng thực hiện một cách hợp pháp Do đó, khi các giao dịch không tuân thủ điều kiện về hình thức là phải có văn bản thể hiện sự thỏa thuận của hai vợ chồng, do đó sẽ bị tuyên bô hiệu. Có thể hiểu rằng, các giao dịch liên quan đến những tài sản chung của vợ chồng thường có giá trị lớn. Do đó cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến khối tài sản chung của vợ chồng cũng như đời sống chung của gia đình.
Từ những quy định này, có thể xác định tính hợp pháp của các hành vi thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng. Đồng thời việc pháp